title

Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Tam Thôn Hiệp từ khi Đảng ra đời cho đến cách mạng tháng tám (1930-1954).
Thứ tư, 16/11/2005, 07:32 SA
Cỡ chữ Màu chữ image

Địa danh Tam Thôn Hiệp chính thức xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ trước, song đến những năm 1930-1931 vùng này vẫn còn rất hoang vắng, dân cư thưa thớt giữa bạt ngàn mênh mông Rừng Sác. Tuy vậy, vào thời gian này, thực dân Pháp đã cho lập Ban hội tề ở đây dễ bề cai trị Người dân vùng đất Tam Thôn Hiệp bắt đầu phải thực sự nếm mùi áp bức, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến; bắt đầu biết đen nỗi nhục mất nước và than phận nô lệ của những người cùng đinh thấp cổ bé họng chịu nhiều tầng bất công. Thực ra từ trước đó, dân Tam Thôn Hiệp đã có người tìm tới và tham gia tổ chức Thiên Địa Hội - một tổ chức bắt nguồn từ phong trào phản Thanh phục Minh của nông dân và thương nhân Trung Hoa. Cuối thế kỷ XlX đầu thế kỷ XX người Hoa xuống định cư ở Nam Kỳ ngày một phong trào Thiên địa Hội phát triển mạnh khiến cho người Việt ở Nam Bộ tìm thấy ở đây một hình thức thích hợp cho mình để tổ chức đấu tranh chống thực dân Pháp. Với khẩu hiệu ''phản pháp phục Nam'', Thiên Địa Hội đã quy tụ được khá đông nông dân và dân nghèo thành thí tham gia.Với bản tính giàu lòng nhân nghĩa, can trường, người Nam Bộ nói chung, người dân Cần Giờ - Tam Thôn Hiệp nói riêng cũng đã lổ chức thành một hội kín mang sắc thái thần bí để tìm cách đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau, tìm mọi cách chống lại giặc Pháp và bọn tay sai đế cứu mình. Hội hoạt động tương tế là chủ yểu, hỗ trợ nhau chống lại bọn địa chủ, hội tề ức hiếp, bóc lột nông dân. Thỉnh thoảng cũng bí mật tổ chức tiêu diệt giặc Pháp và tay sai ác ôn khi có thời cơ Song do hội hoạt động quá bí ẩn, phương pháp còn thô sơ, hạn chế, mục đích đấu tranh không rô ràng, năng lực hoạt động yếu, thiếu sức thuyết phục và khả năng tập hợp nên kết quả của Thiên Địa Hội đem lại cho nông dân Tam Thôn Hiệp không nhiều và cuối cùng cũng bị thực dân Pháp đàn áp, dập tắt và xóa trắng.

Bị áp bức nặng nề, bị bóc lột đến cùng kiệt lại không được một tổ chức nảo mang tính cách mạng hướng dẫn đấu tranh chống thực dân phong kiến một cách hữu hiệu, người dân Tam Thôn Hiệp đã có lức đấu tranh tự phát để giải quyết những bất công xã hội trong suốt một thời gian dài.

Cuộc đấu tranh cách mạng chống đế quốc và phong kiến giành độc lập, tự do, dân chủ của nhân dân Cần Giờ chỉ thực sự đi đúng hướng và đem lại hiệu quả sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3-2-1930, do đồng chí. Nguyễn Ái Quốc - người mà 19 năm trước đã đi trên chiếc tàu biển của Pháp qua đất Cần Giờ để sang phương Tây tìm đường cứu nước - sáng lập.

Địa bàn Cần Giờ cứng như Tam Thôn Hiệp tuy bị sông rạch chằng chịt chia cắt, đi lại khó khăn, dân cư sinh sống biệt lập, thưa thớt song những tín hiệu mới về giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, thợ thuyền, về bóc lột, về nạn sưu cao thuế nặng... những ngôn từ mới như ''cộng sản'', ''đấu tranh cách mạng'', ''đánh đuổi thực dân, đế quốc'', ''độc lập tự do''... như những luồng gió lạ của cách mạng bay về những vùng quê hẻo lanh thổi bùng lên một ngọn lửa hồng thôi thúc thanh niên Tam Thôn Hiệp tham gia phong trào yêu nước cách mạng.

Cũng do địa bản hẻo lánh và địa hình phức tạp giao thông liên lạc khó khăn mà mãi tới năm 1931, đồng chí Hồ Trí Tâm là người của Đảng bị Pháp truy nã gắt gao mới từ Quảng Trị dạt vô, đến Rừng Sác Cần Giờ tìm hiểu tình hình và quyết định bánh trụ lại vùng đất hoang vu này để hoạt động Đồng chí đã nhanh chóng tập hợp được nhũng quần chúng cốt cán trong số những người thợ rừng, thợ mộc và người nghèo làm thuê để tuyên truyền giác ngộ tinh thần yêu nước, lòng căm thù bọn thực dân phong kiến. Dưới danh nghĩa ''Hội Châu viên kết nghĩa” mọi người đã che mắt được bọn địa chủ, tay sai để 'tổ chức' hoạt động cách mạng. Hạt nhân chính tri này có những hoạt động treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn chống sưa cao, thuế nặng, chống áp bức bóc lột gây được tiếng vang trong nhân dân vừng Rừng Sác Tam Thôn Hiệp - Cần Giờ, đánh thức lòng yêu nước, ý chí quật cường, lòng khát khao tự do, độc lập của người dân Rừng Sác, nhen nhóm phong trào cộng sản trong lòng người dân Cần Giờ nói chung và người dân Tam Thôn Hiệp nói riêng.

Rừng ngập mặn Tam Thôn Hiệp mênh mông là nơi đón nhận, cưu mang, che chở cho nhiều chiến sĩ tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa bị giặc khứng be, truy đuổi to vùng Sài Gòn và phụ cận như Bà Hom, Chợ Đệm xuống lánh nạn chờ thời cơ. Tổ chức Đảng chưa thuc su thành lập ở Tam Thôn Hiệp song những chủ trương, chính sách của Đảng đã dần dần manh nha và lan tỏa ngấm ngầm, âm ỉ trong lòng người dân vùng Rừng Sác này.

Tháng 6-1945, Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương tổ chức ra một lực lượng, để tập hợp thanh niên Nam Bộ lấy tên là Thanh niên Tiền phong do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng đầu Thanh niên Tiền phong có tổ chức chân rét đón tận cấp xã mà thủ lãnh Thanh niên Tiền phong là những người yêu nước, cảnh tình Đảng hoặc Đảng viên Cộng sản do cấp ủy Đảng cử ra. Phong trào Thanh niên Tiền phong phát triển rất nhanh, lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, thực sự trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu của Đảng và giữ vai trò rất lớn trong cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền vào tháng Tám năm 1945. Trước khởi nghĩa, Thanh niên Tiền phong đã công khai tuyên bố là thành viên của Mặt trận Việt Minh và trở thành nhân tố tích cực quan trọng trong việc tổ chức thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Nam Bộ. Cùng với Sài Gòn - Gia Định, phong trào Thanh niên Tiền phong diễn ra sôi sục ở nhiểu nơi trên địa bàn Cần Giờ khiến cho hội tề các xã trong tổng hoang mang cực độ nhiều người có chiều hướng ngã theo cách mạng.

Cùng với các xã trong tổng Cần Giờ lúc đó, ở Tam Thôn Hiệp cũng ra đời tổ chức Thanh niên Tiền phong. Trong không khí sục sôi chuẩn bị tổng khởi nghĩa cướp chính quyền được sự hướng dẫn của tổ chức Việt Minh Cần Giờ, ông Trần Văn Lịch (Trưởng Lịch) đã tập hợp thanh niên trong làng, mổ heo làm cỗ, liên hoan rồi tuyên truyền vận động, phổ biến tôn chỉ, mục đích của  Thanh niên Tiền phong, hô hào mọi người đăng ký tham gia tổ chủ cách mạng này. Thanh niên Tiền phong của xã được trang bị  vũ khí thô sơ là giáo, mác, gậy tầm vông, thường xuyên tập trung luyện tập võ nghệ chuẩn bị chờ thời cơ. Trước khí thế sôi nổi của cách mạng, bọn địa chủ, cường hào và những phấn tử thân Nhật không dám ho he phản ứng gì.

Tháng 8 năng 1945, khi tổng khởi nghĩa nổ ra trong khắp cả nước và vùng Cần Giờ, ngày 26 tháng 8 năm 1945 nhân dân xã dưới sự chỉ huy của ông Trưởng Lịch đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh bật các đồn bót do quân Nhật đang tại Đá Hàn và Ba Giồng, đồng thời dương cao cờ đỏ sao vàng, nổi ma, đánh treng tại Nhà hội, tập hợp dân làng giải tán Ban hội tề; kể tội vả trong trị những tên gian ác, như gia đình Cai Tổng Thòn… cảnh cáo những tên khác trước toàn thể nhân dân; tịch thu và đốt hết mọi giấy tờ, văn tự cầm cố, nhiều tên ác ôn đã bỏ trốn. Trong không khí cách mạng hừng hực khí thế, được sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh Cần Giờ, ông Trần Văn Lịch đã cùng xã huy động lực lượng, quần chúng nhân dân gần 300 người đi ghe, xuồng kéo về Sài Gòn dự lễ Mitting ngày 02/9/1945. Ông còn hỗ trợ việc thành lập chính quyền nhân dân và củng cố đội Thanh niên Tiền phong. Nhân dân Tam Thôn Hiệp đã nhất trí cử ra Ủy ban Hành chánh đầu tiên của xã gồm có 05 người:

Ông Hồ Văn Sáng làm Chủ tịch Ủy ban Hành chánh;

Ông Dân (tự Phương) làm Chủ tịch Mặt trận;

Ông Cả Mùi làm Ủy viên thư ký;

Ông Trần Văn Lịch làm Ủy viên Công an;

Ông Trần Văn Chì làm Ủy viên quân sự.

Lần đầu tiên kể từ khi người dân Tam Thôn Hiệp đầu tiên đến đã này định cư lập nghiệp, nay họ mới thực sự biết thế nào là tự do, được thực sự lành chủ mảnh đất của mình do chính mình khai phá bằng tất cả mồ hôi, máuvà nước mắt. 

Cách mạng Tháng Tánh nflư cơn nưa lành rửa sạch mọi khổ đau, cực nhục trong qua khư làm than cua người dân Tam Thôn Hiệp thuần phác và cần cù để họ ngẩng cao đầu đứng lên với một tư thế mới - tu thế của người chủ mảnh đất cưa mình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cùng đấu tranh cho đến thắng lợi cuối cùng: Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng xã đã được thành lập. Đội Thanh niên Tiền phong cũng được củng cố với số đội Viên khoảng 100 người do ông Trần Văn Chì chỉ huy. Bên cạnh chính quyền, một loạt các đoàn thể quần chúng như Hội nông dân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Đoàn Thanh niên cứu quốc cũng manh nha được hình thành.

Tuy chưa có chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo, nhưng người dân Tam Thôn Hiệp đã được giác ngộ lý tưởng của Đảng thông qua việc tham gia các hoạt động đoàn thề quần chúng các hội đoàn cứu quốc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng ở Cần Giờ, cùng nhau đứng lên tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám, góp phần làm nên chiến thắng -của cách mạng trên mảnh đất Rừng Sác Cần Giờ quật khởi.

Tháng 8 năm 1945, cùng nhân dân- Sài Gòn - Gia Định vả nhân dân cả  nước hân hoan đón chào độc lập. Chính quyền cách mạng xã dưới sự chỉ đạo của cán bộ Việt Minh Cần Giờ đã nhanh chóng tổ chức ổn định đời sống nhân dân. Những thành quả bước đầu do cách mạng mang lại đã tạo thêm niềm tin cho người lao động nghèo Tam Thôn Hiệp, thực tỉnh hơn giác ngộ giai cấp trong nông dần, nâng cao hơn nhiệt tỉnh cách mạng trong lớp thanh niên mới lớn. Ông Trưởng Lịch, ông Trần Văn Chì hướng dẫn hoạt động của Đội Thanh niên Tiền phong xã với những tiểu đội  tự vệ gồm những thanh niên trẻ trung, hăng hái cùng vũ khí còn hết sức thô sơ được thành lập để bảo vệ xóm làng. Một không khí cách mạng háo hức và sôi động lần đầu tiên có được ở TamThôn Hiệp, một vùng nông thôn  xa xôi hẻo lánh.

Thu Hương (Theo LSĐBXTTH).

Số lượng lượt xem: 315