Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân xã Tam Thôn Hiệp kiên cường trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân xã Tam Thôn Hiệp kiên cường trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Với dã tâm xâm lượng nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp núp bóng quân đội Anh đã nổ súng tấn công đánh chiếm Sài Gòn - Chợ Lớn, mở đầu cuộc tái chiếm nước ta. Thế là chỉ dau chưa đầy một tháng hưởng bầu không khí tự do, độc lập, người dân Tam Thôn Hiệp đã lại buộc phải bắt tay vào cầm vũ khí đúng lên chống quân xâm lược.
Thực hiện lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch:
"Độc lập hay là chết!''
Hôm nay, Ủy ban Kháng chiến kêu gọi:
Tất cả đồng bào già, trẻ, gái trai, hãy cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân giặc xâm lược…
Từ giờ phút này nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc pháp và táp sai của chúng... '' , nhân dân Tam Thôn Hiệp - Cần Giờ đi vào cuộc kháng chiến chống xâm lăng ngay từ những ngày đầu của Nam Bộ kháng chiến.
Lúc này, Đội Thanh niên Tiền phong cửa xã Tam Thôn Hiệp dưới sự chỉ đạo của ông Trưởng Lịch đã vào cuộc tham gia công tác bảo vệ, cơ sở: Đội thành lập các trạm gác ven sông Lòng Tàu, kiểm soát các tảu bè qua lại, nêu thấy hiện tượng khả nghi thì xét giữ. Ngoài ra, đội viên Thanh niên Tiền phong còn tham gia làm giao liên, tiếp tế hậu cần cho cán bộ, chiến sĩ ta đóng ở trong Rừng Sác và các khu vực xung quanh xã. Đội còn tham gia lao động sản xuất chăn nuôi, trông trọt và tuyên truyền vận động quần chúng ủng hộ cách mạng. Là nòng cốt của lực lượng tự vệ xã các đội viên còn thường xuyên tập luyện quân sự, tham gia tuần tra ven sông và trong địa bàn xã cúng như các hoạt động xã hội khác. Mãi tới cuối năm 1947 đầu năm 1948, khi mà đa số đội viên Thanh niên Tiền, phong cua xã tự nguyện gia nhập các đơn vị bộ đội; một số tham gia du kích xã bám đất giữ làng… hoạt động của đội mới chấm dứt.
Khi Nam Bộ kháng chiến bắt đầu, Tanl Thôn Hiệp - Cần Giờ nằn trong Mặt trận số 4 do đồng chí Nguyễn Văn Trân làm Chỉ huy trưởng.
Để bảo vệ con đường tiếp tế từ biền vào cho lực lượng của chúng ở Sài Gòn, gác Pháp lúc này ra sức bắn phá các làng xóm ven con sông Lòng Tàu bằng các loại máy bay và tàu chiến. Trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản nhân dân, đồng thời để có đủ thời gian xây dựng lực lượng nhằm đủ sức kháng chiến trường kỳ, Ủy ban hành chánh cùng với nhân dân xã đã sơ tán sâu vào rùng, thực hiện ''tiêu thổ kháng chiến'', cuộc sổng trong rùng được tổ chức khá chu đáo, chính quyền cứng các ban ngành đoan thể đã đề ra các biện pháp bảo vệ nguồn nước, đảm bảo công tác vệ sinh phòng bệnh, đồng thời phát động các phong trào văn hóa, văn nghệ…
Khi mặt trân số 4 bị địch phá vỡ, lực lượng chiến đấu ở đây (chủ yếu là lực lượng Bình Xuyên) lần lượt rút quân xuống Rừng Sác đề bảo tồn lực lượng và xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Rừng Sác Cần Giờ, trong đó có Tam Thôn Hiệp, trở thành căn cứ kháng chiến quan trọng ở phía Nam thành phố. Người dân xã nhiệt tình giúp đỡ lực lượng vũ trang Bình Xuyên cả về vật chất và tinh thần. Cũng như con em người Cần Giờ nói chung, con em nhân dân Tam Thôn Hiệp còn hăng hái gia nhập lực lượng vũ trang Bình Xuyên để chiến đấu chống thực dân Pháp bảo vệ quê hương ngay trên mãnh đất của mình.
Đầu năm 1946, Tam Thôn Hiệp nằm trong số các xã được cắt chuyển về huyệlI Nhà Bè thuộc tỉnh Gia Định để tiện cho việc chỉ đạo của cấp trên và có điều kiện để xây dựng và củng cô lực, lượng. Cũng thời gian này, sau khi đánh chiếm được nhiều tỉnh ở Nam Bộ, giặc Pháp bắt đưa quân đánh vào Rừng Sác hòng tiêu diệt lực lượng - kháng chiến, chiếm đóng địa bàn mà theo chúng là có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt.
Dù chưa có Chi bộ Đảng, song những đảng viên ở Cần Giờ đã gián tiếp lãnh đạo các tổ chức quần chúng ở Tam Thôn Hiệp như: mặt trận, thanh niên, phụ nữ xã... vận động nhân dân ủng hộ cách mạng; tổ chức, tuyên truyền giác, ngộ quần chúng đứng lên kháng chiến. Dân trong làng lúc ấy đã tiêu tiền Cụ Hồ. Muốn lên Phú Xuân (Nhà Bè) đi chợ thì lảm đơn gòn chính quyền xin đổi tiền Cụ Hồ lấy tiền của Pháp (còn gọi là tiền “xanh” hay tiển “thành”) để có thể mua hàng hoá ở đó. Còn mua bán, trao đổi tại địa phương thì dùng tiền Cụ Hồ.
Sau Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, Tam Thôn Hiệp là một trong các xã Rừng Sác có lực lượng Bình Xuyên cách mạng (do Tham mưu trưởng Từ Văn Ri và Chỉ huy phó Sáu Đối đưa quân trở lại sau khi Chỉ huy trưởng Dương Văn Dương hy sinh) và các lực lượng của tỉnh Gò Công sang đóng quân vả xây dựng căn cứ chống địch.
Với địa thế xung yếu (có rừng và có đường sông vào thành phố Sài Gòn), xã còn là căn cứ địa cho nhiều cơ quan, đơn vị của ta. Tại Vàm Tượng có công binh xưởng thuộc Bộ tư lệnh khu 7 do đồng chí Năm Chắc tức Nhứt Lang làm giám đốc (nằm giữa sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh trong ngọn Vành Tượng).Cuối năm 1947, các đồng chí ở công binh xưởng này đã phát minh ra một cách chế nước ngọt tại chỗ bằng cách đắp gò đất, đặt thùng khuy, cất nước nặn như cất rượn. Hơi nước đọng chảy ra vòi rất tinh khiết, để càng lâu nước càng ngọt. Tin này đã nhanh chóng lan truyền khắp Rừng Sác, các đơn vị, cơ quan học tập ngay cách cất nước này, góp phan giải quyết khó khăn trong việc thiếu nước ngọt thời chiến khu Rừng Sác này.
Cùng với các xã ở Rừng Sác Cần Giờ, Tam Thôn Hiệp đã từng bước đưa những cốt cán của lực lượng Thanh niên Tiền phong vào du kích xã sau khi đã tổ chức được những hoạt động gây rối rồi cướp vũ khí của địch để trang bị cho mình. Phải đánh địch để bảo vệ nhân dân. Phong trào du kích và tự vệ ở xâ phát triển. Du kích vừa tổ chức quấy phá giặc vừa đào hầm chông khắp nơi để bố phòng chống giặc bảo vệ làng xã.
Ngày 19-12-1946, toàn quốc kháng chiến bùng nổ, cũng như nhân dân các xã xung quanh, người dân Tam Thôn Hiệp - Cần Giờ đón nhận lời hiệu triệu đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh : ... “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, Chứ nhất định không chịu mật nước, nhất định không chịu làm nô lệ '', sát cánh bên nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhân dân vùng Rừng Sác bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với một niềm tin sắt dá vào thắng lợi cuối cùng.
Đầu năm 1947, sau khi có thêm lực lượng và, củng cố mạng lưới tay sai các cấp ở vùng tạm chiếm, dân Pháp tăng cường càn quét suông khu vực Rừng Sác, trong đó có Tam Thôn Hiệp, để mở rộng địa bàn chiếm đóng. Bên cạnh những hoạt động quân sự, thực dân Pháp còn thực hiện những thủ đoạn chính trị hòng chia rẽ lực lượng của ta bằng cách tăng cường mối quan hệ hữu hảo với Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) nhằm biến Rừng Sác thành ''chiến khu ma", cô lập và tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta ở đây để đảm bảo an toàn cho con đường giao thông huyết mạch từ cửa biển Cần Giờ vô Sài Gòn. Pháp dùng vật chất mua chuộc Bảy Viễn để quân Bảy Viễn phá rối ta về kinh tế rồi chống lại các hoạt động cách mạng của ta thông qua cái gọi là “ban trừ gian - mà thực chất là lùng bắt, tiêu trừ những đảng viên cộng sản. Lúc bấy giờ, đất Tam Thôn Hiệp cũng nằm trong tầng khống chế của Bảy Viễn cho nên hoạt động của lực lượng du kích Tam Thôn Hiệp và các xã xung quanh cũng gặp nhiều khó khăn. Thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy Gia Định và Huyện ủy Nhà Bè, tổ chức cơ sở Đảng ở Cần Giờ cố gắng duy trì cơ sở cách mạng tại chỗ, quyết giữ vững chính quyền cách mạng, không để cho thực dân Pháp và Bảy Viễn thao tung.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Ủy ban hành chánh kháng chiến huyện, cũng như các xã khác cửa Cần Giờ, hoạt động du kích của Tam Thôn Hiệp góp phần đầy địch từ thế chủ động tiến công lui vào thế bị động đối phó, tạo ra những vùng lõm đứng chân an toàn cho các lực lượng vũ trang của ta. Lực lượng du kích Tam Thôn Hiệp lúc này có phát triển, quân số lên đến hàng mấy chục người; các đoàn thể cứu quốc cũng được củng cố một bước, xây dựng được mạng lưới tiếp tế, liên lạc thông suốt.
Việc thành lập Trung đoàn 300 theo Chỉ thị của Khu 7 vào tháng 10-1947 cũng là sự hậu thuẫn mạnh mê cho phong trào du kích của các xã vùng Rừmg Sác, trong đó có Tam Thôn Hiệp. Luôn có sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang của Trung đoàn 300 với du kích xã trong những trận tấn công tập kích hoặc phản kích địch tại nhiều điểm trong Rừng Sác. Hoạt động đó thúc đẩy phát triển phong trào du kích chiến tranh ngày nhột rộng rãi trong toàn xã để đối phó có hiệu quả đối với nhiều trận càn liên miên cửa giặc xuống vùng Rừng Sác hòng tiêu diệt chính quyền các xã và cơ sở cách mạng của ta và áp đặt chính quyền tay sai của chúng, củng cố và mở rộng vùng chiếm đóng. Bọn chúng dừng may bay, tàu chiến kết hợp để bắn phá vùng căn cứ của ta ở Cần Giờ nói chung và Tam Thôn Hiệp nói riêng. Tàu chiến của chúng thường xuyên đậu giữa dòng sông rồi chúng dùng ghe, thuyền nhỏ bơi vào bờ cướp phá. Lính commando của chúng thường đi từng tốp 5 - 7 tên lẻn vào căn cứ của ta đốt phá, bắn giết rồi rút thêm. Chứng lập thân đồn bót ở các nơi, tăng cường thêm lính để càn quét.
Hoạt động phản cách mang của Bảy Viễn vào thời kỳ này cũng gây cho ta nhiều khó khăn. Chúng đã vu khống, bắt giam vả thủ tiêu nhiều cán bộ của ta trong ủy ban kháng chiến hành chính các xã cửa Cần Giờ, và nhiều đảng viên trong chi đội 9 và 21. Trước tình hình đó, Khu 7 chỉ đạo cho Phân Khu Duyên Hải và Trung đoàn 300 tiến hành thanh trừng những phần tử gián điệp, phản động trong lực lượng Bình Xuyên.
Được sự giúp đỡ của các chi đội 2, 3, 7 và du kích các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn, đêm 28-5-1948 lực lượng Trung đoàn 300 đã thanh trừng bọn phản động ở Chi đội 9 và Chi đội 21. Lê Văn Viễn cùng nhiều tay chân thân tín chạy về thành đầu hàng giặc. Tình hình bộ đội ta ở căn cứ địa Rừng Sác sau đợt củng cố nội bộ đó đã có những chuyển biến quan trọng. Vùng Rừng Sác Tam Thôn Hiệp - An Thới Đông - Lý Nhơn của Cần Giờ trở thành một chiến khu vững chắc của ta.
Song song với những hoạt động quân sự, ta còn chú trọng xây dựng những cơ sở phục vụ kháng chiến. Tại Tam Thôn Hiệp, ta xây dựng được công binh xưởng dặt ở Vàm Tượng. Chúng ta thu thập đạn lép như đạn cối, đạn pháo 105 ly để chế tạo ra mìn, thủy lôi đánh tàu thủy hoặc chế ra lựu đạn; xây dựng lò than để nấu chì, nấu gang, đúc lựu đạn; xây dựng lò than để nấu chì, nấu gang, đúc lựu đạn.
Từ cuối năm 1949, trên chiến trường Rừng Sác, ta bắt đầu phát triển thêm một cách đánh tàu mới lớn hơn đó là đánh tàu địch bằng thủy lôi, thay vì đánh chặn như trước đây vả tại thời điềm này đại đội đặc công thủy đã cùng quân và dân Tam Thôn Hiệp đánh chìm tàu vận tải của quân Pháp bằng thủy lôi tại Rạch Long Vương.
Năm 1950, Trung đoàn 300 của ta đánh chìm chiếc tàu Răngviê của thực dân Pháp. Ta dừng thủy lôi chứa khoảng 120 kg thuốc nổ để đánh tàu. Sau vụ này, để trả thù, bọn thực dân Pháp tăng cường càn quét (lánh phá cơ sở của ta rất ác liệt. Mặc dù vậy, sau đó quân ta còn đánh chìm một chiếc ZCP tại Tác Ráng. Đây là loại tàu chở hàng hoá, lương thực, thuốc men của Pháp tiếp viện cho miền Tây, vì vậy ta thu được nhiều chiến lợi phẩnl quý, bổ ích cho kháng chiến, nhất là thuốc men và dụng cụ y tế.
Trước chiến thắng của quân ta và du kích xã, tinh thần cách mạng của nhân dân Tam Thôn Hiệp ngày càng được nâng cao, cộng với đia hình hiểm trở, sông rạch chi chít dọc ngang, cây cối rận rạp… các đơn vị bộ đội đã lần lượt chọn nơi đây làm chỗ đóng quân, dưỡng quân hoặc huấn luyện chiến đấu.
Năm 1950, giặc Pháp lại đổ quân lên vùng phụ cận Tam Thôn Hiệp và đóng đồn ở đó. Hàng ngày chúng xưa quân càn quét bán giết gây bao đau thương cho nhân dân khiến bà con nơi đây phải lánh vô rừng sinh sống, số còn lại bị chúng đuối ra khỏi ấp. Dù vậy, du kích xã vẫn âm thầm bán trụ hoạt động. Quân du kích rải quân khắp các ấp dùng các hình thức phục kích đánh lẻ những toán lính nống ra ngoài bắn tỉa những tên lơ là mất cảnh giác ở trong đồn khiến cho địch hoang mang, lo sợ, han chế phần nào sự oai tác quái của chúng.
Cũng như du kích các xã khu vực Rừng Sác, du kích Tam Thôn Hiệp cứng phải chịu đựng và nếm trải biết bao gian khó, thiếu thốn nhiều mặt trong thời gian tất cả phải là hậu cần tại chỗ thiếu thốn hàng đầu là lương thực. Tiêu chuẩn mỗi người mỗi ngày chỉ được 1-1,5 lon gạo cuối cùng thì gạo cũng không còn đo địch kiểm soát quá gắt gao nên quân dân Tam Thôn Hiệp phải ăn chủ yếu là các loại rau rừng, kể cả đọt chả là vả các loại hải sản mà đơn vị bắt được. Các gia đình có lương thực đều đem ủng hộ các đơn vị chiến đấu với tấn lòng đùm bọc vô bờ bến. Một khó khăn nữa ở vùng rừng ngập mặn này là thiếu nước ngọt, nhất là về mùa nắng. Một giọt nước ngọt chuyên chở được về đến đây là một chén mồ hôi, nhiều khi còn thấm cả máu. Cuộc chiện đấu vì nước uống nhiều khi trở nên quyết liệt. Đã có nhiều đồng chí phải hy sinh trong những chuyến đi lấy nước. Chính trong khó khăn, ác liệt ấy mà người Rừng Sác nói chung, người Tam Thôn Hiệp nói riêng, nghĩ ra nhân cách khắc phục bất ngờ như lây bùn non gội đầu, bái trái bần chín giặt quần áo rồi xả bằng nước mặn và nhất là tìm ra cách chế nước ngọt tại chỗ bằng phương pháp chung cất như cất rượu đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu nước.
Năm 1951, 3 huyện phía Nanh Sải Gòn - Chợ Lớn Nhà Bè, Cần Đước, Cần Giuộc sáp nhập thành Liên huyện.
Theo sự chỉ dạo của Huyện ủy, Tiểu khu thành lập. Lực lượng vũ trang các xã cũng được tăng cường. Nói sao hết được tấm lòng của người dân Rừng Sác đối với cách mạng và lực lượng vũ trang kháng chiến. Nếu không có các mẹ, các chị trong hội mẹ, các chị trong hội mẹ chiến sĩ, hội phụ lão, phụ nữ cứu quốc và đoàn thanh niên cửa xã thì các đơn vị du kích không thể kiên trì bám trụ làm tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ mảnh đất quê hương. Nhờ thế, phong trào du kích xã Tam Thôn Hiệp vẫn giữ được thế đi lên và chủ động tấn công địch, nặc dù giặc Pháp đã đóng được đồn ở một số nơi trong xã. Phong trào vận động thanh niên tòng quân tiếp tục phát triển. Có thể nói suốt trong những năm kháng chiến ở Tam khôn Hiệp ít có thanh niên đi lính cho giặc. Song để giữ vững căn cứ mà chống giặc thì quả là gian nan, đó cả là một quá trình canh go giành đi giật lại giữa ta và địch và có lúc ta phải chiu nhĩmg tổn thất không nhỏ. Song phong trào du kích trong xã không vì thế mà chựng lại. Biến đau thương thành sức mạnh, lực lượng vũ trang địa phương ở Tam Thôn Hiệp vẫn liên tục đánh địch bằng những trận bất ngờ xuất quỹ nhập thần, phá vỡ và lành thất bại nhiều cuộc càn quét của chúng.
Với âm mưu tiêu diệt khu căn cứ kháng chiến của ta, giặc Pháp mở nhiều cuộc hành quân càn quét vùng Tam Thôn Hiệp rất ác liệt. Quân số ít, vũ khí còn thô sơ, nhưng quân dân Tam Thôn Hiệp dưới sự lãnh đạo từ xa của Đảng vẫn dũng cảnh đánh trả quyết liệt thông qua các trận tập kích nhỏ hoặc đánh chìm tàu giặc. Người dân Tam Thôn Hiệp thân gia đánh Pháp, ủng hộ kháng chiến bằng nhiều hình thức: quyên góp gạo nước, thuốc men, thực phẩm; tổ chức giao liên, tiếp tế, canh gác cho cán bộ và dân quân du kích…
Năm 1952, do lụt lơn ở miền Đông Nan Bộ (cơn lụt năm Thìn), đời sống nhân dân và các chiến sĩ lực lượng vũ trang rừng Sác Tam Thôn Hiệp hết sức khó khăn. Các nơi phải tấn đủ mọi cách để tự túc lương thực, vậy mà người dân Tanl Thôn Hiệp dù có sống trong vùng sâu lại bị địch tạm chiếm, vẫn tự giác tích cực lành nghĩa vụ công dân khăn chiến đónggóp cho cách mạng. Bất chấp hiểm nguy và sự kiểm soát gắt gao của địch, lương thực và thực phẩm vẫn được dân bí mật chuyên chở vào căn cứ tiếp tế cho du kích và bộ đội.
Chiến thắng lịch sử vĩ đại của quân và dân ta ở Điện Biên phủ ngày 7-5-1954 buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ hy sinh nhưng vô cùng anh dũng của quân và dân ta dưới dự lãnh đạo của Đảng.
Trong 9 năm kháng chiến chổng thực dân Pháp xâm lược trên địa bàn Cần Giờ nói chung và vùng Tam Thôn Hiệp nói riêng, dù phải gặp muôn vàn khó khăn, thiểu thốn về mặt vật chất và các phương tiện sinh hoạt, nhất là cơm ăn, nước uống, giao thông đi lại vô cùng khó khán, hiểm nguy luôn luôn rình rập từ phía thiên nhiên cũng như từ phía kẻ thù, song với lòng quyết,tâng bám đất bám dân, đảng viên và quan chứng nòng cốt đã ý sức được trách nhiệm lớn lao, nặng nề và vinh quang của mình là lãnh đạo, đoàn kết nhân dân, vượt mọi khó khăn, trở ngại để xây dựng, bảo vệ chính quyền, xây dựng lực lượng, kiên trì kháng chiến chống ách đô hộ tàn bạo của thực dân, phong kiến, mộtlòng một dạ hướng về Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, tin tưởng ở tiền đồ tươi sáng của một nước độc lập tự do, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm ở Nam Bộ và trong cả nước.
Càng tự hào với những chiến công của quê hương Cần Giờ bao nhiêu, chúng ta càng khâm phục và biết ơn sâu sắc tấn lòng của người dân Rừng Sác - Tanh Thôn Hiệp bấy nhiêu. Chín năm ấy biết bao tấm gương anh dũng, một lòng một dạ với cách mạng của những con người bình dị đạt Tam Thôn Hiệp, của những má, những chị, những em hết lòng giúp đỡ, cưu mang bộ đội, du kích, cán bộ, đảng viên để anh em yên tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tất cả những cái đó làm nên sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân mà Đảng bộ Cần Giờ đã vận động và lãnh đạo thực hiện trên mảnh đạt Rừng Sác đầy khó khăn thử thách mà ngoan cường này.
Thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dán Pháp và tay sai trên một địa bàn phức tạp hiểm trở, dân cư thưa thớt, đất hẹp rừng sau lại bị sông nước chia cắt như đất Tam Thôn Hiệp nay, quần chúng cốt cán cùng nhân dân trong xã đã vượt qua khó khẳn, thử thách vô cùng ác liệt, tạo ra thế đứng lực lượng trên cơ sở can cứ lòng dân kết họp với căn cứ thiên nhiên, từ đó khơi đậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quật cường, lập nhiều chiến công hiển hách.
Thu Hương (Theo LSĐBXTTH)