Con người và xã hội Long Hòa.
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Xã Long Hòa
- Con người và xã hội Long Hòa.
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2006, dân số toàn xã là 10.152 người, với tổng số lao động là 6.592 người. Trong đó có 2.517 người hộ gia đình được phân bố ở 04 ấp với 51 Tổ nhân dân. Tuy nhiên, sự phân bố này cũng không đều, ấp Long Thạnh là ấp có đông dân cư nhất và ấp Đồng Tranh là ấp có dân số thấp nhất. Mật độ dân số của xã là 33,5người/km2, so với mật độ dân số của huyện là 825người/km2 thì mật độ dân số của xã là thấp.
Cư dân sinh sống trên địa bàn Long Hòa ngày nay chủ yếu là người Việt. Ngoài người Việt ra cũng còn một số ít người Khơme và người Hoa.
Về tín ngưỡng, phần lớn cư dân sinh sống trên địa bàn xã theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ông bà. Phật giáo là tôn giáo chiếm đa số trong đời sống tâm linh của người dân Long Hòa. Bên cạnh Phật giáo, củng có một bộ phận nhỏ người dân nơi đây theo đạo Cao đài và Công giáo.
Mang theo tập tục chung của làng quê người dân Việt, ở Long Hòa ngày nay mỗi làng đều có một ngôi đình. Đình làng ở Long Hòa là nơi thờ tự những người có công với làng gọi là Thành Hoàng, Bổn Cảnh. Ngoài những nét chung của làng quê Việt là đình, miếu, ở Long Hòa còn có những lễ hội mang đặc trung của các cư dân vùng biển là tục cúng Nghinh ông Thủy tướng để nói lên sự biết ơn của ngư dân đối với biển cả. Nhìn chung đời sống tâm linh của người dân Long Hòa ngày nay hết sức đa dạng và phong phú.
Cộng đồng cư dân sinh sống trên vùng đất Long Hòa từ xưa đến nay dù khác nhau về thành phần dân tộc và theo những tín ngưỡng khác nhau nhưng họ luôn gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau để khắc phục thiên tai, chống lại kẻ thù xâm lược và xây dựng cuộc sống.
Trong những năm sống dưới sự thống trị của ngoại bang, trình độ dân trí của người dân Long Hòa (Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh) lúc bấy giờ rất thấp, đời sống tinh thần nghèo nàn, việc chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân hầu như không có. Từ sau tháng 4/1975 đến nay, được sự quan tâm của thành phố, của huyện và sự đóng góp của nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, những công trình văn hóa, giáo dục, y tế… được xây dựng mới đã làm thay đổi diện mạo đời sống tinh thần của nhân dân.
Hiện nay, xã có 01 trường mẫu giáo với 331 học sinh, 03 trường tiểu học với 833 học sinh và 01 trường phổ thông cơ sở với 683 học sinh. Xã đã hoàn thành xóa mù chữ vào năm 2000. Xã có 03 trạm xá, 04 bưu điện, 100% hộ dân trong xã đã sử dụng lưới điện quốc gia và 98% hộ gia đình được dùng nước sạch. Ngày nay đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí của người dân Long Hòa được nâng lê rõ rệt.
Hoạt động kinh tế của người dân Long Hòa (Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh) trước kia cũng như hiện nay chủ yếu trên năm ngành nghề chính là: ngư nghiệp, diêm nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Về ngư nghiệp: Cư dân sinh sống trên vùng đất Long Hòa ngày nay từ buổi lập ấp, mở làng sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản. Cửa biển Cần Giờ, cửa biển Đồng Tranh là nơi tập trung nhiều cư dân sống bằng nghề đi biển. Trước đây ngư dân nơi đây phần lớn đều phải tự làm lấy thuyền, lưới và các ngư cụ khác để phục vụ cho việc đánh bắt hải sản. Vì không có phương tiện đánh xa bờ nên hình thức đánh bắt chủ yếu lúc bấy giờ là đánh bắt ven bờ và trên sông rạch. Ngày nay được Nhà nước cho vay vốn, ngư dân ở Long Hòa đã có điều kiện để phát triển nghề đánh bắt xa bờ.
Về diêm nghiệp: Nằm ở vùng nước biển có độ mặn cao nên nghề làm muối ở đây cũng có điều kiện phát triển. Nghề làm muối đã thu hút nhiều lao động và gắn bó với người dân nơi đây từ lâu đời. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thổ nhưỡng nên muối ở đây không được trắng so với các địa phương khác nên giá kinh tế thấp. Hiện nay nghề sản xuất muối của xã đã được đầu tư cả về khoa học kỹ thuật và vốn.
Về nông nghiệp: Đất đai ở Long Hòa không thuận lợi cho việc trồng lúa nước. vì vậy việc canh tác cây lúa ở đây không phát triển bằng nghề trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. mặc dù, hoạt động nông nghiệp của người dân Long Hòa không phát triển bằng hoạt động biển, nhưng vào những ngày biển động không đi biển được thì hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp cũng thu hút một bộ phận lớn người dân Long Hòa. Trong chiến tranh diện tích trồng trọt bị bỏ hoang nhiều do bom đạn cày xới và chất độc hóa học của địch. Sau ngày giải phóng sản xuất nông nghiệp của xã dần được phục hồi và phát triển do dược đầu tư về khoa học kỹ thuật, về cây trồng vật nuôi và tận dụng lao động tại chỗ.
Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Trước năm 1975, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Long Hòa hầu như không có gì đáng kể ngoài một số điểm đan, vá lưới và mộc với quy mô hết sức nhỏ bé. Sau năm 1975, được sự giúp đỡ của chính quyền một số ngành nghề chế biến thủy hải sản bắt đầu phát triển.
Về hoạt động thương nghiệp: Hoạt động thương nghiệp ở Long Hòa trước năm 1975 chỉ mang tính chất trao đổi sản vật của nhân dân địa phương và thường diễn ra ở một số chợ làng. Hiện nay, hoạt động thương nghiệp của xã ngoài việc người dân buôn bán sản vật với nhau, còn buôn bán một số ngành hàng khách phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
Trải qua quá trình lập nghiệp ở vùng Long Hòa, được ban tặng nguồn tài nguyên biển và rừng; được thừa hưởng truyền thống văn hóa giầu bản sắc văn hóa của nhiều miền, nhiều vùng trong cả nước; được tôi luyệntrong thực tiễn sinh động của lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc, các thế hệ cư dân sinh sống trên vùng đất Long Hòa ngày nay đã hình thành nên lối sống năng động, ngạy cảm, cần cù, chịu khó, mang nặng tình yêu quê hương, đất nước và căm ghét áp bức bất công.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.