Chi bộ đảng Long Hòa lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế - xã hội (1977-1985)
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Xã Long Hòa
- Chi bộ đảng Long Hòa lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế - xã hội (1977-1985)
Chi bộ đảng Long Hòa lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế - xã hội (1977-1985)
Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI đã ra Nghị quyết sáp nhập huyện Duyên Hải (Cần Giờ) thuộc tỉnh Đồng Nai vào thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một tin vui lớn đối với nhân dân Duyên Hải (Cần Giờ) nói chung và nhân dân Long Hòa nói riêng vì từ đây quê hương mình sẽ được thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế của đất nước quan tâm đầu tư hơn.
Tháng 5/1979, dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng và chính quyền, cử tri long hòa đã tích cực tham gia bầu cử HĐND xã đã bầu Đ/c Huỳnh Ngưu làm Chủ tịch UBND xã; các Đ/c Nguyễn Văn Tiến và Phan Văn Thành làm phó chủ tịch UBND xã.
Từ tháng 10-1977 đến tháng 5/1979, chi bộ đảng và chính quyền xã đã tập trung vào công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và củng cố lực lượng sản xuất, giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Tuy nhiên trong thời kỳ này, cũng như nhân dân cả nước, chi bộ đảng và nhân dân Long Hòa lại đứng trước những khó khăn mới đó là cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc do các thế lực thù địch gây ra và sự bao vây kinh tế của Mỹ đã làm cho công cuộc tái thiết đất nước gặp rất nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh chung ấy, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, chi bộ đảng và nhân dân Long Hòa đã phát huy tinh thần yêu nước từng bước khắc phục để vươn lên thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị của mình.
Những kết quả giàng được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng đảng, an ninh quốc phòng của chi bộ trong quá trình lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ lần thứ I (1977-1979) đã tạo nên những cơ sở vật chất mới để nhân dân Long Hòa bước vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội chi bộ xã lần thứ II.
Đại hội chi bộ xã Long Hòa lần thứ II (nhiệm kỳ 1979-1982).
Tháng 5/1979, sau khi trực thuộc đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Huyện ủy Duyên Hải (Cần Giờ) đã chỉ đạo các xã trong huyện tiến hành tổ chức đại hội chi bộ. trong bối cảnh ấy, chi bộ đảng Long Hòa đã tổ chức đại hội chi bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 1979-1982.
Đại hội đã kiểm điểm tình hình lãnh đạo của chi bộ từ khi thành lập tháng 10/1977 đến tháng 5/1979. Trên cơ sở phân tích tình hình của xã, đại hội đã đề ra nhiệm vụ của chi bộ trong nhiệm kỳ II và bầu chi ủy mới gồm 05 Đ/c, do Đ/c Lê Văn Đồng (Tư Đồng làm Bí thư chi bộ.
Từ ngày 26 đến ngày 30/11/1979, đảng bộ huyện Duyên Hải tổ chức đại hội lần thứ II. Đại hội đã kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ lần thứ I, đặc biệt kiểm điểm sau hơn 01 năm huyện Đảng bộ trực thuộc sự lãnh đạo của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh “Đại hội đã nhất trí cao với việc xác định vị trí của huyện đối với thành phố trên cả 02 mặt kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng, xác định thủy sản là thế mạnh, mặt hàng tôm xuất khẩu là mũi nhọn, nông nghiệp trồng lúa giữ vai trò quan trọng nhất định, trồng rừng để tái lập môi sinh rừng ngập mặn và là nguồn dự trữ thủy, hải sản là việc làm khẩn trương và cấp thiết; “ngư – nông – lâm” là cơ cấu kinh tế của huyện biển duy nhất dựa vào một thành phố công nghiệp lớn và quan trọng nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn lớn nhất của huyện là thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, trở ngại trong đi lại do không có đường bộ, đời sống văn hóa lạc hậu, thiếu lao động, thiếu cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ. mặt khác, đây là địa bàn hẻo lánh, thuận lợi cho bọn phản động len lút hoạt động, bọn tổ chức lừa đảo đưa người vượt biên trái phép, gây mất trật tự, gây tâm lý bất an về chính trị”. Những nhận định và đánh giá của đại hội đã phản ánh thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của huyện nói chung và của xã Long Hòa nói riêng.
Ngày 21/4/1981, dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng và chính quyền, cử tri Long Hòa đã tích cực tham dự bầu cử HĐND xã khóa III (nhiệm kỳ 1981-1983). Sau bầu cử HĐND xã đã bầu ra UBND Long Hòa do Đ/c Nguyễn Văn Tiến làm chủ tịch; các Đ/c Trần Ngọc Phỉ và Phan Văn Thành làm Phó Chủ tịch.
Chi bộ đảng và nhân dân Long Hòa bước vào thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ II và Nghị quyết đại hội chi bộ lần thứ II, trong bối cảnh tình hình kinh tế của huyện nói chung và của xã nói riêng vẫn tiếp tục phải đương đầu với tình trạng thiếu vốn và nguyên liệu, đời sống nhân dân lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, chi bộ và chính quyền xã đã có nhiều cố gắng tháo gỡ những khó khăn để cho sản xuất bung ra và động viên tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, nỗ lực thực hiện có hiệu quả những mục tiêu về kinh tế - xã hội do đại hội chi bộ đề ra.
Tuy chưa tạo ra sự chuyển biến quan trọng nhưng những thành quả thu được về kinh tế - xã hội trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội chi bộ xã lần thứ II là sự cố gắng lớn của chi bộ và nhân dân Long Hòa trong những năm 1979-1983. và chính những thành quả ấy đã tạo ra cơ sở vật chất để chi bộ Long Hòa bước vào đại hợi chi bộ lần thứ III.
Đại hội chi bộ xã Long Hòa lần thứ III (nhiệm kỳ 1983-1985).
Từ ngày 23/5 đến ngày 26/5/1983, đảng bộ huyện Duyên Hải tổ chức đại hội đánh giá những ưu tiên và khuyết điểm của nhiệm kỳ II, đại hội đã xác định: “Trong những năm tới, đảng bộ huyện tập trung sức để thực hiện các mục tiêu cơ bản, hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng trật tự kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân lao động”. Đại hội đã đề ra 06 nhiệm vụ chủ yếu của huyện trong giai đoạn 1983-1985.
Sau đại hội đảng bộ huyện, chi bộ Long Hòa tổ chức đại hội nhiệm kỳ 1983-1985. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của huyện đảng bộ, đại hội đã đề ra chương trình công tác của chi bộ trong những năm 1983-1985 và bầu ra chi ủy mới do Đ/c Lê Văn Đồng làm Bí thư chi bộ. Sau đại hội Đ/c Lê Văn Đồng chuyển công tác về Công an huyện, Huyện ủy điều Đ/c Lê Văn phong về làm Bí thư xã. Đến tháng 11/1983, Đ/c Nguyễn Văn Hùng làm Bí thư chi bộ xã.
Cũng trong năm 1983, dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng và chính quyền, cử tri Long Hòa đã tiến hành bầu cử HĐND xã khóa IV (nhiệm kỳ 1983-1986). Sau bầu cử HĐND xã đã bầu ra UBND Long Hòa do Đ/c Trần Đức Thiệm làm Chủ tịch; các Đ/c Trương Văn Be và Đ/c Nguyễn Văn Long làm Phó Chủ tịch.
Cuối năm 1986, chi bộ Long Hòa được chuyển thành đảng bộ do Đ/c Nguyễn Văn Hùng làm Bí thư đảng ủy. Việc chuyển từ chi bộ đảng bộ đánh dấu bước trưởng thành về mặt tổ chức của tập thể những người Cộng sản ở Long Hòa.
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ và chính quyền với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân tình hình kinh tế - xã hội Long Hòa đến cuối năm 1986 đạt được những kết quả sau đây:
1. Về Kinh tế:
Ngư nghiệp duy trì và củng cố được 7 tập đoàn đáy song cầu, 02 tập đoàn ghe lưới, 02 tập đoàn cào te, 01 tổ xuồng chèo đánh tôm, 01 tập đoàn lưới cua. Đặc biệt xây dựng được 01 hợp tác xã nuôi trồng hoạt động theo phương thức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa. Để củng cố các đơn vịtập thể nâng cao vai trò vị trí của đơn vị hợp tác xã, đảng ủy, và UBND xã tăng cường 01 Đ/c trong Thường trực UBND xã về lãnh đạo và tiến hành bầu lại Ban Chủ nhiệm. Nhìn chung do có những thay đổi về thu mua và sự hỗ trợ của trên về vốn nên năm 1986, sản xuất ngư nghiệp có sự phát triển cả về tư liệu sản xuất và sản lượng.
Nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết của đảng bộ xã về quy hoạch và thay đổi cây trồng, UBND xã có hướng dẫn cụ thể cho các Ban sản xuất và tập đoàn sản xuất, đồng thời kiến nghị với huyện miễn thuế 03 năm đầu đối với cây ăn trái trồng mới. Đến cuối năm 1986, tổng diện tích của 06 tập đoàn là 156,33ha. Trong đó, cây ăn trái là 33,05ha (trồng mới là 18,42ha), mía là 17,8ha, lúa 20,42ha, hoa màu 35,25ha. Năm 1986, xã đã nhập về trên 60 tấn phân bón các loại để bán cho nông dân. Khi gặp khó khăn về con giống nhưng ngành chăn nuôi về gia cầm của xã trong năm 1986 vẫn được duy trì và phát triển như heo, bò, vịt đều tăng về đầu con và trọng lượng.
Diêm nghiệp, do chưa có chính sách cụ thể, nghề làm muối không có lời nên năm 1986 diện tích làm muối của xã là 15ha, đạt 60% kế hoạch/năm. Lượng muối cho Nhà nước chỉ chiếm 33% tổng sản lượng còn chủ yếu là bán cho ngoài.
Lâm nghiệp, năm 1986 xã trồng được trồng 10.000 cây bạch đàn trên các khu vực công cộng và nhận 200 cây dừa giống về phân phối cho hợp tác xã công tác quản lý rừng được chú ý.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: năm 1986, thực hiện Nghị quyết của đảng bộ và HĐND, xã đã liên doanh liên kết với Trường Kỹ thuật Cao Thắng để lắp đặt máy phát điện và hệ thống ống dẫn nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Với việc có điện và nước ngọt sử dụng đã tạo nên không khí phấn khởi trong nhân dân.
Cùng với việc đưa điện và nước ngọt về phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, xã còn tổ chức cho tổ hưu trí hợp tác với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện thành lập Xí nghiệp Liên doanh chế biến Hải sản, xây dựng một cơ sở sản xuất nước đá bằng nguồn vốn huy động và liên kết với Nông trường Quận 11 giúp vốn làm mới 02 đáy song cầu với 10 khẩu đáy.
Các ngành giao thông vận tải, phân phối lưu thông, quản lý thị trường, thuế, xây dựng cơ bản… cũng có những chuyển động tích cực.
2. Về văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng
Về văn hóa xã hội, hoạt động văn hóa thông tin được chú ý, Đài Truyền thanh đã phát 3 lần/ngày, tổ chức được 46 buổi văn nghệ và chiếu phim phục vụ cho nhân dân. Hoạt động thể dục thể thao được duy trì.
Công tác giáo dục được quan tâm. Đến cuối năm 1986, có 70 giáo viên, 1.282 học sinh, 13 giáo viên mẫu giáo với 247 cháu. Xã đã tổ chức các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ nâng cao trình độ văn hóa. Các chính sách thương binh xã hội, chăm lo các gia đình chính sách, hậu phương quân đội được quan tâm.
Về an ninh quốc phòng, tình hình an ninh trật tự và an ninh quốc phòng được bảo đảm công tác giao quân và chỉ tiêu đề ra.
3. Về xây dựng đảng và các đoàn thể.
Về xây dựng đảng, đảng ủy luôn coi trọng công tác xây dựng đảng. Đảng bộ đã thể hiện được tính đảng trong công tác, thật sự gắn bó, đoàn kết cao trong hành động. Hầu hết các đảng viên trong đảng bộ đều phấn khởi và tăng công tác, mạnh dạn trong đấu tranh tự phê bình và phê bình. Đội ngũ đảng viên của đảng bộ ngày càng trở thành trở về số lượng lẫn chất lượng.
Năm 1986, chi bộ phát triển được 05 đảng viên mới, đưa tổ số đảng viên của chi bộ lên 31 Đ/c, trong đó có 25 đảng viên chính thức và 16 đảng viên dự bị và từ đây đã thành lập đảng bộ xã.
Về các đoàn thể: Đoàn thanh niên cộng sản của xã đã có nhiều hình thức vận động thanh niên tham gia các phong trào do xã đoàn phát động. Đến cuối năm 1986, đã có 162 đoàn viên thanh niên cộng sản.
Hội Nông dân tập thể tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, luôn bám sát các tập đoàn sản xuất nông nghiệp, góp phần cùng với ban ngành đoàn thể làm tốt công tác vận động vì tuyến đầu Tổ quốc, năm 1986 phát triển được 92 hội viên, đưa tổng số hội viên Hội Nông dân của xã lên 1.235 người.
Mặt trận Tổ quốc đã tổ chức nhiều cuộc vận động nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương, giám sát các hoạt động của chính quyền và làm tốt vai trò đầu mối của các đoàn thể trong các cuộc vận động ủng hộ, cứu trợ xã hội.
Hội Phụ nữ đã tổ chức nhiều các hoạt động trong các ngày lễ lớn, làm tốt chính sách hậu phương quân đội, giúp đỡ các gia đình khó khăn và vận động gửi tiền tiết kiệm. Trong năm 1986, hội đã củng cố được 05 chi hội và phát triển được 25 hội viên. Sau gần 30 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ lần thứ III và các Nghị quyết của cấp trên, đảng bộ và nhân dân Long Hòa đã giành được một số kết quả nhất định trên các mặt kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng… tuy nhiên những kết quả thu được ấy vẫn chưa thể đưa ra tình hình kinh tế - xã hội của xã thoát ra khỏi tình trạng khó khăn trong sản xuất và đời sống của nhân dân.