title

Vài nét khái quát về xã Bình Khánh
Thứ hai, 21/02/2011, 07:23 SA
Cỡ chữ Màu chữ image

Về địa giới: Tây Nam giáp xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; Đông Nam giáp xã Tam Thôn Hiệp; Đông giáp xã phước Khánh, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); Nam giáp xã An Thới Đông; Bắc giáp xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, tiếp nối vào nội ô, cách trung tâm TP.HCM 15-16km, cách trung trung huyện Cần Giờ khoảng 45km đường bộ. Về diện tích: Tổng diện tích tự ...

Về địa giới: Tây Nam giáp xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; Đông Nam giáp xã Tam Thôn Hiệp; Đông giáp xã phước Khánh, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); Nam giáp xã An Thới Đông; Bắc giáp xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, tiếp nối vào nội ô, cách trung tâm TP.HCM 15-16km, cách trung trung huyện Cần Giờ khoảng 45km đường bộ.
Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.345,28ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 1.450ha. Địa hình bằng phẳng, đồng bằng phù sa là chủ yếu thuộc lưu vực sông Đồng Nai, với hệ thống sông, rạch chằng chịt, hơn 30 nhánh sông, rạch tạo thành mạng giao thông thủy thuận lợi và mạng đường bộ nối liền trung tâm huyện (gần nhất là trung tâm xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp) và nối các ấp được hình thành sau năm 1985, chiều dài khoảng trên 30km, đặc biệt là trục lộ 9km trục đường Rừng Sác nối về thị trấn Cần Thạnh.
Dân số toàn xã là 17.703 người, phân bố đều ở 08 ấp trong hơn 3.929 hộ gia đình. Do sông, rạch chia cắt, các ấp thể hiện nét văn hóa sinh hoạt có khác nhau trước đây, ngày nay khoảng cách thu hẹp, đời sống xã hội phát triển, nhất là điểm thị tứ như khu chợ và bến phà thuộc ấp Bình Phước và Bình Thuận.
Về thành phần dân tộc: Đại đa số dân cư của xã là người kinh. Ngoài ra còn có một số ít người Khmer (77 người) và người Hoa (06 người) sinh sống ở đây.
Về tín ngưỡng: Phần lớn cư dân sinh sống trên địa bàn xã đều theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ông bà. Đạo Cao đài (Tây Ninh) chi phối khá đậm đời sống tinh thần và đạo phật được khá đông người dân tu hành tại gia. Các cơ sở tôn giáo thời tự như: Chùa Quang Minh Như Lai thành lập năm 1960, trùng tu và sửa chữa 02 lần vào năm 1974-1976 và 2000-2005, bây giờ, cơ ngơi nơi thờ tự kiên cố khang trang, Thánh thất Cao đài thành lập tháng 8-1947, năm 1990 sửa chữa, tu bổ. Điện thờ Phật Mẫu thành lập năm 1974, xây dựng năm 1975, năm 1996 do mở đường nên khởi công sửa chữa lại vào năm 2000 và hoàn thành năm 2001. Trên địa bàn xã không có nơi thờ tự tôn giáo nhưng có khoảng 30 người theo Công giáo; có 04 địa điểm thờ tự và nhà nguyện của đạo Tin Lành, trên 100 tín đồ đăng ký sinh hoạt; có một số người hoạt động tín ngưỡng khác.
Cộng đồng dân cư trên vùng đất Bình Khánh từ xưa đến nay dù khác nhau về thành phần dân tộc hay theo những tín ngưỡng khác nhau nhưng đều gắn bó và đoàn kết chung sức xây dựng quê hương.
Người dân Bình Khánh ngoài sản xuất nông nghiệp là chính còn có nghề đánh bắt trên sông, rạch, chăn nuôi gia cầm, nghề thủ công đóng, sửa ghe xuồng... các nghề này không đơn giản, tuy lao động thủ công song cần nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, hầu hết những người thiếu niên trở lên có thể kiếm sống mặc dù không khá giả sung túc. Những thay đổi lớn khi có tiến đường liên xã (nay là đường Rừng Sác).
Trong lịch sử phát triển của mình người dân Bình Khánh cũng có truyền thống chung là yêu nước và không cam chịu sống cuộc đời nô lệ. Vì vậy, người dân đã đứng lên tham gia trong công cuộc đấu tranh cứu nước ngay từ khi Pháp đánh thành Gia Định mở đầu cuộc xân chiếm, cai trị nước Thạnh An trong cuộc đấu tranh ấy đã có biết bao người đã ngã xuống.
Cuộc sống thôn ấp và dòng họ rất gắn bó đoàn kết, đùm bộc lẫn nhau, chia sẻ với nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Họ sống rất nhân nghĩa, thủy chung, trong tình làng, nghĩa xóm. Nghĩa khí, cần cù, lạc quan là những phẩm chất tiêu biểu của người dân Bình Khánh từ khi lập xóm, lập làng đến nay.

 

 

Thanh Hải
Số lượng lượt xem: 2427