image
An Thới Đông thử lửa qua các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ (1960 – 1973) (28/08/2012)
Để cụ thể hóa chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, một kế hoạch mang tên Satlây – Taylo ra đời ở Nam Việt Nam với mục tiêu giành thắng lợi quyết định trong vòng 18 tháng (từ giữa 1961 đến cuối 1962), trong đó phần cốt lõi là phải lập cho được 16.000 ấp chiến lược.
image
An Thới Đông từ sau Hiệp định Giơnevơ đến phong trào Đồng Khởi (1954 – 1960) (28/08/2012)
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, người dân An Thới Đông bùi ngùi chia tay một số con em tham gia bộ đội địa phương ra Bắc tập kết, số ít còn lại cùng Chi bộ Đảng và quần chúng nhân dân chuẩn bị bắt tay vào cuộc chiến đấu mới với một tâm niệm sẽ gay go, quyết liệt hơn nhiều. Lực lượng nòng cốt của Chi bộ cũng kiên trì bám rừng, bám đất, bám dân để sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới chắc chắn sẽ cam go ác liệt hơn.
image
Đảng bộ và nhân dân xã An Thới Đông trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đảng (1996 – 2005) (24/03/2011)
Tháng 3-1996, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện Cần Giờ lần thứ VII nhiệm kỳ 1996-2000 đã họp, xác định phương hướng, nhiệm vụ tổng quát của Huyện là “Tập trung khai thác tiềm năng to lớn về kinh tế biển… phát triển mạnh mẽ ngư nghiệp…Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất nông nghiệp, kết hợp tốt giữa trồng trọt và chăn nuôi… Tiếp tục đầu tư phát triển và chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ môi trường… Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, giảm hộ nghèo, nâng cao mức sống, chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, giữ vững an ninh quốc phòng. Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh…”
image
Mười năm thực hiện đường lối đổi mới của đảng, An Thới Đông thay da đổi thịt từng ngày (1986 – 1996) (24/03/2011)
Bước vào năm 1986, năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Duyên Hải lần thứ III, năm chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng các cấp với nhiều thử thách và vận hội mới, cùng với các xã trong Huyện, tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân An Thới Đông phấn khởi mong chờ sự đổi mới về đường lối của Đảng và Nhà nước.
image
An Thới Đông từ sau hiệp định paris đến chiến dịch hồ chí minh lịch sử - giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1973 – 1975) (28/02/2011)
Từ năm 1973, thế và lực của bộ đội rừng Sác đã phát triển vững mạnh. Các đội vũ trang tuyên truyền của Duyên Hải thường xuyên đột nhập vào các ấp chiến lược để vận động quần chúng đánh mạnh vào bọn “bình định” và thám báo; xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở cách mạng, tạo hậu thuẫn chính trị, chờ thời cơ. Cơ sở của ta ở An Thới Đông cũng hoạt động rất mạnh, góp phần tích cực cho các trận đánh vang dội của quân ta trên sông Soài Rạp. Du kích xã cũng trực tiếp hoặc tham gia phối hợp đánh nhiều trận phục kích hoặc tập kích gây cho địch nhiều thiệt hại, cản trở đáng kể việc lấn đất, giành dân của chúng.