Mười năm thực hiện đường lối đổi mới của đảng, An Thới Đông thay da đổi thịt từng ngày (1986 – 1996)
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Xã An Thới Đông
- Mười năm thực hiện đường lối đổi mới của đảng, An Thới Đông thay da đổi thịt từng ngày (1986 – 1996)
Mười năm thực hiện đường lối đổi mới của đảng, An Thới Đông thay da đổi thịt từng ngày (1986 – 1996)
Bước vào năm 1986, năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Duyên Hải lần thứ III, năm chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng các cấp với nhiều thử thách và vận hội mới, cùng với các xã trong Huyện, tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân An Thới Đông phấn khởi mong chờ sự đổi mới về đường lối của Đảng và Nhà nước.
Để chuẩn bị cho Đại hội Huyện Đảng bộ Duyên Hải lần thứ IV, Chi bộ An Thới Đông đã tiến hành Đại hội Chi bộ lần thứ IV (nhiệm kỳ 1986-1988) vào giữa năm 1986 để tổng kết tình hình phát triển kinh tế-xã hội của xã trong những năm 1983-1985, chuẩn bị phương hướng, kế hoạch cho nhiệm kỳ tới. Đại hội đánh giá sự nỗ lực vươn lên của Chi bộ và nhân dân An Thới Đông vượt qua nhiều khó khăn gay gắt để tạo ra những biến đổi quan trọng trên nhiều mặt: khôi phục và phát triển kinh tế, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho nông dân, xây dựng được một số cơ sở vật chất ban đầu phục vụ sản xuất và đời sống, hình thành và củng cố lối làm ăn tập thể, giữ vững được an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng cách mạng của xã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng.
Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của xã vẫn là nông- ngư - lâm – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhỏ.
Đồng chí Nguyễn Quang Tuấn được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ xã An Thới Đông; Phó Bí thư là đồng chí Huỳnh Văn Rọ; Chi ủy viên, Chủ tịch UBND xã lúc này là đồng chí Phan Văn Trưng.
Tại Đại hội Huyện Đảng bộ Duyên Hải lần thứ IV (9-1986) đồng chí Phan Văn Trưng - Chủ tịch UBND xã An Thới Đông được bầu lại làm Huyện ủy viên dự khuyết khóa IV nhiệm kỳ 1986-1988 .
Hội đồng Nhân dân xã khoá 5 (1986-1988) đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Trang làm Chủ tịch UBND xã. Đồng chí Nguyễn Dần là Thư ký HĐND xã khoá này.
Nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tiếp theo 1986-1988, Chi bộ An Thới Đông xác định là tiếp tục phấn đấu phát triển và củng cố kinh tế tập thể; phát triển kinh tế gia đình để ngày càng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con nông dân. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, tiến hành đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức cán bộ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và mọi mặt công tác; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; phát triển lực lượng cách mạng; nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Chi bộ Đảng chủ trương tận dụng mọi khả năng phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhỏ. Phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân giá trị tổng sản lượng hàng năm là 20%.
Về ngư nghiệp, khuyến khích phát triển đánh bắt xa bờ đồng thời bố trí hợp lý các ngành nghề đánh bắt trên sông, rạch. Tận dụng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản, phấn đấu để đạt sản lượng 1 tấn/ha. Các hình thức khai thác phải đảm bảo giữ gìn và tái tạo nguồn lợi thiên nhiên, kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng. Phấn đấu tăng sản lượng hải sản các loại 12%/năm, tôm xuất khẩu tăng 18%/năm. Khuyến khích người sản xuất bỏ vốn mở rộng sản xuất, chế biến.
Về lâm nghiệp, phát huy tiềm lực tài nguyên rừng và đất rừng. Phủ xanh đất trống, rừng nghèo kiệt, đất gò. Lấy vốn rừng để trồng rừng , gây rừng phòng hộ chống sói lở ven sông. Tổ chức tốt khâu bảo vệ, chăm sóc, quản lý trên toàn bộ diện tích rừng của xã. Khoanh giữ và tái tạo một số khu rừng lịch sử, bảo vệ chim muông, thú rừng, tạo cảnh quan cho du lịch, tham quan, nghiên cứu. Khẩn trương tổ chức việc giao đất rừng cho các gia đình, thống nhất tổ chức quản lý rừng trong phạm vi toàn xã.
Về nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng, chế biến hải sản… Thu hẹp dần diện tích trồng lúa, tăng cường thâm canh để có năng suất 3,5 – 4 tấn/ha. Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang sản xuất ngư, lâm, nghiệp.
Dành 30% ngân sách để xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục, TDTT…
Củng cố, nâng cao chất lượng các tập đoàn sản xuất đã có; tăng cường cơ sở vật chất, năng lực quản lý, phát triển ngành nghề để giải quyết lao động, tăng thu nhập cho xã viên, tập đoàn viên sản xuất nông nghiệp. Áp dụng các mô hình thích hợp cho ngư nghiệp để giải phóng sức sản xuất, gắn ngư dân với Nhà nước. Nhanh chóng ổn định và cải thiện đời sống nông dân, ngư dân trong xã.
Bước vào một thời kỳ mới, lĩnh hội tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ Duyên Hải, Chi bộ An Thới Đông chủ trương phải tìm cách nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa xã hội, truyền thống cách mạng và quyền làm chủ, về chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù, về cuộc đấu tranh giữa hai con đường, về nếp sống mới giản dị, lành mạnh, về con người mới nhân ái, yêu lao động, tôn trọng pháp luật. Phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp với người rừng Sác ven biển. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc xây dựng phong trào văn nghệ, thể thao ở xã; củng cố các thư viện, phòng đọc của xã. Mở thêm nhà trẻ, lớp mẫu giáo, huy động 85% - 95% trẻ em trong độ tuổi đến trường, nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo bổ sung nguồn giáo viên tại chỗ. Xây dựng, củng cố mạng lưới y tế, có trạm y tế đến trong mỗi ấp. Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,7% xuống còn 2% vào năm 1988 và 1,5% vào năm 1990. Xây dựng hộ gia đình văn hóa mới, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, gia đình có công vốn chiếm đa số dân cư của xã An Thới Đông. Chăm sóc giáo dục và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng, những mầm non của An Thới Đông.
Xuất phát từ đặc điểm địa hình của An Thới Đông, phát động mạnh mẽ phong trào “quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”, ngăn chặn tham ô, lãng phí, giảm tệ nạn xã hội, xây dựng nông thôn mới, con người mới. Xây dựng ấp, xã thành cụm liên hoàn sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Muốn vậy, Chi bộ thấy rằng cần phải tăng cường công tác xây dựng Đảng. cụ thể là tăng cường công tác tư tưởng trong Đảng, củng cố lập trường giai cấp, giữ vững kỷ cương trong Đảng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên của An Thới Đông quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Khắc phục biểu hiện cục bộ, tư lợi, lối sống không lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm của Đảng viên, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, vượt qua khó khăn tạo ra cách làm ăn mới có hiệu quả thiết thực. Đảng viên của An Thới Đông phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, làm cho mọi người hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu của các chủ trương, chính sách, từ đó đổi mới cách suy nghĩ về làm ăn kinh tế, đổi mới tác phong công tác một cách sâu sát, cụ thể, dân chủ hơn.
Trong thời kỳ 1987 – 1988, lãnh đạo Đảng và Chính quyền xã An Thới Đông có sự thay đổi: Từ tháng 11-1987, đồng chí Phan Văn Trưng được cử làm Bí thư Chi bộ thay đồng chí Nguyễn Quang Tuấn; Phó Bí thư là đồng chí Huỳnh Văn Rọ; đồng chí Nguyễn Xuân Trang vẫn là Chủ tịch UBND xã.
Từ cuối năm 1985, Huyện Duyên Hải đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 1986-2000, khẳng định tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, về thế mạnh của ngư nghiệp, lâm nghiệp, quy hoạch 4 cụm kinh tế - kỹ thuật của Huyện. Quy hoạch xác định chức năng, vai trò của Huyện Duyên Hải là pháo đài quân sự bảo vệ cửa ngõ phía Đông Nam của Thành phố, bảo vệ đường tàu biển quốc tế đi vào cảng Sài Gòn và khu dầu khí Vũng Tàu. Duyên Hải còn là nơi cung cấp hàng xuất khẩu, thực phẩm, chất đốt và nguyên liệu cho công nghiệp của Thành phố, cũng là địa bàn tiếp nhận giãn dân của Thành phố (với mật độ dân số bình quân 61 người/km2 so với 1.952 người/km2 của toàn Thành phố và 510 người/km2 của ngoại thành) ; là mảnh đất tạo khí hậu, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan đặc sắc, kết hợp với truyền thống lịch sử của chiến khu rừng Sác, góp phần làm phong phú thêm mạng lưới du kích nghỉ mát của Thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch tổng thể cũng xác định cơ cấu kinh tế của Duyên Hải trong thời kỳ 1986-2000 là Ngư – Nông – Lâm – Công nghiệp và Dịch vụ.
An Thới Đông là một phần trong cái Quy hoạch tổng thể đó. Với diện tích 130,5 km2 (là xã lớn thứ ba sau Thạnh An - 168,80 km2, Lý Nhơn - 149,3 km2), dân số hơn 7 ngàn nhân khẩu (đứng thứ hai trong 7 xã của Huyện). An Thới Đông được xếp vào một trong 3 vùng kinh tế lớn của Duyên Hải đó là vùng sản xuất nông nghiệp – thủy sản.
Phát triển ngư nghiệp của An Thới Đông trong những năm 1986-1988 có sự chuyển biến rõ rệt, từ cung ứng vật tư, đối lưu sản phẩm sang đầu tư, liên kết liên doanh và thu mua sản phẩm theo thỏa thuận. Sản lượng tôm xuất khẩu mà An Thới Đông đóng góp tăng không ngừng qua mỗi năm. Được sự giúp đỡ của Xí nghiệp Nuôi trồng Thủy sản Huyện, An Thới Đông mở rộng diện tích nuôi tôm, đưa vào thực hiện nhiều công trình sản xuất tôm giống, nuôi tôm cao sản; song song đó là phát triển các hình thức nuôi tôm dân gian, quảng canh. Ngoài ra còn có hình thức nuôi cua lột quy mô hộ gia đình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tới cuối năm 1987 toàn xã đã có 116 ha diện tích ao hồ nuôi tôm; 33 khẩu đáy do 3 HTX nông nghiệp đầu tư cho ngư dân.
Mũi nhọn kinh tế của An Thới Đông trước nay vẫn là sản xuất nông nghiệp nên trước mắt Đại hội Chi bộ xác định mục tiêu chính trong nông nghiệp là thâm canh tăng năng suất lúa để đảm bảo lương thực cho nhân dân trong xã và góp phần làm nghĩa vụ với Nhà nước; phát triển kinh tế phụ gia đình bằng các ngành nghề khác ngoài trồng lúa; giữ vững phong trào hợp tác hoá hiện có. Phấn đấu cấy hết diện tích 1.500 hécta đất trồng lúa.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp trong những năm 1986-1988 của An Thới Đông cũng gặp nhiều khó khăn do các yếu tố tự nhiên (nắng hạn, sâu rầy) cộng với độ mặn của nước sông rạch tăng cao do ảnh hưởng của công trình thủy điện Trị An cho nên giá trị sản lượng nông nghiệp bị ảnh hưởng.
Chi bộ và Chính quyền xã đã vận động bà con làm thủy lợi nội đồng và đắp bờ bao ngăn mặn khu Tắc Ông Nghĩa, bảo vệ cho gần 500 ha ruộng khỏi bị nhiễm mặn. Toàn xã đã cấy được 1362 ha/1500 ha. Năng suất bình quân năm 1986 là 2,7 tấn/ha (năm 1985 là 2,3 tấn); tổng sản lượng thu được là 2.677 tấn lương thực, giải quyết đủ lương thực cho nhân dân trong xã và làm nghĩa vụ mọi mặt đối với Nhà nước (thuế, hợp đồng hai chiều, thu mua, đối lưu…) là hơn 700 tấn.
Tính đến đầu năm 1987, ở xã đã hình thành 3 HTX nông nghiệp và 10 tập đoàn sản xuất, đạt tỷ lệ 96% số hộ vào làm ăn tập thể với 92% diện tích đất canh tác .
Về lâm nghiệp, theo sự chỉ đạo của Huyện, An Thới Đông đã trồng mới được hàng trăm héc ta rừng đước, bạch đàn; trồng phục hồi nhiều chục héc ta rừng truyền thống và nhiều héc ta dừa nước để lấy lá; nhiều cây phân tán dọc các tuyến đường (16.000 cây bạch đàn dọc tuyến đường Nhà Bè – Duyên Hải) và ven sông để phòng chống xói lở. Xã có tổ chức việc tỉa thưa rừng vừa giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn vừa có chất đốt và nguyên vật liệu khác; song do công tác tỉa thưa rừng chưa được quản lý chặt chẽ nên phát sinh tình trạng lạm phát tỉa thưa và gây ra tiêu cực, kéo theo nạn chặt phá rừng.
Về tiểu thủ công nghiệp, vẫn tiếp tục gắn các cơ sở xay xát làm ăn tập thể với các HTX nông nghiệp dưới dạng liên kết, hùn hạp. Đẩy mạnh việc quản lý các phương tiện giao thông đi vào hoạt động nề nếp dưới hình thức tập đoàn GTVT. Hình thành 1 tập đoàn vận tải gồm 8 phương tiện (trọng tải từ 3 tấn trở lên).
Nhờ phân cấp quản lý, tự chủ ngân sách mà xã đã xây dựng và sửa chữa lớn được 12 công trình với tổng vốn đấu tư là 2 triệu đồng (tiền mới), trong đó vốn ngân sách chiếm trên 50%.
Công tác thu thuế và quản lý thị trường cũng được cấp ủy quan tâm chỉ đạo: xoá bỏ trạm chốt, quản lý tận gốc các nguồn hàng sản xuất tại địa phương. Công tác thu thuế luôn đạt 100% chỉ tiêu trên giao. Năm 1986, HTX tín dụng đã có 1.500 cổ phần với số vốn tự có là 75.000 đồng. HTX mua bán cũng được cấp ủy chỉ đạo củng cố lại sau những yếu kém của các năm trước, phân công 1 đảng viên làm Chủ nhiệm, xây dựng 1 cửa hàng HTXMB trung tâm và 10 đại lý bán lẻ ở các nơi để phục vụ bà con. Thực hiện liên kết với các quận, huyện bạn để khơi nguồn hàng và mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy từ 1986-1988 thương nghiệp XHCN ở đây đã từng bước ổn định và giành lại quyền chủ động trên thị trường.
Về giáo dục, với quyết tâm không để một trẻ em nào thất học, đi đôi với việc thực hiện phong trào thi đua hai tốt, đảm bảo chất lượng dạy và học; với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, Chi bộ chỉ đạo tập trung nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học (nơi học và đời sống giáo viên) nên từ năm học 1986-1987, đã có 2 trường phổ thông và 1 trường mẫu giáo của xã đạt danh hiệu tiên tiến. Đã huy động được trên 85% trẻ trong độ tuổi đi học đến trường; 100% trẻ ra lớp mẫu giáo. Xây mớí nhà trẻ cho 30 chá. Giải quyết dứt điểm tình trạng học ca ba. Duy trì tốt phong trào học BTVH.
Về xã hội: Dưới sự lãnh đạo cương quyết của Chi bộ, tình trạng rượu chè say sưa trong cán bộ và nhân dân đã được ngăn chặn; nạn tảo hôn, ly hôn giảm rõ rệt; phong trào xây dựng nếp sống văn hoá phát triển tốt thông qua các phong trào: tiếng kẻng văn hoá, tụ điểm văn hoá, các đội văn nghệ, thể thao…Quản lý và chăm sóc tốt 45 hộ gia đình liệt sĩ và 14 gia đình chính sách, xây cất 2 căn nhà tình nghĩa, 1 căn nhà tình thương cho hộ quá nghèo, trợ cấp 38.150 đồng, 683 kg gạo, 20 cây cột cho 19 hộ bị sập nhà do thiên tai. Làm tốt công tác sưu tìm hài cốt và quy tập mộ liệt sĩ, làm thủ tục tiếp tục công nhận gia đình có công với cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến.
Về y tế, xã vẫn duy trì Phòng khám khu vực II, mở rộng hoạt động phục vụ đến tận các ấp. Trang thiết bị y tế được bổ sung và nâng cấp, thuốc men được tăng cường, mức độ tử vong giảm xuống nhiều. Tuy nhiên do khó khăn về đời sống vật chất, công tác vận động giữ vệ sinh, phòng bệnh, sinh đẻ có kế hoạch của xã chưa đạt hiệu quả cao (tỷ lệ sinh đẻ vẫn cao: 2,9%), tỷ lệ người nhiễm bệnh sốt rét ở An Thới Đông cũng còn cao.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền thông qua đọc sách báo, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật vẫn được tiến hành ở An Thới Đông song không được rầm rộ sôi nổi và thường xuyên liên tục như trước.
Thực hiện Thông tri số 03 năm 1987 của Huyện ủy hướng dẫn việc xây dựng và triển khai nghị quyết an ninh trật tự ở cơ sở Đảng, củng cố ban chỉ huy thống nhất và tiếp tục phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, Chi bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã An Thới Đông đã tổ chức cho bà con các ấp học tập Nghị quyết về an ninh trật tự và các nội dung thực hiện phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” để nâng cao nhận thức và hành động thực tế cho bà con trong công tác giữ gìn an ninh trật tự và bảo đảm quốc phòng tại xã. Đã xây đựng được 3 trung đội dân quân ở 3 ấp gồm 90 đội viên; tổ chức huấn luyện quân sự cơ bản cấp I cho chiến sĩ và công nhân viên trong địa bàn. Công tác tuyển quân luôn đạt từ 80% trở lên; theo dõi, quản lý danh sách số thanh niên trong tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự (hơn 600 người). Cấp ủy cũng chý ý lãnh đạo để làm tố công tác hậu phương quân đội.
Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế và đời sống, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của An Thới Đông trong thời gian này cũng có những diễn biến phức tạp, nhiều thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; việc xây dựng lực lượng chính trị ở xã chưa được sâu rộng, mạng lưới an ninh cơ sở còn yếu, có lúc, có nơi việc thực thi pháp luật chưa nghiêm.
Công tác xây dựng Đảng của Chi bộ có làm được một số việc như học tập, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cử cấp ủy và đảng viên tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác. Tuy nhiên công tác phát triển Đảng cũng còn gặp nhiều khó khăn trong khâu bồi dưỡng, tạo nguồn. Những quan điểm đổi mới, dân chủ và công khai chưa thấm sâu vào mỗi đảng viên nên khả năng thuyết phục quần chúng chưa cao. Cũng vì vậy mà các đoàn thể quần chúng chưa có sức thu hút mạnh, hoạt động còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn và hiệu quả chưa cao.
Giữa năm 1986, theo hướng dẫn của Thành ủy và sự chỉ đạo của Huyện ủy Duyên Hải, Chi bộ An Thới Đông có mở đợt sinh hoạt tư tưởng tự phê bình và phê bình nhằm tăng cường sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức trong Đảng, nâng cao nhiệt tình cách mạng, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ đảng viên, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, để Chi bộ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Ngoài sinh hoạt đấu tranh tự phê bìnhvà phê bình trong nội bộ Chi bộ, còn tổ chức họp quần chúng để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Đã có 448 người dự họp, góp 151 ý kiến về 31 vấn đề khác nhau có liên quan tới Chi bộ và đảng viên trong Chi bộ. Đ a số ý kiến là xác đáng, mang tính xây dựng cao được chi bộ tiếp thu, rút kinh nghiệm.
Nhiệm kỳ 1986 - 1988, Chi bộ An Thới Đông phát triển được 7 đảng viên mới, trong số đó có 4 đồng chí là từ những đoàn viên thanh niên ưu tú. Tới cuối năm 1987, Chi bộ An Thới Đông đã có 27 đảng viên . Mặc dù bận nhiều công việc dồn dập cấp bách, lực lượng cán bộ thiếu, song cấp ủy vẫn chủ trương tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên tham gia các khoá học bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ để nâng cao trình độ.
Từ một Chi bộ yếu của năm 1982, từ năm 1983 chi bộ đã phấn đấu vươn lên đạt danh diệu Chi bộ trong sạch vững mạnh và liên tục giữ vững danh hiệu đó hai nhiệm kỳ liền.
Ngày 22 tháng 12 năm 1988, Chi bộ An Thới Đông họp Đại hội Chi bộ lần thứ V (nhiệm kỳ 1989 -1991) để kiểm điểm tình hình nhiệm kỳ 1986-1988 và đề ra phương hướng cho nhiệm kỳ tới 1989-1991, cũng như chuẩn bị cho Đại hội Huyện Đảng bộ Duyên Hải lần thứ V.
Tính đến thời điểm trước Đại hội lần thứ V, Chi bộ An Thới Đông có 20 đảng viên, có 2 nữ; trong đó có 18 đảng viên chính thức, 2 đảng viên dự bị.
Dự Đại hội có 18/ 20 đảng viên của Chi bộ, trong đó có 16 đảng viên chính thức. Thay mặt Ban Thường vụ Huyện ủy Duyên Hải dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Tuấn và đồng chí Võ Thị Bạch Tuyết.
Đại hội chi bộ đánh giá trong thời gian 1986-1988, dù gặp nhiều khó khăn, song do được sự chi viện của Thành phố và Huyện, nhân dân An Thới Đông đã phát huy truyền thống cách mạng, kiên trì vượt qua nhiều thử thách, phấn đấu đạt được những kết quả bước đầu trong công cuộc cải tạo và xây dựng xã nhà khiến cho bộ mặt chung của xã đã có những biến đổi quan trọng. Tuy nhiên Chi bộ cũng mạnh dạn nhìn nhận tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của xã là chậm so với toàn Huyện; chưa tạo được cơ sở hạ tầng đồng bộ bảo đảm cho sự phát triển. Mức sống của nhân dân trong xã còn thấp, bà con nông dân nhiều năm liền không đủ ăn do mất mùa. Chi bộ xã còn lúng túng trong việc định hướng và chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…chưa phân định rạch ròi chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của chính quyền, chức năng quản lý hành chính kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh.
Nông nghiệp vẫn lấy cây lúa làm chính (độc canh), năng suất bình quân đạt 1,9 tấn/ha, giảm 0,2 tấn so với năm 1985. Chỉ có 1143 hécta được gieo cấy so với 1.500 hécta như kế hoạch. Chăn nuôi có phần giảm sút, chỉ đạt 70% chi tiêu mà Đại hội Chi bộ lần thứ IV đề ra.
Ngư nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên xã đã mở rộng việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Hiện có 158 hộ ngư nghiệp, trong đó có 150 hộ cào te; 57 hộ làm đáy trên sông; 51 hộ làm đáy trên rạch (tăng 20% so với năm 1985). Sản lượng thu mua được 156,6 tấn, so với kế hoạch đặt ra là 275 tấn, chỉ đạt 58%. Ngư nghiệp phát triển chậm lại do có ảnh hưởng của việc thực hiện giá – lương – tiền.
Lâm nghiệp: đã chuyển 140 hécta đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng đước. Vận động nhân dân trồng được 180.000 cây bạch đàn (trongđó có 96.000 cây trồng dọc tuyến đường Nhà Bè - Duyên Hải), vượt 80% so với kế hoạch. Nhân dân xin cấp đất để tự trồng cây ngày một đông. Đã có 38 hộ xin cấp 40 hécta để vỡ hoang trồng bạch đàn.
Tiểu thủ công nghiệp: Thông qua hoạt động của HTX nông nghiệp, đã thành lập tổ mộc gia công và sản xuất đồ dùng gia đình; tổ sửa chữ ghe, xuồng cho xã viên.
Về cải tạo nông nghiệp, xây dựng QHSX XHCN : xã đã có 3 HTX nông nghiệp và 10 tập đoàn sản xuất với diện tích đất trồng đưa vào làm ăn tập thể lên tới 98%. Song việc thực hiện “khoán 100” chưa tốt, hầu như là “khoán trắng”.
Xã đã phấn đấu tư lực cân đối ngân sách, song kết quả cũng còn hạn chế do chưa làm tốt công tác thuế.
Các mặt văn hoá – xã hội đều có chuyển biến tích cực, song chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đến cuối nhiệm kỳ IV, Chi bộ có 22 đảng viên, sinh hoạt ở 6 tổ đảng . Chi bộ có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng Đảng; đấu tranh giữ gìn sự trong sạch trong nội bộ Đảng để Chi bộ Đảng ngày càng vững mạnh.
Đại hội Chi bộ lần thứ V xác định những mục tiêu cơ bản mà Chi bộ phải tập trung trong nhiệm kỳ 1989-1990:
- Tập trung sự lãnh đạo của Chi bộ nhằm từng bước giải quyết ổn định đời sống, việc làm cho nhân dân lao động trong xã trên cơ sở phát triển sản xuất theo hướng phát huy đầy đủ các thành phần kinh tế, chú trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
- Tập trung lãnh đạo làm ổn định và phát triển tình hình văn hoá – xã hội.
- Giải quyết tốt lĩnh vực phân phối lưu thông để làm cơ sở hậu cần cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của địa phương.
- Tập trung xây dựng lực lượng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Đại hội cũng đề ra các biện pháp cụ thể về các mặt cụ thể để thực hiện mục tiêu trên. Tập trung mạnh vào thủy lợi và đầu tư KHKT nông nghiệp; giống, cây, con…
Đại hội bầu Chi ủy mới gồm 5 đồng chí: Lê Văn Đảnh; Võ Văn Dân; Phan Văn Trưng; Phạm Thanh Tùng; Nguyễn Văn Được.
Đồng chí Phan Văn Trưng được bầu làm Bí thư Chi bộ; đồng chí; đồng chí Lê Văn Đảnh - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã; đồng chí Phạm Thanh Tùng - Chi ủy viên, Phó Chủ tịch UBND xã; đồng chí Nguyễn Văn Được - Chi ủy viên, Phó Chủ tịch UBND xã; đồng chí Võ Văn Dân – Chi ủy viên, Trưởng Công an xã.
Đại hội cũng bầu Đoàn Đại biểu của An Thới Đông đi dự Đại hội Đảng bộ Huyện Duyên Hải lần thứ V gồm các đồng chí: Phan Văn Trưng, Phạm Thanh Tùng, Lê Văn Đảnh, Võ Văn Dân, Võ Thị Bạch Tuyết là Đại biểu chính thức; Đồng chí Tô Văn Đức là Đại biểu dự khuyết .
Hội đồng Nhân dân xã khoá 6 (1989-1994) đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Được giữ chức Chủ tịch UBND xã. Thư ký HĐND xã là đồng chí Lê Đức Nghĩa .
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện Duyên Hải lần thứ V họp vào trung tuần tháng 5 năm 1989 đã bầu ra BCH Huyện Đảng bộ gồm 33 đồng chí, trong đó có đồng chí Phan Văn Trưng - Bí thư Chi bộ xã An Thới Đông.
Sau Đại hội Huyện Đảng bộ Duyên Hải lần thứ V, trên cơ sở dánh giá tiềm năng, vị trí và thế mạnh của An Thới Đông, với sự tác động của các chính sách “cởi trói”, “mở cửa” của Đảng và Nhà nước, Chi bộ Đảng ở An Thới Đông xác định rõ hơn con đường phát triển đi lên của xã là lấy nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ thủy sản làm động lực chủ yếu, thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn phát triển. Cụ thể sẽ phát triển các cơ sở nuôi tôm bán công nghiệp và công nghiệp theo chu trình khép kín. Thực hiện chính sách giao đất, rừng cho các cá nhân tổ chức sản xuất, khai thác, làm cho rừng An Thới Đông trở thành ngành kinh tế có giá trị, vừa bảo vệ môi trường, phục hồi sinh thái rừng ngập mặn phục vụ yêu cầu nghiên cứu, tham quan du lịch. Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng biến động ruộng đất; cùng Huyện sửa chữa những sai sót trong quá trình tập thể hóa trước đây để nông dân An Thới Đông an tâm sản xuất. Thực hiện quan điểm chăm lo con người; chú trọng giáo dục, phát triển y tế, có kế hoạch cụ thể phòng chống sốt rét, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số xuống dưới mức 1,5%. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ để thu hút lực lượng lao động, thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài; triển khai việc giao đất, giao rừng, sử dụng lực lượng lao động của xã vào việc khai thác và bảo vệ rừng; giải quyết nhu cầu nhà ở, sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân. Tăng cường hiệu lực của các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Đặc biệt phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, đòan viên thanh niên để khẳng định mục tiêu, bản chất và con đường đi lên CNXH của nước ta; chống lại tư tưởng hoài nghi về CNXH, chủ nghĩa Mác-Lênin, về sự lãnh đạo của Đảng. Coi trọng công tác quần chúng, biến vai trò quần chúng thành động lực thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và chính quyền trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
Năm 1989, đối với An Thới Đông là năm có nhiều chuyển biến quan trọng với nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước cũng như tình hình của Huyện, của Thành phố và cả nước tác động mạnh đến sự phát triển đi lên của xã. Dù khó khăn, xã vẫn duy trì được tốc độ phát triển tương đối ổn định. Về thu ngân sách những tháng đầu năm bị giảm, cuối năm được Huyện điều tiết thuế công thương nghiệp nên xã đã cân đối được ngân sách. Được sự hướng dẫn của Huyện, xã đã kịp thời phát hiện và sửa đổi những chủ trương không phù hợp, có biện pháp kiên quyết hơn trong việc củng cố tinh giản bộ máy hành chính của xã. Tuy nhiên cũng còn có những mặt yếu như lực lượng an ninh chưa thực sự vững mạnh để bảo đảm trật tự an toàn xã hội một cách vững chắc. Y tế và giáo dục có chiều hướng giảm sút về chất lượng cũng như số lượng. Cơ sở khám chữa bệnh và học hành không được tu bổ kịp thời nên bị xuống cấp và lạc hậu. Chính sách xã hội dù đã rất cố gắng song vẫn chưa thực hiện được chu đáo. Công tác quản lý nhà nước bị buông lỏng, chủ yếu còn chạy theo sự vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Những năm qua xã chưa có công trình xây dựng cơ bản nào được Huyện hỗ trợ một cách tích cực và đầy đủ.
Về hoạt động lãnh đạo của Chi bộ, có nhiều thuận lợi song cũng nhiều khó khăn: cấp uỷ nhiều đồng chí là mới; tình hình kinh tế - xã hội của Xã cũng như Huyện còn nhiều khó khăn gay gắt; hậu quả của công tác cải tạo nông nghiệp những năm trước để lại là một số nông dân đòi lại ruộng đất, đầm, đập; ngân sách thu không đủ chi… tuy vậy tập thể cấp uỷ vẫn quyết tâm đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tận dụng sự giúp đỡ của Huyện, gỡ dần những khó khăn, phức tạp, ổn định được đời sống nhân dân.
Chi bộ bắt đầu từ công tác củng cố bộ máy tổ chức, sắp xếp lại nhân sự. Ngân sách xã trước đây phải gánh một bộ máy gián tiếp hơn 75 người, nay giảm còn 45 người. Thúc đẩy hoạt động của các bộ phận như Ban sản xuất, Đoàn Thanh niên, Xã đội và Văn phòng UBND xã. Nhờ vậy, Chi bộ, cấp uỷ thực sự đóng vai trò lãnh đạo chỉ đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết chứ không bao biện làm thay chính quyền, thay ủy ban…
Chi bộ chú trọng chăm lo đời sống nhân dân để phát triển sản xuất. Cứu trợ, cứu đói, tạo việc làm cho dân. Giải quyết có tình, có lý việc tranh chấp đầm, đập, ruộng đất. Tổ chức quản lý tốt để phát triển các ngành nghề sản xuất như làm muối, nuôi thuỷ hải sản. Giải thể những tập đoàn sản xuất và HTX làm ăn không hiệu quả để nông dân chuyển sang tự do sản xuất với sự trợ giúp của chính quyền, khiến người dân an tâm sản xuất.
Chi bộ chủ trương tập trung khai thác kinh doanh rừng - một thế mạnh của xã mà trước nay chưa được chú ý. Phát huy trách nhiệm từng ngành trong việc thu chi ngân sách, tránh tư tưởng ỷ lại theo kiểu bao cấp.
Chi bộ chú trọng nhiều tới công tác vận động quần chúng và giữ gìn an ninh trật tự và đặc biệt là công tác xây dựng Đảng. Củng cố sinh hoạ
Thanh Hải