An Thới Đông từ sau hiệp định paris đến chiến dịch hồ chí minh lịch sử - giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1973 – 1975)
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Xã An Thới Đông
- An Thới Đông từ sau hiệp định paris đến chiến dịch hồ chí minh lịch sử - giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1973 – 1975)
Từ năm 1973, thế và lực của bộ đội rừng Sác đã phát triển vững mạnh. Các đội vũ trang tuyên truyền của Duyên Hải thường xuyên đột nhập vào các ấp chiến lược để vận động quần chúng đánh mạnh vào bọn “bình định” và thám báo; xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở cách mạng, tạo hậu thuẫn chính trị, chờ thời cơ. Cơ sở của ta ở An Thới Đông cũng hoạt động rất mạnh, góp phần tích cực cho các trận đánh vang dội của quân ta trên sông Soài Rạp. Du kích xã cũng trực tiếp hoặc tham gia phối hợp đánh nhiều trận phục kích hoặc tập kích gây cho địch nhiều thiệt hại, cản trở đáng kể việc lấn đất, giành dân của chúng.
Trong khi đó, tại Quảng Xuyên, chính quyền ngụy tăng cường thêm lính, lấn chiếm căn cứ của ta tại Rừng Sác và một số nơi khác, lập thêm bốt gác ở Lôi Giang với số lính chừng 1 trung đội. Địch lấn đất, giành dân, tạo nên khu tranh chấp quân sự. Cơ sở cách mạng của ta do chị Hai Trầm (Phan Thị Trầm) và chị Ba Dẫu trực tiếp liên hệ với căn cứ, nhận cờ, truyền đơn về phân phát, tuyên truyền, kêu gọi lính ngụy bỏ hàng ngũ địch trở về với gia đình. Tại An Hoà, chị Hai Trầm; ở An Bình ông Cao Văn Tỷ, ông Chín Lóc... đã bí mật treo cờ cách mạng.
Đầu năm 1974, địch đưa một trung đội đi lấn chiếm căn cứ của ta, du kích An Thới Đông phục kích đánh chìm một ghe chở lính và tiêu diệt số còn lại, xoá sổ hoàn toàn trung đội ấy tại Tắc Lý Trung.
Đại hội Huyện Đảng bộ Duyên Hải họp cuối năm 1974 tạo khí thế mới cho phong trào cách mạng ở Duyên Hải nói chung và An Thới Đông nói riêng. Cùng với hoạt động binh vận gây hoang mang cho địch, du kích An Thới Đông còn tổ chức nhiều hoạt động vây ép và chặn đánh quân ngụy đi lùng sục khiến cho chúng phải co cụm lại, không dám ngông nghênh như trước nữa. Bà con ta dần dần lấn lại những phần đất bị địch chiếm đóng, trở lại vườn cũ làm ăn.
Từ nửa cuối 1974, thời cơ mới đã xuất hiện trên toàn chiến trường Miền Nam, lan tới chiến trường rừng Sác. Sau chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975, nhân dân An Thới Đông cùng với quân dân Cần Giờ náo nức chuẩn bị đón thời cơ lớn vùng lên tiến công cả về quân sự lẫn chính trị để giành chính quyền.
Hàng loạt những sự kiện nóng bỏng liên tiếp diễn ra trong mùa Xuân năm 1975 với khí thế tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường Miền Nam đã cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Duyên Hải nói chung và nhân dân An Thới Đông nói riêng xốc tới tiêu diệt quân thù, giành lại đất đai, vườn tược, ruộng đồng và sự tự do, độc lập cho mình. Chưa bao giờ nơi đây lại trào dâng một khí thế cách mạng hừng hực sục sôi, phấn khởi và chói ngời niềm tin tất thắng như thế.
Thực hiện Nghị quyết 15 ngày 29-3-1975 của TWC Miền Nam: “… tập trung cao nhất mọi tinh thần và lực lượng của mình, phát huy sức mạnh tổng hợp, 3 mũi giáp công, 3 thứ quân, 3 vùng đứng lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa… giải phóng xã mình, huyện mình, tỉnh mình và toàn Miền Nam”, nhân dân An Thới Đông - Cần Giờ - Duyên Hải cùng Thành phố Sài Gòn – Gia Định sẵn sàng bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đang đến gần.
Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương chuẩn y chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh càng khiến cho khí thế cách mạng trong quần chúng trào dâng như sóng biển Cần Giờ, nhà nhà, người người no nức chuẩn bị đứng lên giành chính quyền trong ấp, trong xã…
Huyện ủy Duyên Hải khẩn cấp triệu tập Hội nghị BCH có sự tham dự của Bí thư các chi bộ xã đánh giá tình hình và quyết định rạng sáng 30-4-1975 sẽ đồng loạt tấn công, chốt giữ, giành thắng lợi từng bước để đi đến giành thắng lợi hoàn toàn. Huyện ủy chủ trương kết hợp bên trong và bên ngoài cộng với sức mạnh của các đoàn thể quần chúng thực hiện phương châm ba mũi giáp công, vừa đánh vừa gọi hàng, lấy lực lượng thanh niên tốt, tiến bộ và binh sĩ được giác ngộ, có cảm tình với cách mạng để bổ sung lực lượng. Các xã chủ động tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp tại chỗ để cướp chính quyền.
Chi bộ của An Thới Đông nhận được lệnh chuẩn bị lực lượng phối hợp hành động và được báo tin quân ta đang thắng lớn, quân giải phóng đang tiến về Sài Gòn và được truyền đạt chỉ thị của Huyện ủy chỉ đạo các đoàn thể quần chúng và các cơ sở cách mạng chuẩn bị lực lượng phát động nhân dân cướp chính quyền, giải phóng xã nhà.
Nhân dân An Thới Đông dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng do đồng chí Nguyễn Văn Xuân làm Bí thư đã rầm rộ nổi dậy kêu gọi binh lính trong Chi khu Quảng Xuyên buông súng đầu hàng. Viên quận trưởng cuối cùng của quận Quảng Xuyên là Trung tá Nguyễn Hữu Nghĩa đã bỏ chạy. Chị Hai Trầm, Chị Ba Dẫu và một số nòng cốt đã dùng loa tuyên truyền, treo cờ, kêu gọi bà con toàn xã nổi dậy. Lính ngụy tại Chi khu Quảng Xuyên lần lượt buông súng đầu hàng cách mạng. Toàn bộ vũ khí của địch được lực lượng quân quản tiếp nhận và trang bị cho cơ sở.
Quân và dân An Thới Đông còn bao vây trụ sở tề ngụy của xã, ấp, đánh mõ, đánh trống, hò reo vang trời gây thanh thế khiến cho binh lính bảo an mất tinh thần, hoảng sợ bỏ cả vũ khí trốn chạy hoặc đầu hàng. Trước đó, cơ sở cách mạng đã vào căn cứ để đưa đường cho các đồng chí trong đó ra tiếp quản quận lỵ.
10 giờ sáng 30-4-1975, lực lượng vũ trang Duyên Hải tiến vào tiếp thu quận lỵ, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân mà không phải nổ một phát súng.
Cùng với Cần Giờ, xã An Thới Đông cũng được hoàn toàn giải phóng vào sáng 30-4-1975. Những chiến sĩ kiên cường từ chiến khu rừng Sác cùng những đảng viên kiên trung bám dân hoạt động đã bắt tay vào tiếp quản xã. Lực lượng tiếp quản lúc này gồm có 5 đồng chí: Nguyễn Văn Xuân; Nguyễn Văn Định; Lương Hoàng Tân; Trần Văn Của; Huỳnh Văn Hùng.
Đồng chí Nguyễn Văn Xuân là Bí thư Chi bộ, đồng chí Nguyễn Văn Định là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng xã An Thới Đông.
Một không khí chiến thắng mừng vui ngất ngây trào dâng trong lòng người dân An Thới Đông - Cần Giờ trung kiên, bất khất suốt cả đêm 30-4-1975, đêm cả xã không ngủ, bà con tụ họp mừng vui trong đêm đầu tiên giải phóng sau 21 năm với gần chục ngàn đêm chiến đấu không ngơi nghỉ với biết bao hy sinh, tổn thất máu xương để có được chiến thắng vĩ đại này.
Trong 21 năm gian khổ hy sinh ấy, nhân dân An Thới Đông đã cùng quân dân Cần Giờ đánh hàng ngàn trận lớn nhỏ với đủ loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, anh dũng, quả cảm vượt qua biết bao gian khổ, hiểm nguy với biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để chiến đấu và chiến thắng. Quân dân An Thới Đông đã góp phần không nhỏ để cùng quân, dân Cần Giờ tiêu diệt hơn 7.000 tên địch (có gần 900 tên lính Mỹ, có cả tướng 2 sao); đánh chìm và bắn cháy 800 tàu thuyền các loại; bắn rơi và phá hủy gần 100 máy bay; phá hủy hơn 70.000 m3 bom đạn, đốt cháy trên 250 triệu lít xăng dầu; bắt hàng ngàn tù binh…trên mảnh đất Rừng Sác Anh hùng này .
Riêng quân, dân An Thới Đông đã đánh trên hàng trăm trận lớn nhỏ, trong đó có trên 100 trận đánh phối hợp chiến đấu giữa du kích xã An Thới Đông, bộ đội huyện và bộ đội chủ lực của Đoàn 10 Anh hùng. Đã phá hỏng và tiêu hủy hàng trăm tàu thuyền loại vừa và nhỏ của địch. Đã giết và làm bị thương hơn mấy trăm tên địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch để trang bị cho mình.
An Thới Đông cũng góp phần xương máu trong số 68 đồng chí đảng viên, đoàn viên, chiến sĩ du kích là con em sinh ra ở mảnh đất này mãi mãi nằm xuống trên mảnh đất quê hương mình cộng với hàng ngàn đồng bào, đồng chí suốt đời mang thương tích bởi bom đạn, chất độc hóa học và đòn tra tấn của kẻ thù. Trong số hàng trăm liệt sĩ hy sinh tại An Thới Đông có 59 liệt sĩ là con em sinh ra và lớn lên ở xã nhà, khiến cho toàn xã có 48 gia đình liệt sĩ (trong đó có 04 gia đình có từ 2 liệt sĩ trở lên; 75 gia đình có công với cách mạng; 04 thương binh so với dân số lúc đó khoảng 850 hộ với 4.500 người trong toàn xã.
Với gần 4 triệu lít chất độc hóa học mà kẻ thù rải xuống nơi đây thì mỗi người dân An Thới Đông khi ấy phải hứng chịu gần 167 lít; trên 10.000 héc ta đồng đất An Thới Đông bị tàn phá bởi bom đạn và chất độc khai hoang của Mỹ. Song nhân dân An Thới Đông - Cần Giờ đã cùng quê hương mình chiến thắng một cách vẻ vang trong một cuộc chiến đấu không cân sức, nhưng vô cùng quyết liệt và không khoan nhượng với kẻ thù vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Đảng về việc tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, An Thới Đông đã từ không đến có, từ yếu đến mạnh, từ ít đến nhiều trên nền tảng du kích chiến lấy ít chọi nhiều, lấy yếu chọi mạnh, dương đông kích tây đánh địch bằng mọi hình thức, ở mọi lúc mọi nơi nhằm giành thắng lợi lớn nhất mà ta thì thiệt hại ít nhất.
Dù trong muôn vàn khó khăn, tổ chức Đảng ở An Thới Đông luôn bám rễ trong lòng dân với phương châm sống vì dân, chết vì dân, bám vào dân để vận động cách mạng, dựa vào dân để xây dựng hậu cần tại chỗ, dựa vào dân để bổ sung lực lượng, tạo thành chiến trường và hậu phương tại chỗ. Phát huy sức mạnh lòng dân mà tổ chức Đảng ở An Thới Đông đã lãnh đạo quần chúng cách mạng hoàn thành mọi nhiệm vụ dù khó khăn, nguy hiểm mà Huyện ủy Duyên Hải giao phó.
Đảng viên An Thới Đông gồm nhiều thế hệ, có những đảng viên lão thành từ thời 9 năm kháng chiến như các đồng chí Hai Tả, Tư Ốm, Năm Rái, Hai Bê…có những đảng viên lớp sau như các đồng chí Lâm Hải Sơn, Mười Nhỏ, Hai Định…- những con người trung kiên đã bám đất, bám dân lãnh đạo chiến đấu làm rạng danh lịch sử truyền thống của xã nhà.
Mảnh đất An Thới Đông cũng là quê hương của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng của Cần Giờ mà tiêu biểu là mẹ Phạm Thị Huệ, Nguyễn Thị Chính....
Với 11 liệt sĩ thời chống Pháp và 57 liệt sĩ thời chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân An Thới Đông góp phần xứng đáng làm nên một Huyện Cần Giờ Anh hùng mà Đảng và Nhà nước vinh tặng để tưởng thưởng công lao to lớn mà cả huyện đã góp phần trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một An Thới Đông kiên cường đã góp phần làm nên một Cần Giờ Anh hùng.
Phẩm chất Anh hùng đó sẽ được phát huy cao độ trong công cuộc xây dựng hòa bình theo con đưòng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.