title

Đảng bộ và nhân dân xã An Thới Đông trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đảng (1996 – 2005)
Thứ năm, 24/03/2011, 07:42 SA
Cỡ chữ Màu chữ image

Tháng 3-1996, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện Cần Giờ lần thứ VII nhiệm kỳ 1996-2000 đã họp, xác định phương hướng, nhiệm vụ tổng quát của Huyện là “Tập trung khai thác tiềm năng to lớn về kinh tế biển… phát triển mạnh mẽ ngư nghiệp…Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất nông nghiệp, kết hợp tốt giữa trồng trọt và chăn nuôi… Tiếp tục đầu tư phát triển và chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ môi trường… Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, giảm hộ nghèo, nâng cao mức sống, chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, giữ vững an ninh quốc phòng. Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh…”

Trong số 31 ủy viên BCH Đảng bộ Huyện khóa VII (nhiệm kỳ 1996-2000) lần này, không có đại diện của Chi bộ xã An Thới Đông.
Về mặt kinh tế, trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2000, cấp ủy An Thới Đông đã tập trung lãnh đạo tạo sự chuyển biến tốt trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ có các chủ trương đúng đắn, bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư cho mô hình bao bờ trên ruộng lúa, làm cho cây lúa dần dần được ổn định (năng suất cá biệt có hộ đạt 5tấn/hécta). Tuy năng suất sản lượng năm 2000 có giảm hơn so với năm 1996, song nó cũng giải quyết được một phần lớn lương thực cho nhân trong xã, giải quyết một số lượng lớn lao động trên địa bàn, góp phần ổn định cuộc sống người dân. Diện tích trồng lúa với chỉ tiêu 1.150 hécta, thực hiện được 1000 hécta, đạt 87%; chỉ tiêu sản lượng 3.450 tấn, thực hiện 2.100 tấn, đạt 61%; chỉ tiêu năng suất 3 tấn/hécta, thực hiện 2,1 tấn/hécta, đạt 67%). 
Tính đến đầu vụ mùa năm 2000 đã có 70% hộ nông dân trong xã thực hiện mô hình nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế khá tốt. Các công trình thủy lợi đầu mối đã và đang được triển khai thực hiện ở Doi Lầu – Cá Cháy với hơn 300 hécta đã góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Chỉ tiêu diện tích nuôi trồng thủy sản là 400 héc ta, thực hiện 400 hécta, đạt 100%; chỉ tiêu sản lượng là 800 tấn, thực hiện 600 tấn, đạt 75%.
Bên cạnh việc phát huy hiệu quả đầu tư từ chương trình khuyến nông, khuyến ngư, đại bộ phận nông dân An Thới Đông đã áp dụng các mô hình VAC, RAC… để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình. Chỉ tiêu đàngia súc,gia cầm là 40.000 con/năm, thực hiện 30.000 con/năm, đạt 75%. Các khu đất bãi bồi, lảng thấp, đất không có khả năng trồng lúa, đều được bà con nông dân khai thác đưa vào sử dụng trồng các loại cây thích hợp. Tới năm 2000 đã chuyển trồng được 170 hécta đước và 180 hécta dừa lá. Chỉ tiêu lâm nghiệp là 900 hécta,thự chiện 935 hécta, đạt 104%.
Các dịch vụ thương nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở khu vực trung tâm của xã có chiều hướng phát triển nhanh; lượng hàng hoá ngày một nhiều, mẫu mã, chủng loại ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giữ vững nhịp độ sản xuất bình thường, quy mô sản xuất nhỏ là phổ biến. Cân đối thu chi ngân sách với chỉ tiêu là 800 triệu đồng/năm, thực hiện 886 triệu đồng/năm, đạt 111%, tăng 10% so với tổng thu.
Về xây dựng cơ bản: Chỉ tiêu 2 tỳ đồng/năm, thực hiện 2,2 tỷ đồng/năm, đạt 110%. Tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn An Thới Đông tăng nhanh (bình quân 2 tỷ đồng/năm), chủ yếu tập trung vào đường giao thông nông thôn, xoá cầu khỉ, mở rộng mạng lưới điện, các công trình phúc lợi như y tế, trường học…Những công trình nhà nước và nhân dân cùng làm cũng được tích cực triển khai hàng năm. Kết quả là nhiều tuyến đường, đoạn đường vào khu dân cư, xóm ấp được mở rộng và trải sỏi đỏ; việc xây cất nhà ở trong dân phát triển nhanh thúc đẩy quá trình độ thị hoá trên địa bàn. Chỉ tiêu huy đ65nglao động côngích là 8.000 ngày công/năm, thực hiện 8.000 ngày công/năm, đạt 100%.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ An Thới Đông, những thành tựu đáng kể trong ổn định và phát triển sản xuất thông qua chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, trong đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, đời sống người dân ngàng càng được nâng cao.. đã mở ra một triển vọng tốt đẹp cho những năm tới.
Về mặt văn hoá –xã hội, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ đã xác định việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân An Thới Đông là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đảng và Chính quyền xã. Đảng ủy chỉ đạo chặt chẽ việc thường xuyên rà soát, bổ sung phúc tra những hộ thuộc diện xoá đói giảm nghèo để có biện pháp tích cực và thiết thực giúp đỡ như cho vay vốn và quản lý nguồn vốn cho vay một cách chặt chẽ; tổ chức hướng dẫn sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Đảng bộ còn chỉ đạo thực hiện chu đáo các chính sách về y tế, giáo dục, lao động công ích đối với những hộ nằm trong chương trình, khắc phục thiên tai….
Từ năm 1996 đến năm 2000 xã đã trợ vốn cho 740 hộ với số tiền là 711,4 triệu đồng. Đã có 50% số hộ nói trên vượt qua được cái nghèo (thu nhập từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/năm), trong đó có 85 hộ có đời sống khá giả và ổn định.
Về việc nâng cao dân trí thông qua giáo dục và đào tạo, nhiệm kỳ 1996-2000, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, sự cố gắng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân địa phương,   xã An Thới Đông đã hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học vàonăm 1997; nâng tỷ lệ người biết chữ (trong độ tuổi 15 - 25) từ 90,85% lên 92,79%; hạ thấp 3,9 lần số trẻ trong độ tuổi 6 - 14 bị thất học (từ 601 cháu xuống còn 150 cháu); tăng hơn 2 lần tỷ lệ trẻ 14 tuổi được phổ cập giáo dục tiểu học (từ 31,7% lên 81,13%); tỷ lệ trẻ 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học tăng gấp 3 lần (từ 29,2% lên 98,3%); chỉ tiêu huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo là 70%, thực hiện được 35%; chỉ tiêu huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 98%, thực hiện được 95%; , chỉ tiêu trẻ tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 là 100%, thực hiện được 98%; chỉ tiêu trẻ tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 là 100%, thực hiện 95% ; tổng thể hàng năm đạt 95% so với chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Chi bộ đề ra.
Các hoạt động văn hoá thông tin –thể dục thể thao cũng được Đảng bộ quan tâm, chăm lo phát triển; từng bước đi vào chiều sâu; phục vụ cho yêu cầu chính trị của địa phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân An Thới Đông. Năm 1999 xã đã cho ra mắt một Ban Chủ nhiệm Ấp Văn hoá (ấp An Hoà) và đạt chuẩn Văn hoá vào cuối năm 2000.
Công tác chăm lo đời sống cho hộ chính sách và xã hội nghèo cũng được thực hiện đầy đủ, khách quan, đúng chế độ, đúng đối tượng. Tính đến năm 2000, xã đã xây dựng được 38 căn nhà tình nghĩa; sửa chữa chống dột cho các hộ diện chính sách được 49 căn, cho diện xã hội nghèo được 90 căn; xây dựng được 195 căn nhà tình thương cho những hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở.
Việc chăm lo sức khoẻ nhân dân cũng được Đảng bộ đặc biệt chú trọng. Nhiệm kỳ 1996-2000 xã đã tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, y, bác sĩ, giuờng bệnh, thuốc men; mở thêm các điểm y tế, chốt cấp cứu xa trung tâm xã…Nhờ vậy mà sức khoẻ của nhân dân được chăm sóc kịp thời hơn, tốt hơn; dịch bệnh được đẩy lùi. Từ năm 1995 trở đi, số người mắc bệnh sốt rét ngày càng giảm nhiều, tới 1999 tỷ lệ người bị sốt rét ở An Thới Đông chỉ còn chiếm 0,04% dân số toàn xã. Những hoạt động dân số-kế hoạch hoá gia đình, chương trình hoạt động vì trẻ em luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Có 800 người tham gia kế hoạch hoá gia đình, chỉ tiêu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên do Đại hội Chi bộ lần thứ VIII đề ra là 1,6%, thực hiện được 1,7%, chỉ tiêu tiêm chủng trẻ em là 80, thực hiện 85, đạt 107%.
Về lãnh đạo công tác an ninh – quốc phòng: Đảng bộ luôn luôn quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo hết sức chặt chẽ và sâu sát lĩnh vực này nên tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội của An Thới Đông luôn giữ vững được sự ổn định. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng được tăng cường, đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực ngày càng cao. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được duy trì thường xuyên liên tục, có hiệu quả nên nhiều băng nhóm tệ nạn xã hội đã bị triệt phá kịp thời. Từ 1996-2000 chỉ có 239 vụ vi phạm, giảm 32 vụ so với nhiệm kỳ trước. Điều đáng lo lắng là tình trạng hút chích ma tuý đang có dấu hiệu xâm nhập vào địa bàn An Thới Đông, nhất là trong giới trẻ. Cấp ủy đã chỉ đạo lực lượng công an và dân quân du kích có biện pháp cụ thể, hữu hiệu để ngăn chặn sự xâm nhập nguy hiểm của “cái chết trắng”. Cấp ủy cũng đã lãnh đạo tốt việc triển khai các nghị quyết liên tịch giữa các ngành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành phápluật trong nhân dân. Do vậy tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã trong 5 năm 1996-2000 nhìn chung là tốt, không có những vụ việc lớn, nổi cộm về mất an ninh trật tự xảy ra…
Trong hoạt động quốc phòng, cấp ủy đã lãnh đạo xây dựng kế hoạch quốc phòng toàn dân với các kế hoạch tác chiến trị an, xây dựng lực lượng, diễn tập phòng thủ khu vực. Nhìn chung đạt yêu cầu và được đoàn kiểm tra của Huyện đánh giá khá. Nổi bật là công tác tuyển quân, luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, điều mà nhiều nhiệm kỳ trước làm chưa tốt lắm.
Như vậy, trong thời kỳ 1996-2000, với sự nỗ lực của cấp ủy và chính quyền, sư giác ngộ của quần chúng cộng với trách nhiệm của các đoàn thể xã An Thới Đông, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định; công tác xây dựng lực lượng thực hiện tốt, nhất là phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và xử lý các sự vụ xảy ra. Thông qua việc xây dựng lực lượng an ninh cơ sở tổ nhân dân, các vụ phạm pháp hình sự giảm; cơ quan công an xã đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy và luôn hoàn tốt nhiệm vụ hàng năm. Từ việc chia tách tổ nhân dân và ấp một cách hợp lý, đã nâng chất lượng công tác quản lý địa bàn cũng như việc triển khai thực hiện Nghị quyết an ninh hàng năm, nghị quyết liên tịch giữa Công an xã và Hội Cựu chiến binh xã, giữa Công an và Đoàn TNCS HCM xã. Nhờ vậy đã đẩy mạnh được công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật.
Nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương của xã có tiến bộ nhất định; hàng năm đều tổ chức chu đáo các đợt diễn tập phòng thủ và làm công tác A3 hợp đồng cụm chiến đấu; duy trì liên tục lượng thường trực; thực hiện công tác huấn luyện hàng năm cho dân quân tự vệ và quân dự bị động viên cũng như công tác sẵn sàng chiến đấu. Đảng ủy cũng chú trọng chỉ đạo UBND xã làm tốt công tác hành chính - tư pháp; giải quyết đơn từ, thủ tục hành chính cho dân một cách nhanh chóng, nhiệt tình, công bằng, không vụ lợi, không làm khó cho dân cho nên mọi việc đã được giải quyết theo đúng quy trình pháp luật, không để xảy ra sai sót lớn.
Về công tác xây dựng Đảng, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, Đảng bộ xã An Thới Đông đã tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, 6 (lần 2); nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên; tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Thành ủy về chức năng nhiệm vụ của chi bộ ấp, duy trì nề nếp và chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tổ chức Đảng ở An Thới Đông luôn thể hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Qua phân tích chất lượng, tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, tổ chức Đảng xã An Thới Đông đạt danh hiệu Tổ chức cơ sở trong sạch vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnh 5 năm liền (1996-2000). Các chi bộ (từ 1999) đều đạt từ loại khá trở lên. Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách tăng đều hàng năm. Năm 1993 có 75 % đảng viên đủ tư cách thì năm 2000 là 100% đảng viên của Đảng bộ đủ tư cách. Tháng 7 năm 1998, Huyện uỷ điều động đồng chí Phan Văn Trưng nhận đi nhiệm vụ mới, đồng chí Võ Văn Dân được cử làm Bí thư Chi bộ; đồng chí Tô Văn Xã làm Chủ tịch UBND xã.
Về mặt tổ chức, năm 1999 ở An Thới Đông chỉ có Chi bộ Đảng. Từ tháng 10/1999 theo Quyết định số 296- QĐ/HU ngày 29-10-1999 của Ban Thường vụ Huyện ủy Huyện Cần Giờ về việc thành lập Đảng bộ xã An Thới Đông, Chi bộ An Thới Đông được nâng lên thành Đảng bộ với 30 đảng viên, 4 chi bộ bộ phận (3 chi bộ ấp và 1 chi bộ giáo dục).
Bằng quyết định số 297-QĐ/HU ngày 29-10-1999, Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ chỉ định tạm thời Đảng ủy xã An Thới Đông:
1. Đồng chí Võ Văn Dân    - Giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy
2. Đồng chí Tô Văn Xã       - Giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy
3. Đồng chí Phạm Quang Chinh - Đảng ủy viên
4. Đồng chí Ngô Văn Lợi              - Đảng ủy viên
5. Đồng chí Lê Thành Sơn           - Đảng ủy viên
6. Đồng chí Nguyễn Văn Định     - Đảng ủy viên
7. Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Mai         - Đảng ủy viên.
Đảng ủy xã An Thới Đông có trách nhiệm chuẩn bị nội dung tiến hành đại hội theo quy định của Điều lệ Đảng (Điểm 5, Điều 13, Chương II).
Đến năm 2000 đã có 33 đảng viên. Từ sau khi thành lập các chi bộ bộ phận, Đảng ủy chỉ đạo tiến hành đại hội chi bộ bầu cấp ủy và đi vào sinh hoạt có nề nếp.
Lĩnh hội sự chỉ đạo của Huyện ủy, căn cứ vào tình hình thực tế của An Thới Đông, Đảng bộ xã mà cụ thể là Đảng ủy đã nghiên cứu bố trí sắp xếp cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt vào các chức danh chủ chốt, chức danh chuyên môn phù hợp với quy hoạch cán bộ của xã. Học tập để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ cũng được Đảng ủy xã đặc biệt chú trọng. Trong nhiệm kỳ 1996-2000, đã gửi đi đào tạo 48 người: học cao cấp chính trị 02 người; học trung cấp quản lý nhà nước 14 người; học trung cấp kế toán 02 người; học trung cấp pháp lý 05 người; học trung cấp chính trị 25 người.
Công tác phát triển đảng cũng được Đảng bộ quan tâm với một kế hoạch, tạo nguồn, bồi dưỡng cụ thể ngay từ đầu nhiệm kỳ VIII, kết quả là trong thời kỳ 1996 – 2000 đã kết nạp được 31 đảng viên mới, so với chỉ tiêu đặt ra là 20. Các chi bộ đều có một số đối tượng Đảng để theo dõi giúp đỡ, bồi dưỡng. Đảng uỷ đang thực hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng ban nhân dân ấp.
Đảng bộ An Thới Đông cũng hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, quán triệt và nắm vững các nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước; nắm bắt kịp thời tình hình thời sự trong nước và thế giới để có thể nắm hiểu được diễn biến tư tưởng của quần chúng, kịp thời giải thích, thuyết phục, giáo dục, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng trong nhân dân. Nhờ đó mà nhận thức tư tưởng của cán bộ, đảng viên cũng như quần chúng nhân dân được nâng lên một bước; cán bộ, đảng viên của Đảng bộ luôn giữ vững được phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống, kiên định lập trường và tin tưởng vào mục tiêu lý tưởng của Đảng cũng như con đường đổi mới của đất nước. Cán bộ, đảng viên của Đảng bộ luôn đoàn kết thống nhất; luôn giữ vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các nghị quyết của Huyện ủy, của Đảng ủy xã cũng như các chủ trương, chính sách khác của Nhà nước, được nhân dân cả xã tín nhiệm và tin cậy.
Thông qua tổ dân phố nơi gia đình các đảng viên sinh sống, thông qua công tác giám sát, kiểm tra, Đảng ủy nắm rõ tình hình tư tưởng của đảng viên để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, cho nên cả nhiệm kỳ 1996-2000, Đảng bộ An Thới Đông không có đảng viên sai phạm.
Đảng ủy xã An Thới Đông thể hiện được vai trò trung tâm lãnh đạo trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nghiêm túc các quy chế, đoàn kết thống nhất trong việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đảng ủy xã luôn tôn trọng và phát huy vai trò của chính quyền và các đoàn thể quần chúng; không có biểu hiện bao biện, làm thay hoặc chồng chéo chức năng giữa Đảng và chính quyền. Đảng ủy còn làm tốt công tác kiểm tra và quản lý đảng viên.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, hoạt động của HĐND và UBND xã dần đi vào nề nếp, có hiệu quả, đúng pháp luật. Thông qua việc bố trí cán bộ, thực hiện tốt quy chế công chức, nhất là đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND ngày càng cao, được nhân dân tin cậy và tín nhiệm. Trên cơ sở đó xã tiếp tục thực hiện cải tiến thủ tục hành chính, quy chế tiếp dân và kịp thời giải quyết khiếu kiện của công dân theo đúng chức năng và đảm bảo tuân thủ luật pháp; từng bước đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, củng cố nhận thức, nâng cao niềm tin trong nhân dân.
Xây dựng chính quyền cũng là công tác trọng tâm của Đảng bộ An Thới Đông. Trong nhiệm kỳ 1996-2000 đã hai lần chỉ đạo tổ chức bầu cử HĐND và UBND xã. Đảng bộ đã thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua việc xem xét và quyết định danh sách ứng cử vào HĐND và UBND xã – cơ quan chấp hành, triển khai thực hiện mọi nghị quyết của Đảng bộ. Với đội ngũ cán bộ do Đảng bộ lựa chọn và bồi dưỡng, UBND xã thực hiện tốt vai trò cơ quan quản lý nhà nước ở cơ sở, có trách nhiệm triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ vào thực tiễn, biến chúng thành chương trình hành động vụ thể của quần chúng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của xã ngày một đi lên.
Nhận thức rõ vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng xã nhà phát triển, Đảng bộ An Thới Đông đã không ngừng chỉ đạo củng cố tổ chức hoạt động của Đoàn Thanh niên bằng việc tạo mọi điều kiện để Đoàn hoạt động; cải tiến phương thức tập hợp thanh niên thông qua việc đầu tư cho hoạt động phong trào, củng cố đội nhóm. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT được tăng cường và duy trì thường xuyên; công tác phát triển Đoàn và nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn cũng đựơc quan tâm đặc biệt, nhất là việc giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Mặt trận và các đoàn thể trong xã đã cố gắng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mình, coi trọng việc xây dựng tổ chức, đoàn viên, hội viên, lực lượng nòng cốt trong các phong trào hành động cách mạng; chăm lo giải quyết những quyền lợi, lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên cũng như trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của Huyện, Xã, nhất là thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư; học tập triển khai thực hiện Nghị định 29/CP của Chính phủ về Quy chế dân chủ ở xã; thực hiện các cuộc vận động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tình làng nghĩa xóm, , xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, xóa đói giảm nghèo, đồng thời bên cạnh quyền lợi, mỗi người dân phải tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.
Ngày 21-1-2000, Tổng Thư ký Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã ký Quyết định công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn thế giới đầu tiên của Việt Nam, chính thức gia nhập mạng lưới 368 Khu dự trữ sinh quyển của 91 quốc gia trên thế giới. Việc gia nhập mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển quốc tế đã chứng minh năng lực và sự đóng góp của Cần Giờ, trong đó có An Thới Đông vào sự nghiệp giữ gìn các giá trị văn hóa và bảo tồn thiên nhiên cho nhân loại.Rừng ngập mặn Cần Giờ – An Thới Đông được khôi phục trong 30 năm qua đã góp phần tái tạo và cân bằng hệ sinh thái, môi trường phía Đông Nam Thành phố và các tỉnh lân cận. Sự phát triển của rừng ngập mặn Cần Giờ - An Thới Đông đã có tác động thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân Cần Giờ nói chung và nhân dân An Thới Đông nói riêng.
Ngày 28-4-2000, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương đã ký Quyết định số 160/KT.CTN tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ, dân và quân Huyện Cần Giờ vì những công lao đóng góp và thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong vinh dự chung này, có sự đóng góp không nhỏ của Đảng bộ và nhân dân An Thới Đông.
Trong niềm vui chung của cả Huyện, tháng ngày 26 tháng 9 năm 2000, Đảng bộ xã An Thới Đông họp Đại hội Đảng viên Đảng bộ An Thới Đông lần thứ IX nhiệm kỳ 2000-2005 để tổng kết nhiệm kỳ VIII và bàn phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ IX.
Tham dự Đại hội có 41/41 đảng viên được triệu tập.
Đồng chí Hồ Văn Ngon – Bí thư Huyện uỷ, thay mặt Huyện uỷ Cần Giờ dự và chỉ đạo Đại hội.
Đại hội khẳng định những thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của An Thới Đông trong 5 năm 1996 – 2000 là nhờ có sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Huyện ủy và sự năng động, sáng tạo của Đảng ủy xã đã dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì mục tiêu phấn đấu đưa xã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến kịp các xã khác trong Huyện và Thành phố.
Sau 5 năm phấn đấu vượt khó, kinh tế của xã có phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một bước rõ rệt, trình độ dân trí được nâng lên, bộ mặt của xã thay đổi từng ngày.
Đại hội cũng mạnh dạn nhìn nhận một số mặt hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, đó là:
Về mặt kinh tế, phát triển không đồng đều, chỉ mới tập trung ở một bộ phận hộ dân và một số nghề, một số chỉ tiêu sản xuất thủy sản, lúa mà Đại hội VIII đề ra không đạt như Nghị quyết. Còn lúng túng trong việc giải quyết tạo nghề cho dân. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất còn chậm; quản lý đất đai chưa chặt chẽ. Sở dĩ còn những yếu kém đó là do thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi; tác động của môi trường sinh thái đến và nông nghiệp và ngư nghiệp; trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng KHKT vào sản xuất còn chậm, một bộ phận nông dân chưa thích nghi với việc chuyển đổi tập quán sản xuất. Sự lãnh đạo của Đảng ủy và điều hành của UBND chưa thực sự nhậy bén, năng động; việc tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chưa làm kiên quyết, đến nơi đến chốn, còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ dẫn đến việc quản lý đất đai, tài nguyên môi trường chưa hiệu quả.
Về mặt văn hóa – xã hội: Tuy đã hoàn thành được chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, song số tái mù chữ và không biết chữ trong độ tuổi vẫn phát sinh do một số hộ dân thiếu lao động khiến trẻ em phải bỏ học sớm để phụ giúp gia đình; tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao.
Hàng năm hạ được tỷ lệ hộ nghèo đói từ 10 - 15% và phấn đấu cuối năm 2000 còn 15%, song số dư nợ quá hạn trong diện XĐGN còn cao, tới 35%. Số hộ tái nghèo phải bổ sung trở lại diện XĐGN cũng tăng do việc điều tra chưa được kỹ, việc hướng dẫn sử dụng vốn làm chưa chu đáo, chưa kiên quyết trong việc thu hồi vốn.
Nhìn chung dân trí phát triển vẫn chậm, chưa thu hút được thanh niên vào các hoạt động giải trí lành mạnh nên tệ nạn nhậu nhẹt say sưa, đá gà cá độ ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự của xóm ấp.
Sở dĩ như vậy là do nhận thức của một bộ phận dân chúng đối với việc học hành của con em họ còn hạn chế; Đảng ủy, UBND và các đoàn thể chú trọng nhiều tới thúc đẩy kinh tế phát triển mà thiếu các biện pháp thiết thực, hữu hiệu, có tính khả thi để triển khai thự chiện nhiệm vụ phát triển văn hóa –xã hội.
Tình hình an ninh chính trị cũng chưa thực sự vững chắc, nhất là đối với địa bàn một xã giáp ranh với nhiều địa phương khác huyện, khác tỉnh. Nhận thức pháp luật trong dân cũng chưa cao; việc xây dựng lực lượng an ninh nòng cốt còn mỏng; việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ cũng chưa đáp ứng thật sự các yêu cầu chất lượng và số lượng. Việc tổ chức huấn luyện và diễn tập hợp đồng chiến đấu cũng mới chỉ dừng ở mức hình thức nhiều hơn là chất lượng nội dung. Ở đây có trách nhiệm của Đảng ủy và UBND xã trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vu an ninh quốc phòng.
Trong công tác xây dựng Đảng, sau khi có Kế hoạch 36/KH-HU ngày 29-12-1998 của Ban Thường vụ Huyện ủy về đợt sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, 6 (lần 2) khóa VIII, Đảng bộ An Thới Đông đã tiến hành quán triệt một cách nghiêm túc cho 100% đảng viên trong Đảng bộ về nội dung của Nghị quyết và chương trình hành động của Thành ủy, Huyện ủy rồi đề ra Chương trình hành động cụ thể của Đảng ủy xã.
Đảng viên tự kiểm điểm, phê bình và tự phê bình nghiêm túc theo tinh thần của Nghị quyết, có lấy ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân nơi đảng viên sinh hoạt và sinh sống. Kết quả có 95% đảng viên đạt loại I; 5% đảng viên đạt loại II – chủ yếu là những đồng chí không có vi phạm khuyết điểm gì, chỉ bị hạn chế về năng lực và nhận thức ; không có đảng viên loại III.
Sau khi thực hiện đợt sinh hoạt chính trị chỉnh đống Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 và 6 (lần 2), đảng viên của Đảng bộ An Thới Đông đã có sự chuyển biến nhất định về chất; tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng rèn luyện vượt khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của từng đảng viên được nâng lên rõ rệt. Cấp ủy cũng có dịp nhìn nhận lại những ưu khuyết, mạnh yếu để phát huy và khắc phục trong việc đoàn kết tập hợp cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đồng lòng nhất trí thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình.
Tuy nhiên về mặt này, Đảng bộ An Thới Đông cũng còn bộc lộ những điểm yếu, đó là trình độ nhận thức chưa đồng đều cho nên việc nắm bắt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước chưa thấu đáo, triển khai thực hiện thiếu đồng bộ. Công tác giáo dục chinh trị tư tưởng chưa làm thường xuyên; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình chưa mạnh, còn e dè, nể nang trong góp ý, đấu tranh xây dựng. Có đảng viên còn an phận, chưa thể hiện được vai trò tiên phong gương mẫu trước quần chúng. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng chưa mạnh, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Sở dĩ như vậy là do công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí cán bộ bị hụt hẫng từ những nhiệm kỳ trước; bản thân cán bộ đảng viên lại thụ động, thiếu năng động, sáng tạo, ít chịu học hành để nâng cao trình độ và năng lực. Trong lãnh đạo của Đảng ủy đối với sự điều hành quản lý nhà nước của HĐND và UBND chưa thể hiện sự sâu sát; thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên; còn nể nang, cảm tính.
Sau khi tổng kết, đánh giá những thành tựu và tồn tại của nhiệm kỳ VIII, Đại hội Đảng bộ An Thới Đông lần thứ IX đề ra phương hướng nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 2000-2005.
Để thực sự nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, Đảng bộ quyết tâm thực hiện đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và ý thức giác ngộ chính trị. Đảm bảo sự nhất trí trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên cũng như quần chúng nhân dân. Đảng bộ và các chi bộ bộ phận thường xuyên tổ chức cho đảng viên học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, thông tin kịp thời cho đảng viên những tin tức trong nước và quốc tế để đảng viên có kiến thức và cơ sở lý luận để làm công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng thông qua các cuộc tiếp xúc, hội họp với quần chúng, làm cho quần chúng nhân dân thông suốt và cùng thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.
Đảng bộ An Thới Đông quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch về chính trị - tư tưởng, đạo đức; vững mạnh về tổ chức, xứng đáng là một Đảng bộ của một xã thuộc Huyện Anh hùng. Tập trung nâng chất lượng hoạt động của các chi bộ ấp và chi bộ giáo dục; thực hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng ban nhân dân ấp; tập trung nâng cao kiến thức văn hóa, nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên đương chức, đảng viên trẻ. Phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ, tiếp tục thực hiện công tác tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2). Sẽ chú trọng quan tâm công tác phát triển đảng viên mới, nhất là giáo viên ở các trường và thanh niên nông thôn với chỉ tiêu đề ra là 30 đảng viên mới trong nhiệm kỳ 2000-2005. Song song đó là quy hoạch cán bộ, trước nhất là 5 chức danh cán bộ chủ chốt của xã; quy hoạch cán bộ chính quyền, ban ngành đoàn thể, cán bộ các ấp, xóm vừa cho trước mắt vừa cho lâu dài.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ An Thới Đông cũng đề ra những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho công tác xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; xây dựng chính quyền (HĐND và UBND xã); xây dựng Mặt trận và các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh
Trên nền tảng hệ thống tổ c
Kim Phúc
Số lượng lượt xem: 350