Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Thị trấn Cần Thạnh
- Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên
Thị trấn Cần Thạnh được thành lập theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiện và dân số của thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Với diện tích 2.408,93ha, dân số 10.889 người (số liệu 2005), phía Bắc Cần Thạnh giáp xã Thạnh An, phía nam và phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp xã Long Hòa. Là thị trấn Cần Thạnh huyện lỵ huyện Cần Giờ, Cần Thạnh cách Trung tâm TP.HCM 57 km. Cách Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo 15km đường biển, là một trong 02 xã, thị trấn đất liền tiếp giáp biển Đông của huyện Cần Giờ. Đây là tiếp điểm đầu tiên từ biển vào đất liền theo ngả sông Lòng Tàu.
Địa hình, đất đai:
Đất đai của Cần Thạnh thuộc hai loại phổ biến là đất giống cát và đất trũng lầy phù sa. Có độ cao trung bình trên đưới 01m, thấp nhất 0,5m so với mực nước biển. Nhìn chung, địa hình không phức tạp, chủ yếu là giống cát và đồng trũng, bờ biển thoải, bằng phẳng, nhiều phù sa, thích hợp cho trồng cây lưu niên và đánh bắt tôm cá ven bờ. Đồng trũng mặn rất phù hợp việc làm muối, sản lượng muối rất cao. Nhóm đất phèn mặn là nhóm có diện tích lớn nhất. Theo độ mặn thời gian ngập mặn, nhóm đất mặn chia làm hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên. Tuy nhiên, về mùa mưa, mặn bị d8ẩy ra xa và nước mặn được pha loãng trong thời gian dài 4-5 tháng; đồng thời đất có lớp phù sa non mịn, nên các loài cây ngập mặn phát triển rất mạnh, có tác dụng giữ bờ, lấn biển, bảo vệ môi trường cảnh quan, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh thái giàu tiềm năng ở vùng vien biển phía Đông - Nam của thành phố.
Để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, vùng này đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phương thức canh tác - các loài cây ăn quả, cây rừng, nuôi tôm… theo các mô hình nông - lâm - ngư nghiệp.
Nhược điểm chung của hai loại đất phèp mặn là nền đất yếu, nhất là đất phèn mặn thường xuyên; do đó có mặt hạn chế trong xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. bên cạnh, vùng này lại rất thuận lợi đối với gian thông đường thủy.
Thủy văn:
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Lòng Tàu - Soài Rạp, nên Cần Thạnh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất phát triển. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Đông Nam. Nó chảy ra biển Đông bằng hai ngã chính - Ngã Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; Ngã Lòng Tàu đổ ra Vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến Cảng Sài Gòn. Hai dòng sông này ôm trọn Cần Giờ và Cần Thạnh, Long Hòa là điểm giao thoa nơi cửa biển của hai dòng sông này.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, Cần Thạnh còn có các sông rạch nhỏ hơn như: Rạch Hà Thanh, Rạch Lở, Ba Yến… so với các xã của huyện Cần Giờ, Cần Thạnh có ít sông rạch hơn. Biển là chủ yếu khu vực này. Riêng nước ngầm ở Cần Thạnh rất ít và bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
Thảm thực vật:
Cây ăn quả chủ yếu là xoài, còn ngoài ra rừng ngập mặn là chính tập trung ở đồng trũng, lầy và ven sông biển, bãi bồi phù sa. Rừng ngập mặn vốn là rừng nguyên sinh, xuất hiện đã lâu năm theo lịch sử của quá trình hình thành bãi bồi cửa sông ven biển; ưu thế là loài cây đước có kích thước lớn; với hệ thực vật khá phong phú. Thời thuộc Pháp, nó là rừng cấm. Khoảng từ năm 1961-1970 thì rừng ngập mặn bị Mỹ diệt bởi chất khai quang, nên có tới 80% diện tích rừng vùng này bị trơ trụi, khiến đại bộ phận đất đai trở thành những trảng cỏ, cây bụi thứ sinh.
Còn ven bờ biển, giồng cát thì có các loại cây lá kim như: phi lao hoặc dương là chủ yếu. Loài cây này có tác dụng chắn gió và sự xâm thực của cát rất tốt.
Trong những năm gần đây, rừng ngập mặn được phục hồi, môi trường sinh thái vùng ngập mặn Cần Thạnh được cải thiện, chim, thú đã dần tái hiện, như cá sấu, khỉ, heo, cáo, trăn, rắn… và hàng chục loài chim. Đồng thời, sản lượng tôm cá vùng rừng ngập mặn cũng ngày càng nâng cao. Tác dụng to lớn của rừng ngập mặn Cần Giờ nói chung và Cần Thạnh nói riêng là bảo vệ bờ biển và giữ vai trò “Lá phổi” điều hòa khí hậu cho TP.HCM, cho các cùng lân cận và tô điểm cảnh quan phục vụ phát triển du lịch.
Thời tiết - khí hậu:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và cận duyên hải, cũng như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết là nhiệt độ cao đề trong năm và có 02 mùa mưa - khô rõ rệt làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.