Huyện Cần giờ
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
Cần Giờ (Duyên Hải cũ) cách đây 35 năm (25/02/2013)
Xin được trở lại với cái tên cũ là Duyên Hải trong bài viết này, để nhớ cái thời gian khó của cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ cứu nước nơi vùng đất sình lầy ngập mặn này, và cũng để nhớ những tháng ngày xây dựng huyện biển xa xôi của TP.HCM.
Một số kinh nghiệm và bài học thực tiễn. (13/12/2011)
Nguồn lực phát triển: Biến tiềm năng phong phú đa dạng thành khả năng vật chất thực sự phát triển kinh tế là nổ lực xuyên suốt tiến trình chuyển biến xã hội của huyện: Trước hết là khai thác tiềm năng đất nông nghiệp, thể hiện trong giai đoạn đầu phục hóa, mở rộng diện tích trồng trọt, đỉnh cao vào năm 1982-1983 với 5.500 ha đất trồng lúa, ...
Những sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa dân gian miền biển (10/06/2011)
Cũng như các địa phương miền biển khác, lễ hội dân gian Cần Thạnh cũng hướng tới những đối tượng thiêng liêng. Đó là những hình ảnh, những biểu tượng hội tụ và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của những người đi tiên phong khai hoang mở làng mở nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm, hay có công chống thiên tai, cải tại thiên nhiên, xây dựng cuộc sống…
Về xây dựng nông trường trên đất rừng huyện Duyên Hải (03/06/2011)
Từ cuối năm 1978, thành phố chủ trương giao cho các quận nội thành và một số ngành liên quan tổ chức xây dựng các nông trường trên đất rừng hoang vắng của Duyên Hải. Tổng kết xây dựng nông trường trên địa bàn Duyên Hải vào tháng 3/1985, đánh giá quá trình thực hiện chủ trương xây dựng các nông trường và trường giáo dục cải tạo của các quận nội thành và ban ngành trên đất Rừng Sác ngập mặn. 18 đơn vị gồm: 12 nông trường có cơ cấu kinh tế ngư – lâm (quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, quận Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thanh niên, Xí nghiệp nuôi trồng Duyên Hải, Xí nghiệp nuôi tôm Nước Vân), 01 nông trường cơ cấu kinh tế nông – ngư – lâm (Nông trường Thanh niên xung phong), 01 nông trường nông – ngư (nông trường quận 3), 01 lâm trường (Duyên Hải), 02 trường giáo dục cải tạo (quận 1 và Sở Lao động Thương binh và Xã hội)
Xây dựng lực lượng chính trị (16/05/2011)
Trong công tác xây dựng đảng: đảng bộ chú ý giáo dục quán triệt các chủ trương, đường lối của đảng, nhiệm vụ của địa phương, kết hợp phổ biến kinh nghiệm thông qua thực tiễn hoạt động, rút ra bài học từ những khuyết điểm, tiêu cực phát sinh. Kết quả của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đã làm cho cán bộ, đảng viên nâng cao một bước về năng lực công tác, củng cố phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sa sút ý chí phẩm chất, thiếu vững vàng trước khó khăn, làm giảm lòng tin nơi quần chúng. Tồn tại trong công tác chính trị, tư tưởng của đảng bộ là chưa chủ động, kịp thời, việc quán triệt các chủ trương đường lối chưa sâu sắc, chưa tổng kết tốt các kinh nghiệm sáng tạo trong tổ chức thực tiễn, chưa nhạy bén góp phần ngăn ngừa những sai sót, khuyết điểm mới phát sinh trong từng chi bộ.
Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ IV (tháng 9/1986) và quá trình quán triệt đường lối đổi mới, duy trì bước phát triển kinh tế - xã hội. (12/05/2011)
Tháng 9/1986, đảng bộ huyện có 42 cơ sở gồm 02 đảng bộ công an, quân sự và 40 chi bộ với 480 đảng viên (68 nữ). Sau đại hội các cơ sở đảng, huyện có thêm 2 đảng bộ xã (Cần Thạnh, Bình Khánh) nâng số đảng bộ cơ sở lên 4 và còn 38 chi bộ cơ sở. Cấp ủy ở cơ sở có 108 Đ/c, so với khóa III tăng 39 người (36,11%). Trình độ văn hóa và lý luận chính trị của các cấp ủy cũng tăng, 10 Đ/c có trình độ đại học (khóa III có 01 Đ/c), 18 Đ/c có trình độ trung cấp lý luận chính trị (khóa III có 05 Đ/c). Độ tuổi bình quân khóa khóa III là 40,4 tuổi, khóa IV là 36,1 tuổi. nữ có 12 Đ/c (1,11%) so với 07 Đ/c của khóa III. Cán bộ tại chỗ khóa IV là 64 Đ/c (59,25%) so với 24 Đ/c (34,78%) của khóa III.
Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1996-2000 (04/05/2011)
Ngày 02/02/1996, kỳ họp lần thứ 4 HĐND huyện khóa VII đã ra Nghị quyết về xác định địa giới hành chính huyện Cần Giờ theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trong đó khẳng định khu đất Gò Gia, diện tích 3.100ha là phần đất thuộc quyền quản lý của huyện Cần Giờ, TP.HCM, không chấp nhận ý kiến đề nghị của UBND huyện Tân Thành, tỉnh Đồng Nai và UBND huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 (04/05/2011)
Kinh tế của huyện tiếp tục giữ được sự ổn định và có bước tăng trưởng khá. Cơ bản đã định hình phương hướng sản xuất, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với quy hoạch và đúng định hướng, thể hiện rõ thế mạnh tiềm năng kinh tế của huyện. Giá trị tổng sản xuất tăng 77% (bình quân 11,7%/năm). Giá trị tăng thêm bình quân 10%/năm. Các ngành ngư, nông, lâm, diêm nghiệp tăng bình quân 8,22%/năm, chiếm tỷ trọng 48%. Các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông tăng bình quân 25,53%/năm, chiếm tỷ trọng 37%. Ngành dịch vụ đã có xu hướng gia tăng dù tỷ trọng không thay đổi (15%).
Lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1996-2000 (khóa VII). (04/05/2011)
Kết quả thực hiện qua các năm 1996-2000: Năm 1996, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị GDP cả năm là 179,9tỷ, đạt 95,2% kế hoạch, tăng 20,7% so với 1995. Ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm, đạt 64,78% kế hoạch, giá trị sản xuất các ngành nghề khác đều tăng khá. Ngư nghiệp đạt 118,73% kế hoạch, tăng 42,9%, xây dựng, sửa chữa từ vốn ngân sách đạt 89,78% (nếu tính tổng mức vốn từ các nguồn đầu tư trên địa bàn thì đạt 104,4% kế hoạch, tăng hơn 10,5%), thu ngân sách Nhà nước, cân đối thu chi ngân sách huyện đều vượt kế hoạch từ 6-10% và tăng trên 50% so với năm 1995. Chi tiêu bình quân đầu người tăng 18,53% so với năm 1995.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ qua đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 1996-2000). (04/05/2011)
Đại hội đải biểu đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ VII nhiệm kỳ 1996-2000 đã khai mạc vào ngày 19/3/1996 tại Hội trường Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ huyện. Về dự đại hội có 108 đại biểu đại diện cho 508 đảng viên của đảng bộ. Đ/c Phạm Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Đ/c Lê Thanh Hải, Thành ủy viên, TT UBND thành phố thay mặt lãnh đạo thành phố dự đại hội. Ngoài ra còn có đại diện các Sở, ban ngành thành phố, chuyên viên các Ban đảng Thành ủy, Thủ trưởng các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn huyện và các Đ/c nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ huyện khóa VI tham dự.
—