Xây dựng lực lượng chính trị
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xây dựng lực lượng chính trị
Trong công tác xây dựng đảng: đảng bộ chú ý giáo dục quán triệt các chủ trương, đường lối của đảng, nhiệm vụ của địa phương, kết hợp phổ biến kinh nghiệm thông qua thực tiễn hoạt động, rút ra bài học từ những khuyết điểm, tiêu cực phát sinh. Kết quả của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đã làm cho cán bộ, đảng viên nâng cao một bước về năng lực công tác, củng cố phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sa sút ý chí phẩm chất, thiếu vững vàng trước khó khăn, làm giảm lòng tin nơi quần chúng. Tồn tại trong công tác chính trị, tư tưởng của đảng bộ là chưa chủ động, kịp thời, việc quán triệt các chủ trương đường lối chưa sâu sắc, chưa tổng kết tốt các kinh nghiệm sáng tạo trong tổ chức thực tiễn, chưa nhạy bén góp phần ngăn ngừa những sai sót, khuyết điểm mới phát sinh trong từng chi bộ.
Năm 1983, huyện phát triển 51 đảng viên mới, năm 1984 là 54, năm 1985 là 85. Từ nguồn cán bộ trưởng thành sau gần 10 năm hoạt động thực tiễn, phấn đấu trong công tác, năm 1985 đề bạt 13 cấp trưởng, 16 cấp phó phòng, ban huyện, trong đó hơn 50% là cán bộ địa phương trưởng thành sau 30/4/1975. Đội ngũ cán bộ, đảng viên mới năng nỗ, được học tập lý luận, có trình độ văn hóa cao hơn giai đoạn trước, là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện. Thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng đảng bộ huyện vững mạnh, năm 1985 Duyên Hải là 1 trong 50 huyện cả nước được báo cáo điển hình về xây dựng trong hội nghị tổng kết của Trung ương.
Như vậy, trong 3 năm 1983-1985 đã phát triển 24 đảng viên (chỉ tiêu là 250), bình quân một đảng viên cũ phát triển một đảngviên mới. Đến năm 1985, đảng bộ có 480 đảng viên sinh hoạt trong 42 tổ chức cơ sở, tăng hơn nhiệm kỳ trước 12 cơ sở đảng. Do đội ngũ cán bộ đảng viên ngày càng trưởng thành, nhiều đảng viên mới phát huy tác dụng nên chất lượng của các cơ sở đảng cũng tăng lên. Số cơ sở vững mạnh tăng gấp 4 lần so với năm 1982 (8/2), tỷ lệ vững mạnh và khá chiếm 94,3%. Qua sàng lọc thử thách đã thi hành kỷ luật 47 trường hợp (tỷ lệ 9,8%), trong đó có 06 trường hợp khai trừ, 09 trường hợp đưa ra khỏi đảng, 09 trường hợp lưu đảng. Ngoài ra, vẫn còn 02 cơ sở yếu, 11 cơ sở ghép và 09 đơn vị chưa có đảng viên. Gắn liền với chấn chỉnh các mặt công tác đảng, đảng bộ đã chỉ đạo tinh giản các tổ chức trung gian để tăng cường cán bộ cho cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng và kiện toàn các tổ chức cơ sở có nhược điểm là chưa gắn với lực lượng trực tiếp sản xuất kinh doanh. Đảng viên trong sản xuất ngư, nông nghiệp chỉ chiếm 5,91%, trong lưu thông phân phối 6,79%, trong văn hóa xã hội 5,29% ít nhiều đã làm hạn chế sự lãnh đạo của đảng đối với cơ sở và quần chúng. Công tác đảng, công tác vận động quần chúng trong các cơ quan, nhất là cơ quan sản xuất kinh doanh còn yếu, chưa phát huy được vai trò “bộ tứ”, còn có hiện tượng giám đốc lấn lướt cấp ủy đảng và đoàn thể quần chúng.
Công tác quy hoạch cán bộ ngày càng được đảng bộ huyện chú trọng. Trước nhiều khó khăn mới, huyện đã đề bạt 83 trường hợp, trong đó có Đ/c trưởng thành sau ngày 30/4/1975, phần lớn là những cán bộ trẻ, có năng lực, đồng thời đưa đi đào tạo bằng nhiều hình thức cho gần 1.200 lượt cán bộ. Huyện ủy cũng tăng cường nhiều cán bộ chủ chốt cho các xã và cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện có nhiều tiến bộ, song so với yêu cầu nhiệm vụ mới vẫn còn hạn chế, công tác quy hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ vẫn còn chấp vá, lúng túng và thiếu.
Hoạt động của hệ thống chính quyền được kiện toàn đồng thời với tổ chức đảng, phân nhiệm của HĐND 2 cấp rõ ràng hợn, hoạt động dân chủ, thực chất hơn với thành phần được đề cử tiêu biểu hơn, đặc biệt nòng cốt là UBND tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương của đảng bộ huyện và chỉ đạo từ cấp Thành phố và Trung ương.
Bộ máy chính quyền ngày càng được củng cố, HĐND, UBND huyện và xã khóa 4 được tăng cường, chất lượng hoạt động ngày càng được cải tiến. Huyện đã từng bước phân công phân cấp các mặt cho xã, giúp đỡ xã xây dựng tốt kế hoạch kinh tế - xã hội và giao quyền chủ động về ngân sách cho cơ sở nên qua 3 năm các xã đã phát triển nhanh chóng, cán bộ các ngành và chính quyền cơ sở có bước trưởng thành. Công tác điều hành bộ máy Nhà nước của huyện ngày càng đồng bộ hơn. Quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết kinh tế được mở rộng.
Tuy có bước tiến độ, nhưng bộ máy Nhà nước của huyện, xã còn phải tiếp tục củng cố để tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý và phát huy quyền làm chủ tập của nhân dân lao động. Công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế trên địa bàn còn nhiều mặt yếu kém, tổ chức triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và của đảng còn chậm. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh kém hiệu lực, còn biểu hiện quan liêu, xa rời thực tế, mệnh lệnh, cửa quyền, hách dịch với nhân dân.
Công tác vận động quần chúng: mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng quần chúng nhân dân lao động, thông qua các tổ chức đoàn thể, qua các phong trào hành động cách mạng cụ thể đã có sự chuyển biến và nhận thức tương đối rõ nét, nhất là đối với sự lãnh đạo của đảng về cácvấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, về vai trò của mình trong việc góp phần làm tròn nghĩa vụ, tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng quyền làm chủ tập thể…
Các đoàn thể chính trị của huyện với mạng lưới chân rết đến cơ sở là lực lượng nòng cốt trong quần chúng. Mặt trận Tổ quốc từ huyện đến các xã đi đầu trong vận động mua công trái xây dựng Tổ quốc, đóng góp xây dựng Thủy điện Trị An, xây dựng Quỹ bảo thọ. Đến năm 1985, Mặt trận các cấp đã tập hợp được 2.686 phụ lão tham gia sinh hoạt trong 133 tổ hội. Hội Liên hiệp Phụ nữ đẩy mạnh công tác tuyên truyền 4 nội dung xây dựng người phụ nữ mới, các phong trào hậu phương quân đội, vì tuyến đầu Tổ quốc, tiết kiệm, chăm lo đời sống cho hội viên nghèo… Hội có 7.658 hội viên sinh hoạt trong 252 tổ hội. qua thực hiện Chỉ thị 44 của Trung ương về chính sách đối với các cán bộ nữ, ở các chi, đảng bộ đã có nhiều cán bộ nữ trưởng thành trên nhiều lĩnh vực công tác. Hội Nông dân tập thể tích cực vận động xây dựng phong trào hợp tác hóa và thực hiện các chính sách của đảng trong cải tạo nông nghiệp. Với 11.879 tập thể là tổ chức quần chúng rộng khắp từ xã ấp đến các tập đoàn, hợp tác xã nông nghiệp. Công đoàn huyện và cơ sở từng bước tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền, cơ quan, xínghiệp, động viên cán bộ, công nhân viên chức hăng hái thi đua hoàn thành nhiệm vụ. Toàn huyện có 1.679 công đoàn viên, chiếm gần 80% tổng số cán bộ, công nhân viên chức, sinh hoạt tại 34 tổ chức cơ sở gồm 113 tổ công đoàn. Năm 1985, huyện lập Hội Lao động hợp tác ở các xã ngư nghiệp với 64 tổ và 1.341 hội viên.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mở rộng các hình thức sinh hoạt chính trị, tư tưởng, triển khai các đợt giáo dục truyền thống và tăng cường hành động cách mạng của đoàn viên, thanh thiếu niên. Thanh niên luôn là lực lượng đi đầu trong các đợt triển khai xây dựng “cánh đồng mẫu”, “cửa hàng thanh niên”, tập đoàn sản xuất tiên tiến. Huyện cũng thành lập Liên đội Thanh niên xung phong, tập hợp số thanh niên chưa có việc làm ổn định tham gia lao động xây dựng huyện. Từ 1983 đến 1985 đã phát triển 1.526 đoàn viên, nâng tổng số đoàn viên lên 2.100 Đ/c, chiếm 17% tổng số thanh niên của huyện. Toàn huyện có 44 tổ chức cơ sở Đoàn, trong đó có 35 cơ sở vững mạnh và khá, không còn cơ sở yếu kém. Trong 2 năm 1984-1985 Đoàn đã giới thiệu cho đảng 584 đoàn viên ưu tú, trong đó có 211 Đ/c được kết nạp vào đảng. Tồn tại lớn nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở huyện là chưa thật sự bắt rễ trong lực lượng trực tiếp sản xuất, tổ chức Đoàn trong ngư nghiệp còn bỏ trống, chất lượng đoàn viên chưa được nâng lên, các Ban Chấp hành đoàn cơ sở chưa được củng cố nên đã làm cho hoạt động Đoàn yếu đi.
Nhìn chung hệ thống chính trị của huyện thời kỳ 1983-1985 vươn lên vững mạnh trên nhiều mặt, tăng cường giáo dục nhận thức chính trị, các chủ trương phát triển xã hội toàn diện, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất về kinh tế và xã hội, xây dựng lực lượng từ đội ngũ cán bộ đến sinh hoạt và phát triển các phong trào hành động cách mạng. Chính hệ thống chính trị này làm nòng cốt tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị một cách xuất sắc.
Thập niên 1975-1985 của huyện Duyên Hải được kết thúc bằng thành tựu nổi bật là cơ bản hoàn thành con đường Nhà Bè-Duyên Hải, con đường ước mơ của bao thế hệ, hàng chục công trình phúc lợi, văn hóa – xã hội có ý nghĩa lâu bền, là dấu ấn của một giai đoạn lịch sử khó phai mờ. Thành tựu có ý nghĩa lịch sử khác là đào luyện nên một thế hệ mới hết lòng vì Duyên Hải, vì sự tiến bộ của một vùng đất hào hùng, trong đó hàng ngàn người đã thực sự ổn định cuộc sống, cùng với nhân dân địa phương làm nên một lớp dân cư mới có học thức, yêu lao động, cùng chung sức chung lòng đưa huyện tiến lên trên con đường xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
Kết thúc giai đoạn phát triển, với những phương thức, cách làm sáng tạo theo một chuỗi nhậnthức về con đường đi lên của huyện, toàn bộ bộ máy, hệ thống chính trị biết phát huy sức mạnh bằng sự tự lực vươn lên, dám nghĩ, dám làm kết hợp với sức mạnh tổng hợp của thành phố công nghiệp. trong cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp đã chọn được khâu mấu chốt thu hút tiền vốn, vật tư, kỹ thuật để khai thác cao nhất thế mạnh tài nguyên phong phú của địa phương, qua đó hình thành những nhân tố mới cho sự nghiệp chuyển hướng, đổi mới nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường có định hướng mà cương lĩnh của đảng xác định sau này.
Về quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 1986-2000:
Cuối năm 1985, huyện đã hoàn thành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 1986-2000, khẳng định tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, về thế mạnh của ngư nghiệp, lâm nghiệp và yêu cầu phục vụ của công nghiệp, xác định cơ bản quan điểm, phương hướng khai thác, trồng trọt, chăn nuôi, quy hoạch 4 cụm kinh tế - kỹ thuật gắn với 01 thị trấn và 10 xã.
Quy hoạch tổng thể 1986-2000 xác định chức năng, vai trò của huyện Duyên Hải là pháo đài quân sự bảo vệ cửa ngõ phía Đông – Nam của thành phố, bảo vệ đường tàu biển quốc tế đi vào cảng Sài Gòn và khu dầu khí Vũng Tàu. Duyên Hải là nơi cung cấp hàng xuất khẩu, thực phẩm, chất đốt và nguyên liệu cho công nghiệp của thành phố, là địa bàn tiếp nhận giãn dân của thành phố. Là mảnh đất tạo khí hậu, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan đặc sắc, kết hợp với truyền thống lịch sử của chiến khu Rừng Sác, góp phần làm phong phú thêm mạng lưới du lịch nghỉ mát của thành phố Hồ Chí Minh.
Quy hoạch tổng thể: xác định cơ cấu kinh tế của Duyên Hải trong thời kỳ 1986-2000 là ngư – nông – lâm – công nghiệp và dịch vụ.
Tính đến cuối năm 1985 đầu năm 1986 diện tích tự nhiện của Duyên Hải khoảng 952 km2 (không thể trên 40 km2 đất bãi bồi), bằng 1/3 diện tích tự nhiên của toàn thành phố, trong đó có53,7% là rừng và đất rừng, 30,6% là sông rạch và mặt nước, 10% là đất nông nghiệp và hơn 20km bờ biển. Dân số khoảng 40.000 người (không kể trên 5.500 học viên, cán bộ, công nhân viên của các trường, trại, nông trường đóng trên địa bàn, 1.000 cán bộ, công nhân viên của thành phố tăng cường đến công tác tại huyện, từ 1.500-2.000 nhân khẩu của Long An, Tiền Giang, Nhà Bè… đến lao động sản xuất theo mùa vụ), bằng 1,23% số dân toàn thành phố và bằng 4,12% số dân ngoại thành. Mật độ dân số bình quân 61 người/km2 của so với 1952/km2 người của toàn thành phố và 510 người/km2 của ngoại thành. Duyên Hải có 7 xã. Cần Thạnh (16,90km2, 6.655 nhân khẩu), Long Hòa (59,50km2, 5.537 nhân khẩu), Thạnh An (168,80km2, 2.653 nhân khẩu), Tam Thôn Hiệp (110,50km2, 3.721 nhân khẩu), Bình Khánh (41,20km2, 11.517 nhân khẩu), An Thới Đông (105,80km2, 7.224 nhân khẩu) và Lý Nhơn (149,30km2, 2.551 nhân khẩu). Trong 7 xã có 20 ấp, 260 tổ. Xã Cần Thạnh, cách thành phố 70km đường sông và 50 km đườngchim bay. Có 20 đơn vị của các quận, sở, ngành thành phố và 04 Đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn.
Duyên Hải được chia thành 3 vùng kinh tế lớn: Vùng sản xuất nông nghiệp – thủy sản gồm các xã Bình Khánh, Lý Nhơn, và ấp Trần Hưng Đạo, xã Tam Thôn Hiệp. Vùng kết hợp nuôi tôm cá, trồng rừng, làm muối chiếm diện tích phần lớn các xã phía Nam huyện. Vùng ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu và khai thác dịch vụ, nghỉ mát, trồng cây ăn trái thuộc xã Cần Thạnh và xã Long Hòa.
Quy hoạch tổng thể vạch ra phương hướng tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của Duyên Hải trong thời kỳ 1986-2000: Tập trung năng lực tại chỗ, kết hợp với đầu tư của thành phố, nghiên cứu đưa nhanh tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cân đối nguồn vốn, vật tự, thông qua xuất nhập khẩu và liên kết để tổ chức khai thác tiềm năng phong phú của Rừng Sác. Phát triển công nghiệp chế biến và hậu cần phục vụ để thúc đẩy sản xuất đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, làm muối. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng. Phát triển kinh tế quốc doanh làm chỗ dựa để tổ chức, vận động, hoàn thành công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các ngành kinh tế ngay trong năm 1985-1986.Ổn định trật tự trên mặt phân phối lưu thông, quan tâm phát triển kinh tế gia đình, củng cố kinh tế tập thể. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, trong thời kỳ 1986-1990 ưu tiên giải quyết các khó khăn cơ bản về điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, xây dựng các công trình sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mạng lưới dịch vụ du lịch nghỉ mát. Phát triển nhanh sự nghiệp văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao. Coi công tác giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ trọng điểm và cấp bách để đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, từng bước xây dựng Duyên Hải thành pháo đài tiền tiêu bảo vệ vững chắc cửa ngõ Đông Nam của thành phố, đường tàu biển quốc tế và khu dầu khí Vũng Tàu.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
- Cần Giờ (Duyên Hải cũ) cách đây 35 năm (25/02/2013)
- Một số kinh nghiệm và bài học thực tiễn. (13/12/2011)
- Những sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa dân gian miền biển (10/06/2011)
- Về xây dựng nông trường trên đất rừng huyện Duyên Hải (03/06/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ IV (tháng 9/1986) và quá trình quán triệt đường lối đổi mới, duy trì bước phát triển kinh tế - xã hội. (12/05/2011)
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1996-2000 (04/05/2011)
- Lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1996-2000 (khóa VII). (04/05/2011)
- Kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 (04/05/2011)
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ qua đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 1996-2000). (04/05/2011)