title

Về xây dựng nông trường trên đất rừng huyện Duyên Hải
Thứ sáu, 03/06/2011, 09:50 SA
Cỡ chữ Màu chữ image

Từ cuối năm 1978, thành phố chủ trương giao cho các quận nội thành và một số ngành liên quan tổ chức xây dựng các nông trường trên đất rừng hoang vắng của Duyên Hải. Tổng kết xây dựng nông trường trên địa bàn Duyên Hải vào tháng 3/1985, đánh giá quá trình thực hiện chủ trương xây dựng các nông trường và trường giáo dục cải tạo của các quận nội thành và ban ngành trên đất Rừng Sác ngập mặn. 18 đơn vị gồm: 12 nông trường có cơ cấu kinh tế ngư – lâm (quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, quận Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thanh niên, Xí nghiệp nuôi trồng Duyên Hải, Xí nghiệp nuôi tôm Nước Vân), 01 nông trường cơ cấu kinh tế nông – ngư – lâm (Nông trường Thanh niên xung phong), 01 nông trường nông – ngư (nông trường quận 3), 01 lâm trường (Duyên Hải), 02 trường giáo dục cải tạo (quận 1 và Sở Lao động Thương binh và Xã hội)

Các nông trường từ giai đoạn đầu 1978-1983 là thời gian xây dựng cơ bản, định hướng và tổ chức tốt việc giáo dục cải tạo thanh niên hư hỏng, tệ nạn xã hội; trấn giữ địa bàn hẻo lánh làm tốt nhiệm vụ phối hợp an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn. Từ năm 1983, nông trường đi sâu vào việc sản xuất nuôi tôm cá, nhất là đắp đập nuôi tôm xuất khẩu, có nông trường xuất khẩu tôm cân đối được thu chi trong nông trường, chăm lo đời sống cán bộ nhân viên, học viên cải tạo, nhiều hộ nông trường viên ra đời. Năm 1984, trên cơ sở tổng kết các mô hình xây dựng nông trường về sản xuất, kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người mới, cải tạo tệ nạn xã hội; nông trường được đầu tư cấp vốn trên 18 triệu đồng để thực hiện các ao đầm nuôi tôm bán công nghiệp “đặt cống bắt nò” (35.000 đồng/ha).

Nhìn chung các nông trường trước thủ thách khó khăn thường xuyên đã vươn lên ổn định tổ chức làm tốt nhiệm vụ chính trị mà Thành ủy, các lãnh đạo cấp ngành và quận ủy giao cho: tổ chức giáo dục lao động cải tạo, góp phần hình thành vành đai thực phẩm cho thành phố, thực hiện chính sách giãn cân, tạo thêm việc làm hữu ích cho người lao động nhất là thanh niên. Tuy nhiên về sau trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, vốn đầu tư của ngành và quận không đủ, trong sản xuất nhiều cơ sở thất bại, mất vốn; quản lý xa địa bàn không sát làm mất người, tháo dỡ các cơ sở vật chất ban đầu, giao đất lại cho huyện Cần Giờ quản lý. Trường giáo dục cải tạo gặp khó khăn về kinh phí hoạt động, trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiếu nước ngọt cho ăn uống và sinh hoạt, buộc phải chuyểnđịa bàn về các vùng trung du, cao nguyên Nam Trung phần; chấm dứt hoạt động vào cuối năm 1987.

Các hoạt động an sinh xã hội:

Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội và kinh tế gia đình trên địa bàn huyện tăng trưởng ổn định, giáo dục phát triển, số học sinh đến trường tăng 13,9% , trong đó số học sinh cấp III tăng nhanh, là thành quả của nhiều năm duy trì sỉ số học sinh. Số cháu học mẫu giáo cũng tăng nhanh, tăng 34,9%. Các lớp bổ túc văn hóa được khôi phục, có 300 cán bộ viên chức theo học. Đời sống giáo viên được quan tâm với chế độ ưu đãi thích hợp, đồng thời với việc khuyến khích các em vào học các ngành sư phạm, từng bước địa phương hóa đội ngũ giáo viên cấp I, cấp II.

Hoạt động y tế với Bệnh viện được tăng từ 50 lên 70 giường, 2 phòng khám khu vực với 25 giường bệnh phục vụ nhân dân; tăng số giường bệnh ở 7 trạm xá, 7 nhà hộ sinh ở các xã. Số y bác sĩ tăng gấp rưỡi, đạt chỉ tiêu 200 dân/01 giường bệnh, 3.500 dân/01 y, bác sĩ. Các phòng khám và trạm xá ngày một hoàn thiện hơn. Phong trào kế họach hóa gia đình bước đầu có kết quả, có 524 người thực hiện các biện pháp phòng tránh thai. Các năm sau, tỷ lệ áp dụng cũng tăng nhanh hơn so với kết quả vận động trong những năm giai đọan trước.

Hoạt động văn hóa-thể thao các năm 1983-1985 được nâng lên cả về chất lẫn lượng. Công tác thông tin được thực hiện bằng hình thức bản tin ra 02 kỳ/tháng, mỗi kỳ phát hành 1.000 bản và Đài phát thanh sóng ngắn, phủ sóng toàn huyện với 14 cụm loa tiếp âm ở các xã, ấp đông dân. Các xã đều có thư viện và phòng đọc sách. Hai đội chiếu phim lưu động luân phiên đến các xã phục vụ 300.000-400.000 lượt người/năm. Các lễ hội Nghinh Ông, cúng đình được hội đòan quần chúng tổ chức trang trọng, hạn chế các biểu hiện mê tín dị đoan, các đoàn thể chủ động hỗ trợ phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao vui tươi lành mạnh.

Công tác thương binh xã hội quy tập thêm được 93 hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang của huyện. Hoàn thành việc đề nghị xét công nhận các liệt sĩ, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Thực hiện trợ cấp xã hội, vận động nhân dân chống cờ bạc, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội đã giảm xuống rõ rệt.

Tuy nhiên, lĩnh vực văn hóa – xã hội còn có những khó khăn như trình độ văn hóa của nhân dân còn thấp, cơ sở vật chất còn thiếu, thậm chí có xã, ấp thiếu cả điều kiện đưa phim ảnh, sách báo về phục vụ nhân dân. Cán bộ nghiệp vụ yếu, các phong trào chưa đều, chưa thường xuyên, còn tập trung ở khu vực trung tâm. Một số ngành chức năng chưa tích cực chăm lo xây dựng phong trào phục vụ nhân dân, chưa chăm sóc tốt đời sống các gia đình chính sách.

Công tác tuyên truyền giáo dục chưa rộng, chưa sâu và thiếu sắc bén, phối hợp hoạt động giữa các nghành với các đoàn thể còn yếu.

Về công tác an ninh quốc phòng:

Thực hiện Nghị quyết 12/NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 16/8/1984 của Thành ủy về “Tiếp tục củng cố quốc phòng, xây dựng lực lương vũ tranh vũng mạnh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”, Ban Chấp hành đảng bộ huyện đã họp kiểm điểm tình hình, đề ra nhiệm vụ quốc phòng trong những năm 80 và cụ thể cho năm 1985, trong đó thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược vừa xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, vừa giữa vững an ninh chính trị, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Nhiệm vụ cụ thể cho năm 1985 là huy động lực lượng đánh thắng kiểu chiến tranh nhiều mặt của địch, trước hết quán triệt kế hoạch 02 của Thường vụ Huyện ủy, làm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn và các hình thức hoạt động của địch, nhận rõ yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, tập trung mọi lực lượng chủ động tấn công địch, giữ vững địa bàn hoạt động và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.

Ngày 15/3/1985, Huyện ủy ra Nghị quyết về công tác an ninh năm 1985, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục quần chúng, duy trì phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng, kiện toàn tổ chức an ninh cơ sở, bảo vệ cơ quan, xí nghiệp nhằm dấy lên phong trào thi đua trong lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

Về an ninh chính trị trật tự xã hội: Lực lượng công an đã chủ động tấn công địch, không để xảy ra tình hình phức tập, tập trung nắm chắc tình hình, quản lý đối tượng, tiệt phá và vô hiệu hóa bọn nhen nhóm xâm nhập. Truy quét nhiều tổ chức móc nối đưa người trốn ra nước ngoia2, bắt giữ 71 vụ gồm 2.853 người, thu giữ hàng trăm phương tiện, tang vật. Tiếp tục hoạt động kiểm soát địa bàn, chống phá hoại kinh tế, bảo vệ rừng. Đã xử lý 113 vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩ, 381 vụ buôn bán trái phép, 133 vụ gồm 219 tên trộm cắp, thu hồi hàng triệu đồng cho Nhà nước, tập thể và nhân dân. Huyện củng đã mở nhiều lớp giáo dục chính trị, pháp luật cho hơn 500 lượt người, phát hiện và xử lý nhiều vụ tung tin đồn nhảm, gây hoang mang trong quần chúng và nội bộ.

Đảng bộ luôn quan tâm xây dựng lực lượng công an từ huyện đến xã ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng, hạn chế dần tiêu cục, hống hách, cửa quyền, trở thành nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc. Qua phân loại kết quả 5 năm (1981-1985) thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, có 1/7 xã toàn diện, 5/7 xã và 31 cơ quan khá, xuất hiện nhiều điển hình trong công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định, trật tự xã hội có chuyến biến nhưng vận chưa đảm bảo vững chắc, ý thức cảnh giác trong nội bộ và ngoài quần chúng chưa đều, chưa sâu. Còn có những sơ hởtrong việc chống tổ chức móc nối đưa người trốn ra nước ngoài.Tình trạng xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa tăng 30% so với trước. Lực lượng công an chưa đáp ứng yêu cầu chủ động đánh địch và vẫn còn hiện tượng tiêu cực. Công tác quản lý địa bàn, quản lý nhân, hộ khẩu còn nhiều cơ sở. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa mạnh.

Về công tác quân sự địa phương: Cùng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảng bộ đã lãnh đạo xây dựng quy hoạch pháo đài quân sự huyện, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu khi có chiến tranh. Tăng cường, củng cố lực lượng chính trị, thông qua bố trí các lực lượng đóng chân trên địa bàn để hình thành lực lượng quốc phòng toàn dân. Huyện cũng chú ý xây dựng dân quân tự vệ và dân quân tập trung đạt tỷ lệ 10% dân số. Gắn với cuộc vận động nâng cao sức mạnh chiến đấu trong các lực lượng vũ trang, công tác vận động thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự ngày càng tốt hơn. Các lực lượng vũ trang được huấn luyện, thực tập, trình độ chỉ huy và khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng lên. Cùng với việc xây dựng các phương án phòng thủ, huyện đã tăng cường củng cố các Ban Chỉ huy Thống nhất trên đoàn địa bàn và từng khu vực, bước đầu phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng…

Tuy nhiên, công tác quân sự địa phương còn nhiều mặt tồn tại, chất lượng dân quân du kích còn yếu, công tác huy động các phương tiện kỹ thuật và sẵn sàng chiến đấu chưa đảm bảo yêu, việc xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng và quốc phòng kết hợp kinh tế chưa mang lại hiệu quả thiết thực, công tác giáo dục quốc phòng toàn dân còn yếu.

Các cơ quan nội chính đã tổ chức nhiều đợt học tập, tuyên truyền pháp chế xã hội chủ nghĩa, thanh tra, xét xử các vụ việc tiêu cực phạm pháp, tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu tố, khiếu nại của dân, kiểm tra việc bắt, giam giữ tại huyện… đã tích cực góp phần bảo vệ hiến pháp, pháp luật. Tuy nhiên việc chậm được giải quyết, chưa ngăn ngừa và chặn đứng kịp thời các hiện tượng tiêu cực, kỷ luật lao động và pháp chế xã hội chủ nghĩa trong các cơ quan nhà nước thi hành không nghiêm.

Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy, Quân khu 7 và mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố về việc huyện Duyên Hải được chọn là huyện điểm xây dựng pháo đài bảo vệ Tổ quốc, ngày 19/7/1985, Huyện ủy ra Nghị quyết chuyên đề số 02/NQ-HU xây dựng huyện Duyên Hải thành pháo đài bảo vệ Tổ quốc. Trong đó đề ra một số mặt công tác cần phải thực hiện: xây dựng chính trị vững, kinh tế - xã hội phát triển làm nền tảng vững chắc cho pháo đài. Giáo dục quốc phòng toàn dân thành phong trào sâu rộng, đều khắp. Bổ sung kế hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản. Thường xuyên chủ động tiến công các kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt địch. Xây dựng lực lượng dự bị động viên. Xây dựng tuyến an toàn và làm chủ tuyến ven biển. Xây dựng thế trận liên hoàn vững chắc, xây dựng cơ sở vật chất hậu cần tại chỗ. Làm tốt kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.

Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.

Số lượng lượt xem: 1085
Tin mới hơn
Tin đã đưa