title

Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1996-2000
Thứ tư, 04/05/2011, 13:50 CH
Cỡ chữ Màu chữ image

Ngày 02/02/1996, kỳ họp lần thứ 4 HĐND huyện khóa VII đã ra Nghị quyết về xác định địa giới hành chính huyện Cần Giờ theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trong đó khẳng định khu đất Gò Gia, diện tích 3.100ha là phần đất thuộc quyền quản lý của huyện Cần Giờ, TP.HCM, không chấp nhận ý kiến đề nghị của UBND huyện Tân Thành, tỉnh Đồng Nai và UBND huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trong 02 ngày 02 và 03/11/1997 cơn bõa số 5 xảy ra đã gây thiệt hại rất lớn đến tài sản của nhân dân và nhà nước trên địa bàn huyện. Cơn bão làm chìm 7 ghe cào và 01 ghe lưới. 30 khẩu đáy sông cầu, 52 khẩu đáy rạo bị sập hoàn toàn, 1.500 căn nhà bị ngập nước từ 0,3 đến 0,5m, 169 căn nhà hư hại từ 20% đến 100%, 1.227 ha lúa đang trổ bông bị ngã đổ, 50ha đất nông nghiệp ven biển trồng mãng cầu, xoài bị nhiễm mặn, 1.700 ha nuôi nghêu, sò, 700ha đầm đập, ao, hồ nuôi thủy sản bị thất thoát lớn, 03 cống thủy lợi bị hư hỏng, toàn tuyến đê kè đá bờ biển Cần Thạnh, Long Hòa và Thạnh An bị sạt lở, hư hỏng nhiều đoạn.

Đây là một thiên tai nghiêm trọng gây thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay đối với huyện. để nhanh chóng khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất nhằm ổn định cuộc sống của nhân dân đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, giải quyết việc làm, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ngày 05/11/1997 Ban Thường vụ HU ra Chỉ thị số 12-CT/HU về việc tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão số 5. Trong đó, xác định công tác tổ chức khắc phục hậu quả do cơ bão số 5 gây ra trên địa bàn huyện là nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt của đảng bộ và chính quyền địa phương. Cơn bão số 5 gây thiệt hại lớn ảnh hưởng đến vịêc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ trong năm 1997 của d8ảng bộ và nhân dân Cần Giờ, ngày 05/11/1997 Ban Thường vụ HU ra Chỉ thị số 12-CT/HU về việc tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão số 5, là nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt của đảng bộ và chính quyền địa phương.

Ngày 12/7/1997, Đ/c Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư TT Thành ủy và Đ/c Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng lãnh đạo các ban ngành thành phố mở hội nghị tại huyện, hỗ trợ huyện xây dựng cơ chế, chính sách nhằm triển khai dự án phát triển kinh tế, đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng đô thị vệ tinh ven biển của thành phố ở huyện, thành lập quỹ bảo vệ môi trường sinh thái ở Cần Giờ. Phát biểu tại buổi làm việc, Đ/c Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh Cần Giờ là huyện khó khăn nhất của thành phố, thành phố cần phải giúp huyện phát triển kinh tế - xã hội để rút ngắn khoảng cách so với các quận, huyện khác; Đ/c đề xuất lập Ban Chỉ đạo phát triển huyện Cần Giờ nhằm giúp Thành ủy, UBND thành phố tháo gỡ những vướng mắc, đưa Cần Giờ phát triển tren cơ sở đựa vào tiềm năng của chính mình.

Ngày 21/01/2000, Tổng thư ký Tổ chức Giáo dục- Khoa học-Văn học của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã ký quyết định công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn thế giới đầu tiên của Việt Nam, chính thức gia nhập mạng lưới 369 Khu dự trữ sinh quyển của 91 nước trên thế giới. Việc gia nhập mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển quốc tế đã chứng minh năng lực và sự đóng góp hiệu quả của Việt Nam nói chung, của TP.HCM và Cần Giờ nói riêng vào sự nghiệp giữ gìn các giá trị văn hóa và bảo tồn thiên nhiên cho nhân loại. Tính đến năm 2000, rừng ngập mặn có tổng diện tích 38.556ha, phủ xanh 54,75% tổng diện tích của huyện, Trong đó có 30.162 ha rừng phòng hộ, gồm 8.912 ha rừng tự nhiên tái sinh, 1.000ha rừng trồng tự túc của dân và gần 20.250ha rừng trồng lại từ năm 1978. Rừng ngập mặn Cần Giờ được khôi phục trong hơn 20 năm đã góp phần tái tạo và cân bằng hệ sinh thái, môi trường phía Đông Nam thành phố và các tình lân cận. Sự phát triển của rừng ngập mặn Cần Giờ đã tác động thúc đầy sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Ngày 13/4/2000, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 06/2000/QĐ.BVHTT công nhận di chỉ khảo cổ học Giồng Cá Vồ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ là di tích khảo cổ học, nằm trong số di tích lịch sử văn hóa của quốc gia cần được bảo vệ.

Ngày 28/4/2000, Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã ký Quyết định số 160/KT.CTN tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đảng bộ, dân và quân Cần Giờ vì những công lao đóng góp và thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày 26/7/2000, kỳ họp lần thứ 3 HĐND huyện Cần Giờ khóa VIII, xét Tờ trình số 377/TT-UB ngày 21/7/2000 của UBND huyện, đã thông qua Nghị quyết về việc đề nghị thành lập thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, trên cơ sở toàn bộ diện tích (2.408,93ha) và dân số (9.577 người) của xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.

Những Nghị quyết, Chỉ thị chủ yếu và chương trình trọng tâm của đảng bộ.

Nghị quyết năm 1996: thực hiện quyết định của HU về những trọng tâm chỉ đạo trong năm 1996, kỳ họp lần thứ 4 HĐND huyện khóa VII, họp ngày 01/2/1996 đề ra các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 1996, trong đó, tổng giá trị sản xuất 582 tỷ đồng, tăng 30% (ngư nhgiệp tăng 27%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 45%, nông lâm nghiệp tăng 24%). Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,5 đến 2 triệu USD. Giải quyết việc làm cho 2.300 lao động. Hoàn thành công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Huy động 70% trẻ vào trường mầm non, 95% trẻ vào lớp 1, học sinh tốt nghiệp các cấp đạt trên 90%, tốt nghiệp tiểu học trên 95%. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,04% so với năm 1995, đạt chỉ tiêu CPR 57%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 30%/năm. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6.830 triệu, tăng 14%.

Ngày 27/5/1996, HU ra Nghị quyết số 03-NQ/HU về việc thành lập Ban Chủ nhiệm các chương trình trọng điểm nhằm triển khai Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII. Các Ban Chủ nhiệm chương trình trên cơ sở quán triệt quy hoạch kinh tế - xã hội (1996-2010) của huyện và Nghị quyết đại hội đại biểu huyện đảng bộ lần thứ VII, nghiên cứu, đề xuấtvới HU và UBND huyện cụ thể hóa Nghị quyết của đại hội đảng bộ huyện về 5 chương trình trọng điểm thành các Nghị quyết chuyên đề, kế hoạch, các dự án và biện pháp triển khai thực hiện.

Ngày 18/3/1997, Ban Thường vụ HU ra Nghị quyết số 04-NQ/HU về tăng cường lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định 240/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định 114/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy (khóa V), từ năm 1993 đến đầu năm 1997, công tác chống tham nhũng ở huyện đã thu được một số kết quả nhất định. Các ngành chức năng đã điều tra, phát hiện và xử lý 18 vụ tham nhũng, trong đó có 02 vụ tham ô, 01 hối lộ, 15 vụ cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế. Tổng số tài sản thiệt hại do các hành vi phạm tội gây ra là 3,361 tỷ đồng, 119.500USD và 475.538m2 đất. trong đó, tham ô 24,493 triệu đồng, hối lộ 10 triệu đồng và 100USD, cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế là 3,228 tỷ đồng, 19.500USD và 475.538m2 đất. Đã thu hồi được 1,953 tỷ đồng và 475.538m2 đất. xử lý kỷ luật đối với 18 đối tượng vi phạm.

Đầu năm 1997, HU tiến hành tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nhìn chung, số lượng tín đồ các tôn giáo tại Cần Giờ không nhiều, gồm 03 tôn giáo chính là Cao Đài (đông nhất với 5.854 tín đồ) theo hai hệ phái Phật Giáo và Thiên Chúa giáo (với 442 tín đồ). Sinh hoạt của các tôn giáo tại huyện chủ yếu mang tính địa phương, tương đối khép kín. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở huyện có thái độ tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện ở địa phương. Một số chức sắc tham gia hoạt động trong Ủy ban MTTQ, HĐND huyện, xã.

Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành đảng bộ thành phố khóa VI về giáo dục - đào tạo và cụ thể hóa Nghị quyết đại hội VII của đảng bộ huyện, Ban Chấp hành đảng bộ huyện quyết định thông qua chương trình “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực huyện Cần Giờ đến năm 2000” với mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo lực lượng lao động có kiến thức, văn hóa, chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển huyện. Phấn đấu đến năm 2000 nâng mặt bằng dân trí của huyện lên lớp 5 và đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập THCS cho thiếu niên trong độ tuổi. Cán bộ, công chức về văn hóa phải đạt lớp 12 và về chuyên môn tối thiểu phải đạt trung cấp hoặc cao đẳng.

Cần Giờ là huyện miền biển mà lao động ngư nghiệp, lâm nghiệp và nghề muối có khoảng 9.843 người, chiếm 33% lao động và 17% dân số. Đây là những lao động trong các ngành sản xuất quan trọng, có đóng góp to lớn trong các giai đoạn cách mạng, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Để tăng cường công tác quần chúng của đảng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển huyện, căn cứ vào điều lệ của Hội Nông dân Việt Nam, HU Cần Giờ chủ trương tổ chức xây dựng Hội Nông dân trong lao động ngư nghiệp, lâm nghiệp và nghề muối. Ngày 10/7/1997, Ban Thường vụ HU ra Chỉ thị số 07-CT/HU về việc lãnh đạo xây dựng Hội Nông dân trong lao động ngư nghiệp, lâm nghiệp và nghề muối. Trong đó, Ban Thường vụ chỉ thị cho cấp ủy đảng các xã phối hợp chặt chẽ với HĐND huyện lãnh đạo thực hiện tốt việc xây dựng Hội Nông dân trong lao động ngư nghiêp, lâm nghiệp và nghề muối ở xã mình, thường xuyên giúp đỡ Hội trong việc xây dựng nội dung hoạt động phù hợp với tình hình địa phương, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội.

Giữa năm 1997, Liên đoàn Lao động huyện có 30 tổ chức Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn, gồm 25 Công đoàn cơ sở với 955 công đoàn viên, 05 nghiệp đoàn tổ chức người tham gia. Tuy phát triển về tổ chức, song ngoài một số công đoàn cơ sở hoạt động có chất lượng, số còn lại không có chương trình hoạt động rõ ràng, tổ chức mang lại tính hình thức. Sự yếu kém của công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn diễn ra trong một thời gian dài là do Liên đoàn Lao động huyện chưa có những hướng dẫn kịp thời, đảng bộ chi bộ cơ sở thiếu sự quan tâm lãnh đạo, đa số công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn không cí kinh phí để tổ chức hoạt động…

Nhằm củng cố, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh, đủ sức tập hợp, đoàn kết người lao động trong các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế… qua đó vận động công nhân viên chức và người lao động hăng hái thi đua lao động, tham gia quản lý cơ quan xí nghiệp, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, ngày 10/7/1997, HU ban hành Chỉ thị số 08-CT/HU về việc lãnh đạo đại hội công đoàn cơ sở. Chỉ thị nêu rõ các chi, đảng bộ cơ sở phải chú ý lãnh đạo các công đoàn cơ sở tiến hành đại hội với yêu cầu thông qua kiểm điểm, đánh giá thực chất hoạt động trong nhiệm kỳ mới theo hướng củng cố kiện toàn tổ chức, đổi mới hoạt động, phát huy dân chủ, chăm lo lợi ích thiết thực của đoàn viên. Giao cho Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện có kế hoạch hướng dẫn chi tiết yêu cầu, phương pháp tiến hành đại hội công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn.

Tháng 3/1998, HU Cần Giờ tổ chức sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/HU về thực hiện Luật Hợp tác xã và Chỉ thị 68-CT/TW về phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện. HU nhận định, sau ngày giải phóng, mô hình Hợp tác xã, tập đoàn, tổ sản xuất ở huyện đã được hình thành và hoạt động theo phong trào chung của thành phố và cả nước. Cùng với kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác, kinh tế tập thể đã góp phần phát triển sản xuất theo chủ trương chính sách của đảng và nhà nước. Mặt khác, kinh tế hợp tác còn là nhân tố tạo ra sự đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong nội bộ xã viên cũng như trong xã hội. Tuy nhiên, trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, phần lớn các hợp tác xã, tổ hợp tác ở huyện chỉ tồn tại trên danh nghĩa, hiệu quả hoạt động kém, đời sống xã viên khó khăn, trong khi đó bộ máy quản lý lại cồng kềnh, khả năng điều hành yếu.

Thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII, căn cứ điều kiện kinh tế, năng lực tổ chức thực hiện và khả năng huy động nguồn lực hoc chương trình, ngày 24/4/1998, HU Cần Giờ ban hành chương trình số 11/Ctr-HU “Giảm hộ nghèo, nâng cao mức sống nhân dân đến năm 2000”.

HU xác định đến năm 2000, chương trình “giảm hộ nghèo, nâng cao mức sốnh nhân dân” tiếp tục được xem là một trong những chương trình quan trọng, được triển khai thực hiện với quy mô cao hơn, phạm vị rộng hơn, với sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Mục tiêu của chương trình là phấn đấu không để xảy ra tình trạng đói trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Phấu đấu trong năm 1998 giảm 5% số hộ nghèo (200hộ), năm 1999 giảm 10% và năm 2000 đạt mức giảm 20% để đến cuối năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hạ xuống còn 20% so với 39% như hiện tại (tháng 4/1998). HU cũng xác định các chính sách cụ thể đối với hộ nghèo thuộc diện xã hội và đối với hộ nghèo có khả năng như tạo việc làm, cấp đất, bãi bồi, cho vay vốn và các giải pháp về chính sách xã hội.

Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành huyện đảng bộ Cần Giờ (khóa VII) đề ra chương trình hành động của HU thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Hội nghị thống nhất đánh giá: đại bộ phận cán bộ, đảng viên giữ được phẩm chất tốt, lối sống lành mạnh, chịu khó học tập nậng cao trình độ nhận thức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, giữ được nhiệt tình cách mạng, bản lĩnh chính trị, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, với xã hội… Trong nhân dân, nhìn chung giữ được các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như lòng yêu nước, yêu quê hương, tình thần lao động cần cù, tinh thần đoàn kết, lối sống lành mạnh, nhân nghĩa, cần kiệm, tôn trọng kỷ cương phép nước. Tinh thần hiếu học của thanh thiếu niên được nâng lên. Những giá trị đạo đức truyền thống đã và đang được phát huy trong nhiều phong trào quần chúng rộng rãi. Việc giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc luôn được đảng bộ huyện quan tâm, các sinh hoạt văn hóa truyền thống như lễ hội ngư dân vùng biển được khuyến khích. Các phong trào quần chúng được phát động thường xuyên để nâng cao nhận thức về cội nguồn, về đạo đức, tình người. Nhờ vậy, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn có hiệu quả, hoạt động văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, cửa quyền sách nhiễu dân, lợi dụng chức quyền để tham nhũng… Một bộ phận nhân dân ý thức chấp hành pháp luật còn kém. Tình trạng mê tín dị đoan, tình trạng sử dụng văn hóa phẩm độc hại chưa được ngăn chặn hoàn toàn, tạo ra những ảnh hưởng xấu về đạo đức, nhất là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hóa lành mạnh còn thiếu. Mức hưởng thụ văn hóa của người dân giữa các xã trong huyện chưa đồng đều.

Chương trình hành động của HU đề ra một số nhiệm vụ cần tập trung giải quyết cho tới đại hội VIII của đảng bộ huyện, bao gồm: Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tiếp tục xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội. Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử, cách mạng. HU chủ trương mở cuộc vận động giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng đời sống văn hóa trong nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trên lĩnh vực văn hóa, cụ thể các cấp ủy đảng phải luôn coi trọng việc lãnh đạo phát triển văn hóa ở đơn vị, địa phương mình, khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa.

Ngày 31/7/1998, Ban Thường vụ HU đã đề ra Chỉ thị cho các ấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt sâu sắc trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về cuộc vận động xây dựng nhà tình thương nhằm kế thừa và nối tiếp phong trào xây dựng nhà tình nghĩa. Khẳng định ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn của cuộc vận động này, HU xác định mục tiêu đến năm 2000 cơ bản xóa được nhà lụp xụp, xiêu vẹo, rách nát ở huyện. Trước mắt, trong năm 1998 tập trung giải quyết 250 căn nhà tình thương cho những hộ khó khăn, coi đây là công trình chào mừng kỷ 300 năm TP.HCM và 20 năm Cần Giờ sáp nhập về thành phố. Cùng với Chỉ thị nói trên, Ban Thường vụ HU đồng thời ban hành Chỉ thị số 20-CT/HU ngày 23/9/1998 về việc chăm lo nhà ở cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện. Theo đó, đến tháng 9/1998, trên toàn huyện còn có 266 trường hợp cán bộ, công nhân viên, giáo viên, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã có gia đình nhưng đang gặp khó khăn về nhà ở, phải ở chung với cha mẹ, anh, chị, ở tập thể cơ quan, cá biệt có trường hợp phải thuê nhà dân để ở.

Ngày 23/9/1998, Ban Thường vụ HU ra Chỉ thị số 21-CT/HU về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó, đến tháng 9/1998, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 5.484 hộ với diện tích 5.679ha, đạt tỷ lệ 92,76% tổng số hộ. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối được 672/1.382ha, cho thuê 1.188 ha đất bãi bồi, mặt nước ven sông, ven biển để nuôi trồng thủy sản… Tuy nhiên như vậy vẫn là chậm so với kế hoạch chung của thành phố và chưa triển khai thực hiện việc đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ mẫu cũ do thành phố quy định 9màu xanh) sang mẫu thống nhất trong cả nước do Trung ương quy định (màu đỏ). Bên cạnh đó, công tác giải quyết tranh chấp đất đai cũng còn nhiều hạn chế.

Hội nghị Ban Thường vụ HU lần thứ 64 họp ngày 7 và 8/01/1999 đã thảo luận và thông qua Nghị quyết của Ban Chấp hành đảng bộ huyện về chăm lo xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản của huyện vững mạnh, xứng đáng là đội hậu bị vững chắc của đảng. Tính đến đầu năm 1999, toàn huyện có 12 đoàn cơ sở, 72 chi đoàn bộ phận với 910 đoàn viên, chiêm tỷ lệ 7,6% trong tổng số 11.922 thanh niên. Tất cả các xã đều có đoàn cơ sở. Đoàn viên trong trường học chiếm tỷ lệ 49%, trong thanh niên xã chiếm 34,7%, trong cơ quan, doanh nghiệp chiếm 8,9%, trong lực lượng vũ trang là 7,4%. Huyện đoàn đã thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên cấp huyện và tập hợp được 651 thanh niên vào 31 đội nhóm ở cơ sở. Có 109 đảng viên tham gia sinh hoạt đoàn 9tỷ lệ 12%). Đoàn viên có trình độ văn hóa cấp II là 3%, cấp III là 8,4%, đại học là 3,6% có trình dộ lý luận chính trị sơ cấp là 5%, trung cấp là 1,6%, không có cao cấp lý luận chính trị. Đội ngũ cán bộ đoàn toàn huyện có 118 Đ/c, trong đó có 55 đảng viên, chiếm tỷ lệ 46,6% trên tổng số cán bộ đoàn haọt động. Ban Chấp hành đoàn từ huyện đến cơ sở có nhiều cố gắng trong việc xây dựng phong trào phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tháng 3/1999, HU Cần Giờ tổ chức sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị và chương trình của Thành ủy về công tác phụ nữ trong tình hình mới. Kết quả đáng khích lệ như sau: Đến đầu năm 1999 có 1.000 người ổn định công việc ở khu vực Nhà nước tại huyện và các khu chế xuất, khu công nghiệp tại thành phố, trên 5.000 người ổn định ở các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, số còn lại là lao động thời vụ… HU đã có chủ trương ưu tiên tỷ lệ phụ nữ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, kiến thức, trình độ cho phụ nữ, giúp phụ nữ nâng cao kiến thức để xây dựng gia đình, giáo dục con cái, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhờ vậy tới 3/1999 tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi dưới 35 mù chữ chỉ có trên 35.000 lượt phụ nữ dự nghe các chuyên đề nâng cao kiến thức mọi mặt. Đã có 200/638 cán bộ nữ được đào tạo đại học (60 chị), cao cấp, trung cấp chuyên ngành và lý luận chính trị, sinh ngữ. Năm 1993 đảng viên nữ chiếm 14,43%, đến năm 1999 chiếm 15,11%. Huyện đã quy hoạch được 37/638 cán bộ chủ chốt nữ. Hội Phụ nữ các cấp đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp phụ nữ đủ mọi lứa tuổi vào các loại hình sinh hoạt, các phong trào Hội đạt kết quả tốt.

Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.

Số lượng lượt xem: 4883
Tin mới hơn
Tin đã đưa