Một số kinh nghiệm và bài học thực tiễn.
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Một số kinh nghiệm và bài học thực tiễn.
Nguồn lực phát triển: Biến tiềm năng phong phú đa dạng thành khả năng vật chất thực sự phát triển kinh tế là nổ lực xuyên suốt tiến trình chuyển biến xã hội của huyện: Trước hết là khai thác tiềm năng đất nông nghiệp, thể hiện trong giai đoạn đầu phục hóa, mở rộng diện tích trồng trọt, đỉnh cao vào năm 1982-1983 với 5.500 ha đất trồng lúa, ...
Nguồn lực phát triển:
Biến tiềm năng phong phú đa dạng thành khả năng vật chất thực sự phát triển kinh tế là nổ lực xuyên suốt tiến trình chuyển biến xã hội của huyện: Trước hết là khai thác tiềm năng đất nông nghiệp, thể hiện trong giai đoạn đầu phục hóa, mở rộng diện tích trồng trọt, đỉnh cao vào năm 1982-1983 với 5.500 ha đất trồng lúa, 200 ha đất trồng cối và 600 ha đất làm muối. Song sản xuất nông nghiệp trồng trọt không vững chắc do ảnh hưởng thời tiết và nguồn nước không thể chủ động nên hiệu quả không cao. Trong những năm mới thế kỷ XX, đất nông nghiệp trồng trọt lúa và hoa màu thu hẹp còn hơn 4.000 ha (giảm hơn 1.000 ha so với năm 19990) chuyển nuôi tôm và trồng cây lâm nghiệp, đất nông nghiệp thực hiện thâm canh và tăng vụ hạn chế.
Đất rừng và rừng được khai thác triệt để hơn cây rừng tái sinh và diện tích Rừng Sác nguyên sinh còn lại sau 30/4/1975 gặp làng sống thiếu đối của dân nghèo trong huyện và các vùng lân cận đốn hạ tận gốc rễ. Chủ trương trồng lại rừng đước từ năm 1978 đã nhanh chóng khôi phục vốn rừng, đây là thành công lớn của huyện Cần Giờ và thành phố; nay đã là cánh rừng phòng hộ, khu dự trữ sinh quyển của thế giới, cảnh quan du lịch tuyệt vời của thành phố Hồ Chí Minh - khai thác Rừng Đước, Rừng Sác nói chung hiện nay mang lại lợi ích tổng hợp, toàn diện và lâu dài.
Khai thác mặt nước với nghề cá đa dạng, phong phú vốn là truyền thông của người lao động Cần Giờ, nay tiếp tục sản xuất với nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới, hiệu quả tổng hợp cao hơn trong đó có những đường sông quan trọng như sông Lòng Tàu - thủy lộ quốc tế vào cảng Sài gòn, một nguồn lực còn là tiềm năng; 20 tuyến đường sông hiện có của Cần Giờ, cảng cá Cần Thạnh nhỏ bé... chưa góp tỷ lệ đáng kể trong khai thác mặt nước của huyện Cần Giờ. Cần Giờ nhìn ra biển Đông không những làm lợi cho mình mà là nguồn lực cho cả thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai không xa (Theo Nghị quyết số 20 của Bộ Chính trị về thành phố Hồ Chí Minh).
Nguồn lực tự nhiên trên Cần Giờ đa và đang là lực đẩy cơ bản cho phát triển xã hội, tiềm năng còn phong phú, độc sắc cần được nghiên cứu, ứng dụng khai thác một cạch khoa học để sử dụng nguồn tài nguyên lâu bền mang lại sự phát triển bền vững cho quốc kế, dân sinh.
Nguồn nhân lực phát triển xã hội Cần Giờ là nhân tố quyết định. Trước hết với dân số thưa thớt, gắn bó lâu đời với Cần Giờ lâu dài bậc nhất Nam Bộ, nguồn lao động có cá tính và đầy bản lĩnh này (gần 3 vạn sau 30/4/1975) bám trụ khai thác tài nguyên thiên nhiên (tuy phong phú nhưng đầy hiểm nguy, thách thức), Rừng Sác và biển Đông mưu sinh lập nghiệp, bất chấp thiên tai, địch họa suốt hàng chục năm, hàng trăm năm. 10 năm khôi phục nền kinh tế, tổ chức lại cuộc sống dưới chế độ mới (1975 - 1985), dân số tăng tự nhiên nhanh và nhập cư nhiều hơn chuyển cư, đưa dân số lên gần 4 vạn người, năng 19991ên hơn 5,8 vạn người. Cơ cấu lao động trên dân cư từ 50-55% (năng 1999 là 53,3%). Dân cư thưa, lao động thiếu là đặc trưng xuyên suốt phát triển xã hội Cần Giờ chính sách khuyến khích định cư (địa phương hóa) nguồn cán bộ tăng trưởng và cư dân lập nghiệp đã cải thiện cơ cấu dân số và lao động của Cần Giờ dưới chế độ mới. Số cán bộ tăng cường những năng 1978 - 1985, là nòng cốt trong thành phần ưu tú của dân cư giúp định hướng phát triển và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu hơn 15 năm đổi mới. Củng cố số trưởng thành trong tiến trình xây dựng huyện, bao gồm số thanh niên được học tập và lao động trong chế độ mới.. hợp thành lực lượng lãnh đạo và quản lý xã hội và lực lượng lao động có ứng dụng khoa học, công nghệ mới, động lực cho phát triển xã hội huyện Cần Giờ hơn 20 năm vừa qua.
Cần Giờ vốn có truyền thống lao động dũng cảm, cần cù, truyền thống yêu nước yêu quê hương kháng chiến giành độc lập, nay được tiếp thêm sức mạnh từ Trung ương và thành phố đã và đang tiến nhanh, đuổi kịp các quận huyện bạn. Cần Giờ ngày nay, huyện biển đầy triển vọng của thành phố Hồ Chí Minh với bộ mặt mới, thị trấn Cần Thạnh và các xã không ngừng biến đổi vươn lên; phát triển xã hội Cần Giờ là tiến trình đổi mới tất yếu trên cơ sở khai thác các nguồn lực đúng mức vàhiệu quả nhất.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đối tượng nghiên cứu từ thực tiễn cách mạng ở nước ta; thành tựu nhiều mặt đã khẳng định song kiểm nghiệm lý luận còn cần có quỹ thời gian vật chất. Ở Cần Giờ, với cơ chế quản lý kế hoạch hóa, bao cấp; được sự ưu đãi và tập trung đầu tư khá toàn diện, nên nhanh chóng chuyển hóa địa bàn từ lạc hậu, thiếu đói, mất an ninh trật tự sang ổn định và phát triển bước đầu trong thời kỳ tiền đổi mới. Tuy vậy, tính chất bền vững, tự thân vận động của nền kinh tế chưa đạt yêu cầu phát triển xã hội; trong đó hàng loạt chính sách kinh tế áp đặt như cải tạo nông nghiệp, định giá và hạn chế lưu thông hàng hải sản nhất là tôm nguyên liệu (xuất khẩu và các hàng nông sản khác đã triệt tiêu động lực sản xuất của người lao động sản xuất nhỏ gắn bó chặt chẽ lao động với điều kiện tự nhiên. Do đó, khi chuyển đổi nền kinh tế tôn trọng quy luật kinh tế thị trường, huyện đã nhanh chóng khôi phục sản xuất sau 5 năm đầu đổi mới và phát triển khá căn cơ trong 10 năm phát triển tiếp theo.Vấn đề đặt ra trong cơ chế kinh tế hiện nay là phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển văn hóa, cân bằng xã hội, cân bằng môi sinh môi trường, tiến lên văn minh, hiện đại. Đó là các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững, một mục tiêu cơ bản của xu hướng phát triển toàn cầu trong thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi thế giới. Một cách tiếp cận khác, đó là nền kinh tế tri thức. Ở gốc độ một địa phương cấp huyện, tính đặc trưng chưa rõ song yêu cầu phát triển tới đòi hỏi trình độ học vấn và kiến thức khoa học, công nghệ ngày càng tăng tiến nhanh. Do đó sự nghiệp giáo dục, đào tạo luôn là mũi nhọn trong nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai, theo tinh thần Đại hội IX đó là sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI. Kế hoạch giáo dục chú ý cả số lượng và chất lượng, phổ cập kiến thức phổ thông và chú trọng đào tạo nghề nghiệp từ trung cấp lên đại học. Sự nghiệp giáo dục là tố chất, nền tảng của dân trí, mà dân trí là cơ sở của dân chủ và phát triển xã hội, mối quan hệ nhân quả và biện chứng nêu trên là cơ sở cho sự phát triển xã hội bền vững. Phát triển xã hội Cần Giờ cần hoạch định dài hạn, trong tổ chức thực hiện sao cho đó là hướng phát triển trong tương lai.
Phát huy tính cộng đồng trên cơ sở lợi ích chung và không ngừng nâng cao lợi ích người lao động, từng hộ gia đìch là biện pháp tích cực để phát triển xã hội bền vững. Cần Giờ đã từng có những giải pháp đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị với bọn tội phạm vượt biên trái phép; song trên tất cả là giảí pháp giáo dục, tuyên truyền trong cộng đồng xã hội hướng, vào tương lai tươi sáng, hướng tới mục tiêu chính trị ''độc lập dân tộc gắn với CNXH; dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh''. Qua các phong trào vận động quần chúng, nhất là khi khai thông đường bộ về hầu hết các xã, kết hợp với lợi ích, phúc lợi từ nền kinh tế phát triển mang lại.. tính cộng đồng xã hộì ở Cần Giờ tiến triển nhanh chóng, sông rạch chằng chịt không có cách bức, hạn chế sinh hoạt trong cuộc sống người dân, niềm tự hào chung về một huyện Cần Giờ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, năng động trong thời kỳ xây dựng là niềm tin chung của cư dân Cần Giờ ngày nay, gắn kết cộng đồng trong xây dựng xã hội văn minh hiện đại. Bên cạnh lợi ích kinh tế truyền thống văn hóa cổ truyền qua các lễ hội Nghinh Ông, thần nông, cúng đình, thờ bà thánh mẫu.. được phát huy và cải tiến cho phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay, là nhân tố gắn kết cộng động sâu sắc hơn; mặt khác lễ hội là tiền đề phát triển kinh tế du lịch, tạo sự gắn kết cộng đồng rộng hơn, mở ra phạm vi thành phố, cả nước và thân nhân ở nước ngoài. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới cải biến qua các giai đoạn hòa quyện cùng phong trào tăng gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo là nhân tố gắn kết cộng đồng các cư dân trên Cần Giờ hiện nay. Phân hóa giàu nghèo đã xuất hiện, nhưng tinh thần tương thân tương trợ rất tự nhiên làm cho sự phân hóa chưa đến mức trở thành mâu thuẫn xã hội.Gắn kết cộng đồng từ kinh tế và qua văn hóa là sự gắn kết bền vững trong phát triển xã hội.
Sự lãnh đạo của Đảng nói chung, của Đảng bộ huyện Cần Giờ nóí riêng là quá trình chuyển đổi trong tư duy lý luận và đúc kết thực tiễn, trong đó tư duy kinh tế đổi mới là tiền đề, là nhân tố tác động phát triển xã hội tích cực nhất. Các quan điểm như sau:
Phát triển kinh tế trên cơ cấu lấy ngư nghiệp là làm ngành sản xuất chủ lực đặt trong cơ chế kinh tế thị trường. Tư duy mới không cho phép cắt khúc giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa,và còn phải kết hợp với dịchvụ, nhất là xuất khẩu tạo ngoại tệ mạnh nhập vật tư, thiết bị cho tái sản xuất mở rộng. Tư duy mới về kinh tế tạo ra các chính sách thị truờng thúc đẩy tăng trưởng với tốc độ khá nhanh trong ngành ngư nghiệp. Ngư nghiệp phát triển tác động các ngành sản xuất khác cùng tăng trưởng, tích lũy để xây dựng cơ sở hạ tầng trong toàn xã hội, nâng mức sống các hộ dân, nhất là ngư dân lên khá rõ trong thời kỳ 1991-2000.
Quan điểm huyđộng các nguồn vốn, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế-xã hội:Thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường đặt ra yêu cầu ngày một bức xúc về cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế hệ thống đường bộ với các đường hình nhánh xương cá về các cơ sở xã, ấp khác, điện lưới quốc gia, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho sản xuất, sinh hoạt.. Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, trong đó giáo dục chuyển theo hướng đầu tư phát triển theo phương châm ''trường ra trường'', đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo kế hoạch chung toàn ngành. Đáp ứng nhu cầu tối thiểu của y tế, nhu câu văn hóa, thể thao... Tư duy bao cấp triệt để được thay đổi bằng tư duy thực lế, nâng dần mức sống từ nội lực kết hợp với sự hỗ trợ đắc lực của thành phố và Trung ương.
Quan điểm xem dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác trở thành đối tượng phát triển của huyện vào cuối thế kỷXX. Du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, du khảo khoa học sinh môi trường ngập mặn trở thành thế mạnh của huyện sau ngư nghiệp. Tư duy phát triển dịch vụ đa dạng sớm hình thành trong định hướng và quản lý của huyện Cần Giờ, song chỉ phát huy tác dụng sau khi cầu Dần Xây hoàn tất và đường Rừng Sác được nhựa hóa. Dịch vụ cảng biển chưa có kết quả, dịch vụ tài chính, ngân hàng chưa phát triển, chưa thực sự đi vào kinh doanh.
Quan điểm về các thành phần kinh tế trong cải tạo XHCN được thoáng hơn, không gò ép như giai đoạn 1980 - 1985, người sản xuất chủ động giải thể hầu hết các hợp tác xã và tập đoàn kinh tế nặng hình thức, không thực chất, không có tác dụng tăng cường lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Kinh tế tập thể chủ động tái lập trong tiến trình phát triển kinh tế nhất là trong hợp tác nuôi nghêu sò trên bãi blển không ranh giới thật rõ ràng, trong hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm của ngành, nuôi tôm sú. Tư duy định hướng và quản lý các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới thực sự đã ''cởi trói'' cho nền sản xuất nói chung, trong đó thời kỳ kinh tế quốc doanh chuyển biến tích cực, bớt ỷ lại Nhà nước, kinh tế cá thể phát triển mạnh. Kế hoạch, quy hoạch kinh tế sát với thị truờng là yêu cầu thiết thực của người sản xuất, tôn trọng quy luật cungcầu, chú ý thu nhập và cuộc sống đa dạng của nhân dân.Tất cả các thành phần kinh tế sau khi bố trí hợp lý hay đang quá trình sắp xếp lại đều phải lấy sẵn xuất hàng hóa làm mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình, cụ thể là mục tiêu năng suất, chất luợng, hiệu quả, và mặt khác phải gắn với thị mình trường trong nước và quốc tế.
Quan điểm kết hợp nội lực và sự hỗ trợ của thành phốvà Trung ương: Phát huy tinh thần tự lực tự cường và tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế, các địa phương và của từng hộ gia đình là cuộc vận động thực tế của huyện trong cơ chế mới. Sức mạnh tổng hợp được phát huy trong đó nội lực vẫn là chủ yếu, thực tế người dân Cần Giờ đã chủ động trên nhiều mặt để đảm bảo cuộc sống tối thiểu; các công trình phúc lợi qui mô lớn, các cơ sở hạ tầng như đường,điện, nước ngọt cần được Chính phủ và thành phố đầu tư cho một huyện nghèo, lạc hậu để sớm đuổi kịp các huyện bạn.
Phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Duyên Hải - Cần Giờ sau ngày 30/4/1975, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2000 là công cuộc biến đổi xã hội sâu sắc dưới chế độ mới XHCN. Bởi, cơ ngơi được tiếp thu, tiếp quản thuộc công quyền, phúc lợi công cộng không đáng kể, lạc hậu hoang sơ cách biệt rõ so với quận, huyện ven đô thành phố, tài sản trong nhân dân rất ít, cuộc sống ở đây thiếu thốn triền miên. Hơn 10 năm đầu trước đổi mới, hàng loạt chính sách ưu đãi đã giúp vốn, công nghệ ban đầu cho huyện biển duy nhất của thành phố vươn lên; song chính thời kỳ đổi mới, tinh thần tự lực vượt qua đói nghèo của người dân cùng với chính sách đổi mới đã thực sự cho Cần Giờ ngày nay ''thay da đổi thịt', ngang tầm một huyện miền biển phát triển trung bình ở nước ta. Nhân tố chủ yếu và bài học thực tiễn trong chuyển biến xã hội này có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Những gì mà Cần Giờ đạt được trong 25 năm qua là kết quả của quá trình phấn đấu kiên trì, vược qua mọi khó khăn, thử thách cam go, là kết tinh của trí tuệ, phẩm chất, khí phách của đảng bộ và toàn thể nhân dân huyện Cần Giờ. Những kết quả đó không chỉ đánh dấu chặng đường phát triển mới của huyện mà còn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển tiếp theo trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
Kim Phúc
- Cần Giờ (Duyên Hải cũ) cách đây 35 năm (25/02/2013)
- Những sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa dân gian miền biển (10/06/2011)
- Về xây dựng nông trường trên đất rừng huyện Duyên Hải (03/06/2011)
- Xây dựng lực lượng chính trị (16/05/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ IV (tháng 9/1986) và quá trình quán triệt đường lối đổi mới, duy trì bước phát triển kinh tế - xã hội. (12/05/2011)
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1996-2000 (04/05/2011)