Lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1996-2000 (khóa VII).
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1996-2000 (khóa VII).
Kết quả thực hiện qua các năm 1996-2000: Năm 1996, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị GDP cả năm là 179,9tỷ, đạt 95,2% kế hoạch, tăng 20,7% so với 1995. Ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm, đạt 64,78% kế hoạch, giá trị sản xuất các ngành nghề khác đều tăng khá. Ngư nghiệp đạt 118,73% kế hoạch, tăng 42,9%, xây dựng, sửa chữa từ vốn ngân sách đạt 89,78% (nếu tính tổng mức vốn từ các nguồn đầu tư trên địa bàn thì đạt 104,4% kế hoạch, tăng hơn 10,5%), thu ngân sách Nhà nước, cân đối thu chi ngân sách huyện đều vượt kế hoạch từ 6-10% và tăng trên 50% so với năm 1995. Chi tiêu bình quân đầu người tăng 18,53% so với năm 1995.
Năm 1995.
Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo có sự chuyển biến, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,46%. Các hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ. Huyện được thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tại 7/7 xã, làm cơ sở cho việc tiếp tục nâng cao mặt bằng văn hóa, phổ cập giáo dục THCS. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” mang lại kết quả tốt góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chương trình cải cách hành chính theo mô hình “một cửa, một dấu” đã cải tiến lề lối làm việc, thực hành trách nhiệm công chức và quan hệ công vụ trong các cơ quan Nhà nước.
Công tác xây dựng đảng, đoàn thể có bước chuyển biến tích cực, vị trí vai trò của tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể được nâng lên. Kết quả phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên đã có 34/35 đảng bộ, chi bộ cơ sở đảng được công nhận phân loại (đạt 97,1%). Có 17 tổ chức cơ sở đạt trong sạch vững mạnh. Về đảng viên, có 351 Đ/c phát huy tác dụng tốt (70,5%, tăng 12,55 so với 1995). Đảng viên đủ tư cách nhưng còn có mặt hạn chế là 146 Đ/c (29,6%). Đảng viên vi phạm tư cách có 01 trường hợp phải xóa tên (0,2%).
Trong năm 1997 trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, song nền kinh tế của huyện tiếp tục phát triển, một số ngành sản xuất chủ yếu có sự tăng trưởng so với những năm trước nhờ vào sự tập trung của Nhà nước và sự năng động phát triển các loại hình sản xuất trong nhân dân. Nghề nuôi thủy sản phát triển đa dạng về chủng loại, đem lại hiệu quả tương đối tốt. trong sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng các loại lúa mới được mở rộng, năng suất bình quân đạt 2,5-2,8 tấn/ha. Nghề muối tiếp tục mở rộng diện tích lên 1.200ha. Việc cấp quyền sử dụng đất cho dân được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho dân thế chấp vay ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển mô hình kinh tế hộ ở nông thôn. Các chương trình xóa đói giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, khuyến nông, khuyến ngư, các nguồn vốn tài trợ của khối đoàn thể, công tác giao đất, giao rừng… đã góp phần giải quyết việc làm cho 2.600 lao động. Xây dựng cơ bản sử dụng vốn đầu tư 33/29 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách thành phố đạt 26,3/30,7 tỷ đồng, ngân sách huyện là 5,7/6,7 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân đạt nhiều kết quả tiến bộ. Công tác giáo dục và đào tạo, chăm lo sức khỏe cho dân, chăm lo các gia đình chính sách, có công đạt kết quả khá. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa, một dấu” mang lại kết quả bước đầu, hơn 99% hồ sơ hành chính của dân được giải quyết d9ng1 thẩm quyền và hoàn trả đúng hạn. Công tác tiếp dân, xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân có sự chuyển biến tích cực.
Về các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, ngư nghiệp đạt 95% kế hoạch, xấp xỉ năm 1996, nông nghiệp đạt 95% kế hoạch, tăng 43%, công nghiệp đạt 90%, tăng 1,2%, giao thông, bưu điện 77%, tăng 22%, xây dựng cơ bản 83%, tăng 2%, thương,ại. dịch vụ 127%, tăng 9%, thu ngân sách nhà nước đạt 104%, tăng 2%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,17%, giảm 0,04%, công tác tuyển quân đạt 100%. Hoàn thành chương trình xóa đói thông tin. Hoàn thành 50% kế hoạch 2 năm 1997-1998 về xây dựng nhà tình nghĩa, sửa chữa nhà cho đối tượng chính sách.
Công tác xây dựng đảng được tăng cường thường xuyên và có chuyển biến nhiều hơn so với trước. HU đã tổ chức tổng kết nhiều Nghị quyết chuyên đề quan trọng về công tác xây dựng đảng, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy, qua đó nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên. Đảng bộ huyện luôn coi trọng vai trò hạt nhân của tổ chức cơ sở đảng, xem việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh là mục tiêu và động lực của công tác xây dựng đảng. Tính đến cuối năm 1997, tổng số đảng viên của đảng bộ huyện là 546 Đ/c. Trong đó nữ chiếm 14,8%, độ tuổi dưới 30 là 6,8%, từ 31 đến 40 là 60,7%, từ 41 đến 50 là 23,5%. Trình độ văn hóa cấp I là 6,8%, cấp II: 32,4%, cấp III: 60,8%. Chuyên môn nghiệp vụ trung cấp là 27,55%, cao đẳng, đại học 14,4%, lý luận chính trị cao cấp 4,3%, trung cấp 31,1%, sơ cấp 12,3%. Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách của đảng bộ huyện là 84%, tăng cao so với năm trước (năm 1996 là 70,5%). Kết nạp được 36 đảng viên mới, tăng 12,6% so với năm 1996. Công tác vận động quần chúng ngày càng ổn định và đạt hiệu quả thiết thực hơn.
Do nhiều yếu tố khó khăn về kinh tế - xã hội tác động nên thu nhập dân cư tuy có tăng qua các năm nhưng mức tăng tuyệt đối còn khá thấp, thu nhập dân cư ở huyện chỉ bằng 1/3 của thành phố. Lao động chưa có việc làm ổn định chiếm trên 40%. Còn trên 50% nhà ở thuộc diện tạm bợ. Điều kiện sinh hoạt của nhân dân còn thiếu thốn, không có nước sạch để dùng, mức sử dụng điện chỉ đạt dưới 68% số hộ, trong khi ở thành phố là 99,5%, các huyện ngoại thành là 98,8%. Huyện còn trên 45% hộ dân có mức sống thuộc dạng nghèo. Cụ thể, theo số liệu tháng 12/1997 toàn huyện có 4.615 hộ thuộc diện nghèo (tổng thu nhập không quá 2 triệu đồng/nhân khẩu/năm). Có 550 trong số 710 hộ (7,1%) thuộc dạng mà Nhà nước phải trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng 12 kg gạo (với gần 700 nhân khẩu). Đặc trưng của hộ nghèo ở Cần Giờ là gần 70% có nhà ở diện tạm bợ, nhân khẩu trung bình mỗi hộ có 6 người, trẻ em với trẻ em trong độ tuổi, số lao động có việc làm ổn định chỉ chiếm trên 40%, trình độ chuyên môn kỹ thuật, có 30% hộ nghèo có mức thu nhập dưới mức tiêu dùng tối thiểu. Tỷ lệ hộ nghèo có mức thu nhập khu vực sản xuất nông nghiệp là 41%, ngư nghiệp 38%, lâm nghiệp 33%, buôn bán, dịch vụ là 16%. 35% số hộ thuộc diện công nhân viên chức hưởng lương vẫn còn có mức sống khó khăn.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo là thiếu điều kiện sản xuất, kinh doanh, thiếu vốn (65%), thiếu đất canh tác (11%), không có phương tiện sản xuất (8%), gia đình nhiều lao động nhưng không tìm ra việc làm (14%), gia đình gặp phải tai họa (2%). Ngoài ra, còn do thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu khả năng tổ chức quản lý, thị trường lại không ổn định nên sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, phá sản, vỡ nợ. Một số trường hợp do thiếu ý chí vươn lên tự lập trong cuộc sống, còn ỷ lại, trông chờ sự trợ giúp của nhà nước, do tiêu xài phung phí… Nguồn gốc sân xa của những nguyên nhân nói trên là do điều kiện kinh tế, xã hội của huyện còn ở mức xuất phát thấp, chưa có chính sách phát triển mang tính đột phá làm thay đổi cơ bản các điều kiện vốn đã khó khăn, khắc nghiệt đã tồn tại nhiều năm qua.
Thực tế trên đây đặt ra huyện đảng bộ nhiều vấn đề cần quan tâm về chính sách phát triển kinh tế, chính sách đầu tư, chính sách xã hội… nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập góp phần giảm dần hộ nghèo, nâng cao dần mức sống cho nhân dân.
Năm 1998, trong tình hình có nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng của thiên tai liên tiếp, cộng với những khó khăn chung của thành phố và cả nước, nhưng với quyết tâm phấn đấu của đảng bộ và nhân dân huyện, nhịp độ phát triển kinh tế trên địa bàn vẫn tiếp tục tăng so với năm 1997, các hoạt động xã hội cũng có nhiều tiến bộ.
Tổng giá trị sản xuất tăng 22% so với năm 1997. Cơ cấu sản xuất ngư nghiệp chuyển dịch với tốc độ nhanh theo hướng đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước, trong 02 năm 1997-1998 đã có 08 ghe cào khơi được đầu tư đóng mới và đi vào hoạt động ổn định, sò huyết đã ra khỏi tình trạng khó khăn về con giống và thị trường tiêu thụ. Nghề nuôi tôm sú được phục hồi, phát triển khá. Diện tích sản xuất và năng suất muối niên vụ 1997-1998 đạt cao nhất từ trước đến nay, nếu được đầu tư đúng mức, khắc phục được một số mặt hạn chế, khó khăn về chất lượng, thị trường tiêu thụ, nghề muối sẽ trở thành nghề quan trọng, chiếm vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tăng 95% so với năm 1997. Hai công trình trọng điểm của huyện là cầu Dần Xây và nâng cấp trải nhựa đường Cần Giờ - Nhà Bè đã được khởi công xây dựng. Hoạt động thương mại, dịch vụ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng hóa và hành khách tăng khá so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 113,55%, thu ngân sách huyện tăng 54,31%, chi ngân sách huyện tăng 44,26%, đảm bảo khá tốt cho yêu cầu hoạt động thường xuyên của bộ máy trên địa bàn.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Các chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, sửa chữa nhà cho gia đình chính sách, chăm lo nhà ở cho cán bộ, công nhân viên chức, sự nghiệp văn hóa, giáo dục (tỷ lệ huy động học sinh các cấp đạt xấp xỉ 100%), y tế tiếp tục phát triển. Đã giải quyết việc làm cho 2.877 lao động, tăng 4,05% so với năm 1997. Đời sống của nhân dân được giữ vững và có bộ phận được cải thiện. Giảm hộ nghèo vượt 54,5% so với kế hoạch (309 hộ/200 hộ). công tác cải cách hành chính đạt được một số kết quả nhất định. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiện giảm 0,142% (1,238%/1,38%).
Về an ninh nội chính, năm 1998, trước những khó khăn về kinh tế, xã hội, cùng những vấn đề mới phát sinh đã tác động rất lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt là do quá trình đô thị hóa đã làm xuất hiện một số loại tội phạm mà trước đấy chưa từng có ở huyện như mại dâm, ma túy, cướp giật. Tình hình tranh chấp đất đai, nợ hụi ngày cầng gia tăng và phức tạp hơn. Dưới sự lãnh đạo của HU, UBND huyện, các cơ quan trong khối nội chính huyện và xã đã tăng cường các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm an toàn trật tự xã hội, môi trường thuận lợi cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, trong năm 1998, chỉ tiêu phát triển của một số ngành kinh tế chủ yếu không đạt kế hoạch, nhất là sản xuất nông nghiệp. Do nắng hạn, mưa bão liên tiếp nên bị thất mùa nặng, đời sống của 6.559 hộ với 35.525 nhân khẩu nông nghiệp ở các xã phía Bắc huyện gặp nhiều khó khăn. Sản xuất muối tuy trúng mùa song không tiêu thụ được khiến cho nhiều hộ túng quẫn, không còn khả năng đầu tư tái sản xuất. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như không phát triển, riêng khu vực quốc phòng bị giảm sút nhiều do các cơ sở sản xuất của Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư huyện chỉ hoạt động cầm chừng. Tiến độ thi công một số công trình không đạt yêu cầu, đặc biệt các công trình sử dụng vốn ngân sách huyện phần lớn triển khai thực hiện chậm và không đạt kế hoạch (chỉ đạt 84,59%). Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập thiếu sót, tình trạng bao chiếm đất công, được giao đất nhưng không tổ chức sản xuất khá phổ biến. Nguồn vốn của các chương trình xóa đói giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm vẫn chưa được khai thông, tỷ lệ nợ quá hạn vượt mức cho phép. Số hộ nghèo ở huyện có xu hướng tăng thêm. Các vi phạm về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản không giảm. Tình hình khiếu kiện của nhân dân có tăng hơn, việc giải quyết còn chậm, số vụ tồn đọng nhiều. Hạn chế nổi bật là về trình độ, năng lực cán bộ, công chức, chiến sĩ, nhất là ở cấp cơ sở làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan.
Ngoài nguyên nhân khách quan do thiên tai, môi trường ô nhiễm… thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Việc lãnh đạo của Ban Chấp hành đảng bộ huyện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội còn dàn trải. Sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện trên một số mặt chưa được chặt chẽ, xử lý thiếu kịp thời và kiên quyết. Sự phối hợp giữa các ngành, các xã trong huyện chưa đồng bộ. Tổ chức bộ máy và cán bộ còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới…
Năm 1999, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, Ban Chấp hành đảng bộ huyện đã kịp thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng nông dân bị đói. Việc chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã đạt được một số kết quả khả quan, nhiều mô hình sản xuất mới đã được nông dân thực hiện. Mô hình nuôi tôm sú trên các vùng đất nhiễm mặn nặng không thể trồng lúa, mô hình nuôi tôm xen canh, luân canh với trồng lúa, làm muối được nông dân đầu tư phát triển, mở ra hướng mới trong sản xuất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, phá thế độc canh cây lúa một vụ hiệu quả kém.
Tổng giá trị sản lượng cả năm đạt 315.793 triệu đồng, tăng gần 6% so với năm 1998, trong đó ngư nghiệp tăng 11,5%, nông nghiệp tăng 55,5%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giảm 50,34%. Các sản phẩm chủ yếu gồm 31.510 tấn thủy sản các loại, 6.502 tấn lúa, 26.420 tấn muối hạt, 523,7 tấn thịt gia súc, gia cầm. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tiếp tục phát triển làm cho bộ mặt Cần Giờ thay đổi nhanh chóng. Các công trình xây dựng cầy Dần Xây, trải nhựa đường Nhà Bè - Cần Giờ, hệ thống cấp nước nội trấn Cần Thạnh có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện đời sống nhân dân. Việc xây dựng các cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá và các hoạt động chuẩn bị khai thác dịch vụ du lịch trong năm 1999 là một tín hiệu đáng phấn khởi.
Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, sửa chữa nhà cho diện chính sách đạt kết quả thiết thực. Các hoạt động giáo dục (huy động 100% trẻ em đến độ tuổi vào lớp 1), văn hóa thông tin, thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe nhân dân (tỷ lệ tăng dân số tự nhiện đạt 105,19%), giải quyết việc làm (đạt 128% kế hoạch) đều có bước phát triển mới. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở diễn ra sôi nổi, mang lại kết quả thiết thực, nổi bật là việc xây dựng các ấp văn hóa. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là phòng chống ma túy, mại dâm được chỉ đạo kiên quyết, thường xuyên liên tục nên đã phần nào hạn chế được sự phát triển.
Tuy nhiên, mức độ đầu tư của các thành phần kinh tế bên ngoài vào huyện vẫn còn rất thấp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như không phát triển, các cơ sở sản xuất vẫn ở quy mô nhỏ, không mở thêm ngành nghề mới. Công tác quản lý đất đau còn lỏng lẻo, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Số vụ vi phạm phát luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chặt phá rừng tăng. Tệ mại dâm, ma túy có xu hướng phát triển. Nguyên nhân khách quan là do khó khăn về cơ sở hạ tầng, về cơ chế chính sách, song nguyên nhân chủ quan là do sự chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền có thiếu sót. Nhiều vấn đề đã chủ trương nhưng tổ chức thực hiện kém, hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn sai sót, lệch lạc. Các cơ quan, đơn vị phối hợp với nhau chưa tốt. Ở một bộ phận cán bộ, tinh thần thái độ làm việc không nghiêm túc, chưa hết lòng, hết sức vì công việc chung.
Năm 2000, kinh tế của huyện có mức tăng trưởng trên 18%, gấp 2,5 lần so với năm 1999, nhiều chỉ tiêu sản xuất chủ yếu vượt kế hoạch, thu ngân sách nhà nước tăng, giữ vững tốc độ đầu tư cơ bản. Các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục khởi sắc, đời sống nhân dân có nhiều tiến bộ, an ninh quốc phòng được giữ vững ổn định. Tổng giá trị sản xuất đạt 373 tỷ đồng, tăng 18% so với 1999, bằng 90% kế hoạch. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản đạt 121,4 tỷ đồng, gần bằng mức năm 1999, đạt 73% tổng mức huy động theo kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 5,1 tỷ đồng (tăng 24% so kế hoạch). Tổng thu ngân sách huyện d0ạt gần 53 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách huyện đạt 50,7 tỷ đồng (đạt 95,6% tổng thu). Kết thúc năm học 1999-2000, các chỉ tiêu về hiệu quả đào tạo đều đạt cao hơn so với năm học trước.
Bệnh viện miễn phí Cần Giờ và hệ thống cơ sở y tế của huyện đã khám và điều trị cho 125.000 lượt người, trong đó điều trị nội trú cho 4.300 lượt bệnh nhân. Tiêm chủng mở rộng đủ 6 mũi cho 1.015 cháu (đạt 90%), tăng 5% so với năm 1999, tổ chức cho 2.524 trẻ em uống vitamin A (đạt 91%). Ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình của huyện được Chủ tịch nước khen tặng Huân chương lao động hạng ba. Về văn hóa - thông tin và thể dục - thể thao có nhiều hoạt động sôi nổi, rộng rãi. Toàn huyện có 7 ấp văn hóa ở 7 xã. Có 10,8% số dân tham gia luyện tậo thể thao thường xuyên. Giới thiệu và giải quyết việc làm cho 3.026 lao động (đạt 86% kế hoạch). Huy động 40.000 ngày công lao động công ích (đạt 79% kế hoạch). Xây dựng mới 12 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 22 căn nhà chính sách, xây dựng 293 căn nhà tình thương cho các hộ nghèo. Quỹ xóa đói giảm nghèo của huyện đã có 5,1 tỷ đồng, có 3.400 hộ nghèo được vay từ nguồn vốn này, trong đó 1.015 hộ có mức thu nhập vượt nghèo (chỉ tiêu là 1.000 hộ).
Trong năm 2000, cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng với tốc độ nhanh và bền vững hơn, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, tiểu công nghiệp và du lịch. Tiềm năng về đất đai, mặt nước, môi trường được sử dụng, khai thác có hiệu quả hơn. Thiết chế văn hóa nông thôn được tăng cường, dân chủ cơ sở được mở rộng, đời sống kinh tế, văn hóa nông thôn tiếp tục khởi sắc. Sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy đảng, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực, đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, nhiều khó khăn, tồn tại vẫn chưa được giải quyết tích cực nên tốc độ đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội còn chậm, chưa có giải pháp mạnh mẽ đảm bảo ổn định và phát triển đánh bắt xa bờ. Công tác quản lý nhà nước về đất đai chuyển biến chậm. Tổ chức bộ máy và công tác cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận cán bộ, công chức còn quan liêu, chưa sâu sát cơ sở để nắm bắt và giải quyết các vấn đề khó khăn đặt ra.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
- Những sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa dân gian miền biển (10/06/2011)
- Về xây dựng nông trường trên đất rừng huyện Duyên Hải (03/06/2011)
- Xây dựng lực lượng chính trị (16/05/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ IV (tháng 9/1986) và quá trình quán triệt đường lối đổi mới, duy trì bước phát triển kinh tế - xã hội. (12/05/2011)
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1996-2000 (04/05/2011)
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ qua đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 1996-2000). (04/05/2011)
- Kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm 1990-1995 (khóa VI). (27/04/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực. (27/04/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực. (27/04/2011)
- Đại hội đại biểu huyện đảng bộ Duyên Hải lần thứ V (tháng 5/1989) đổi mới, vượt qua thách thức, duy trì phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. (27/04/2011)