Kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong kế hoạch 5 năm 1996-2000
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong kế hoạch 5 năm 1996-2000
Kinh tế của huyện tiếp tục giữ được sự ổn định và có bước tăng trưởng khá. Cơ bản đã định hình phương hướng sản xuất, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với quy hoạch và đúng định hướng, thể hiện rõ thế mạnh tiềm năng kinh tế của huyện. Giá trị tổng sản xuất tăng 77% (bình quân 11,7%/năm). Giá trị tăng thêm bình quân 10%/năm. Các ngành ngư, nông, lâm, diêm nghiệp tăng bình quân 8,22%/năm, chiếm tỷ trọng 48%. Các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông tăng bình quân 25,53%/năm, chiếm tỷ trọng 37%. Ngành dịch vụ đã có xu hướng gia tăng dù tỷ trọng không thay đổi (15%).
Sản xuất có sự chuyển biến tích cực theo hướng phát triển nghề đánh bắt xa bờ, nuôi, chế biến hải sản, phát triển nghề muối, phát triển vườn cây ăn trái, khai thác sử dụng đất hoang, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước, chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang nuôi tôm sú đạt hiệu quả cao. Ngư nghiệp, tăng trưởng bình quân 8,2%/năm, với 104 tàu, tăng 23,8% số lượng phương tiện đánh bắt xa bờ, công suất tàu tăng gấp đôi so với 1995. Nuôi trồng thủy sản trên diện tích gần 3.000ha (gấp 2 lần năm 1995), chiếm 50% trong cơ cấu sản lượng ngư nghiệp. phát triển nuôi tôm sú trên đất nông nghiệp nhiễm mặn đã chuyển đổi cơ cấu với 780 ha/2.600 ha tổng diện tích nuôi trồng, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cấy lúa. Nghề muối đã mở rộng diện tích trên 1.300ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 30.000 tấn, tăng gấp đôi so với năm 1995.
Nông nghiệp tuy gặp khó khăn về thiên tai song với sự chỉ đạo tập trung, kiên quyết của HU về các biện pháp khuyến nông nên vẫn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,67%/năm. Đưa giống lúa mới vào 2.000 ha (60% diện tích gieo cấy), năng suất bình uquân tăng 600-700 kg/ha. Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp ở các xã phía Bắc huyện để nuôi tôm sú luân canh, tạo thành một số trang trại vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, đem lại hiệu quả thiết thực. Ngành lâm nghiệp, đã bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ, khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn quốc tế”. Trong 5 năm 1996-2000 đã trồng và phát triển thêm gần 1.000ha rừng. Ổn định việc giao đất, giao rừng cho tổ chức và nhân dân chăm sóc. Ngành kinh doanh du lịch phát triển nhanh, thu hút mạnh khách du lịch tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú, môi trường trong lành.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có bước phát triển rõ nét tạo sự biến đổi sâu sắc bộ mặt của huyện. Đã có đường bộ nối liền 6/7 xã, công trình cầu Dần Xây, trải nhựa tuyến đường Nhà Bè - Cần Giờ sắp hoàn thành, hệ thống lưới điện, bưu điện, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục được xây dựng khá hoàn chỉnh. Tốc độ tăng bình quân của đầu tư xây dựng là 39,2%/năm, tổng mức đầu tư trên địa bàn trong 5 năm là 403 tỷ đồng.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có được những thành tựu rất quan trọng. Chương trình giảm hộ nghèo, nâng cao mức sống nhân dân, bằng các giải pháp thích hợp như tăng nhiều nguồn vốn huy động cho vay, phát triển các ngành nghề mới với quy mô nhỏ và vừa, đòa tạo nghề và giới thiệu việc làm, thực hiện các chính sách hỗ trợ xã hội, đặc biệt là lồng ghép các chương trình xã hội để chăm lo cho người nghèo đã đạt những kết quả khích lệ. Bình quân mỗi năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho 2.800 lao động, trong đó gần 2.000 người có việc làm ổn định. Trong 5 năm đã giúp cho 2.500 hộ vượt nghèo, giảm tỷ lệ hộ xóa đói giảm nghèo từ 42% đầu nhiệm kỳ xuống ước còn 22% vào cuối năm 2000. Huy động nhiều nguồn vốn đóng góp trợ giúp cho đối tượng chính sách và xã hội nghèo, bao gồm chống dột 634 căn, sửa chữa 261 căn, xây dựng 290 nhà tình nghĩa, 920 nhà tình thương. Di dời, bố trí lại dân cư, ổn định cuộc sống cho 1.152 hộ dân ở xthh và các khu vực sạt lở ven biển. Thu nhập bình quân đầu người đạt 286 USD/năm, tăng bình quân 6,12%/năm, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thoại lưới đạt 84%, nước ngọt phục vụ sinh hoạt được cải thiện và tăng đáng kể từ 4 lít/người/ngày lên 15 lít/người/ngày, cuối năm 2000 đã có 53% hộ dân sử dụng nước sạch, giá thành giảm được 1/3.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảng bộ và chính quyền tiếp tục quan tâm lãnh đạo. Tính đến cuối năm 2000 các xã đề có bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết đã được phòng chống có hiệu quả không đáng kể lây lan thành dịch, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 36% năm 1995 xuống còn 24% năm 2000, Bệnh viện huyện được nâng cấp lên 80 giường, tỷ lệ sinh giảm bình quân 0,045%/năm, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm từ 1,93%/năm năm 1995 còn 1,14% năm 2000.
Với sự chỉ đạo tập trung của HU, UBND huyện qua chương trình “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực”, lĩnh vực giáo dục - đào tạo của huyện đã có những kết quả tương đối toàn diện. Phát triển nhanh các ngành dọc, số trẻ đến lớp ngày càng đông, tăng bình quân 6%/năm. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, chất lượng giáo dục mỗi năm đều có sự tiến bộ. hệ thống trường, lớp, phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập được đáo ứng ngày càng tốt hơn cho sự phát triển của ngành giáo dục. Lực lượng giáo viên các cấp được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, trợ cấp thu nhập nên ngày càng ổn định và phát triển. Tổ chức dạy nghề được mở ra đáp ứng nhu cầu học nghề cho người lao động. Sự quan tâm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục ngày càng tốt hơn.
Đời sống văn hóa cơ sở được xây dựng và nâng lên thông qua cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư. Toàn huyện có 7 ấp đăng ký xây dựng ấp văn hóa, xây dựng 02 bưu cục văn hóa xã. Các khu dân cư xuất sắc, gia đình văn hóa, người tốt việc tốt, công sở văn minh - sạch đẹp - an toàn mỗi năm đều tăng. Các tủ sách báo pháp luật, thư viện, phòng đọc sách, hệ thống Đài Phát thanh, Tờ tin tiếp tục được đầu tư nâng cao chất lượng và mở rộng đối tượng phục vụ. Các hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian được khuyến khích phát triển đúng hướng. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn mê tín dị đoan. Hoạt động thể dục thể thao được củng cố và phát triển, nâng cao chất lượng. Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao cũng được đầu tư đáp ứng một phần quan trọng cho nhu cầu của nhân dân trong huyện.
Về quốc phòng - an ninh: nhiệm vụ củng cố quốc phòng và thực hiện công tác quân sự địa phương trong 5 năm 1996-2000 có nhiều tiến bộ. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ vị trí, tính chất quốc phòng của huyện đối với thành phố nên đảng bộ huyện luôn tập trung cho nhiệm vụ quân sự địa phương, triển khai hoàn chỉnh các phương án diễn tập phòng thủ chống xâm nhập, bạo loạn lật đổ, tổ chức hiệp đồng chiến đấu với các huyện giáp ranh, xây dựng tốt lực lượng dân quân tập trung, dân quân tự vệ, dự bị động viên, hoàn thành các chỉ tiêu tuyển quân hàng năm. Chất lượng và điều kiện hoạt động của lực lượng vũ trang ngày càng được nâng cao.
An ninh chính trị luôn được giữ vững, chủ động đấu tranh xử lý các loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, duy trì môi trường xã hội lành mạnh. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được tăng cường và phát huy phòng chống tội phạm, nhất là trên các lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo đảm an toàn giao thông, không để xảy ra các điểm nóng, thưa kiện tập thể gây bất ổn chính trị - xã hội.
Hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Công tác xây dựng và chỉnh đốn đảng được xác định là nhiệm vụ then chốt, được sự chỉ đạo tập trung thường xuyên của Ban Chấp hành đảng bộ nên đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức, tư tưởng chính trị trong đảng đã có những chuyển biến tốt, kiên định và vững vàng hơn. Thông qua cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn đảng, nhất là những tiến bộ đạt được về kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị đã có tác dụng sâu sắc đến cán bộ, đảng viên, củng cố lòng tin đối với đảng, thống nhất với những vấn đề có tính nguyên tắc của đảng.
Công tác xây dựng đảng nói chung và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đ61n đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), các cuộc vận động chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm đã có tác dụng giáo dục, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống đối với cán bộ, đảng viên. Tuyệt đại đa số, lối sống lành mạnh, gương mẫu, tự giác chấp hành pháp luật. Tinh thần phục vụ nhân dân, mối quan hệ giữa cán bộ đảng viên và nhân dân ngày càng tốt hơn.
Nổi bật là công tác phát triển đảng viên và đào tạo cán bộ, đã có 185 đảng viên được kết nạp, tăng 77% so với nhiệm kỳ trước (110 đảng viên). Chất lượng đảng viên mới được nâng lên nhất là trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ. 624 lượt cán bộ, đảng viên, công chức được tạo điều kiện theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị văn hóa, chuyên môn. Đến cuối năm 2000, đại bộ phận cán bộ chủ chốt của huyện đều có trình độ đại học và tương đương.
HĐND, UBND huyện, xã thường xuyên được kiện toàn và củng cố, tăng cường sau các đợt bầu cử. Cơ chế quản lý điều hành từng bước có sự tiến bộ và bao quát toàn diện trên cơ sở phân công, phân cấp, phân quyền, tăng cường cán bộ, thực hiện quy chế công chức, quy chế dân chủ cơ sở. Trong nhiệm kỳ VII, HU đã chú trọng xây dựng, kiện toàn các phòng ban chuyên môn và các xã, đặc biệt xây dựng và kiện toàn các ấp và tổ nhân dân. Công tác cải cách hành chính “một cửa, một dấu”, giải quyết khiếu nại, tố cáo có sự quan tâm và cải tiến hơn góp phần từng bước nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn.
Phong trào hành động cách mạng của nhân dân mà đại biểu là Mặt trận và các đoàn thể đã khắc phục dần tình trạng hành chính hóa, chú trọng triển khai các phong trào ở khu dân cư, quan tâm đáp ứng những nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân, nhiều phong trào hành động cách mạng gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây dựng thực chất của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ 1996-2000.
Những kết quả và tiến bộ đạt được trong nhiệm kỳ bắt nguồn từ những chủ trương đúng đắn, kịp thời như khuyến khích phát triển đánh bắt xa bờ, phát triển nghề muối, nuôi tôm sú, tiếp nhận quản lý rừng phòng hộ, bố trí lại dân cư…ương đã tạo nên phong trào quần chúng sôi nổi, rộng khắp. Đặc biệt với sự quan tâm sâu sắc của Trung ương, Thành phố trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chăm lo đời sống cán bộ, nhân dân đã tạo nên những thay đổi sâu sắc, nhiều mặt của huyện Cần Giờ trong thời gian 5 năm 1996-2000. Các phong trào hành động cách mạng của quần chúng trong lao động sản xuất, xây dựng phát triển kinh tế, quốc phòng toàn dân, giữ gìn trật tự xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, xóa đói giảm nghèo dưới sự lãnh đạo của đảng và các tổ chức chính trị, xã hội đã tạo ra thành quả trực tiếp là nguyên nhân cốt lõi của các thành tựu nói trên.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
- Những sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa dân gian miền biển (10/06/2011)
- Về xây dựng nông trường trên đất rừng huyện Duyên Hải (03/06/2011)
- Xây dựng lực lượng chính trị (16/05/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ IV (tháng 9/1986) và quá trình quán triệt đường lối đổi mới, duy trì bước phát triển kinh tế - xã hội. (12/05/2011)
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1996-2000 (04/05/2011)
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ qua đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 1996-2000). (04/05/2011)
- Kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm 1990-1995 (khóa VI). (27/04/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực. (27/04/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực. (27/04/2011)
- Đại hội đại biểu huyện đảng bộ Duyên Hải lần thứ V (tháng 5/1989) đổi mới, vượt qua thách thức, duy trì phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. (27/04/2011)