Kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm 1990-1995 (khóa VI).
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm 1990-1995 (khóa VI).
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ VI diễn ra trong bối cảnh vừa có nhiều thuận lợi, vừa không ít khó khăn. Trong thời gian đầu sau đại hội, sự nghiệp đổi mới của đảng đã đem lại những thành tựu bước đầu rất quan trọng nhưng khủng hoảng kinh tế xã hội vẫn diễn ra trong phạm vị cả nước, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã ảnh hưởng đến tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sản xuất tuy được phục hồi sau những năm mất mùa, cùng với việc xuất hiện những nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển song vẫn còn nhỏ bé. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn lợi thủy sản bị giảm sút, nghèo đói, dịch bệnh, thất học luôn là những trợ lực lớn trong quá trình xây dựng, phát triển. Tuy vậy, đảng bộ và nhân dân Cần Giờ đã kiên trì phấu đấu vượt qua khó khăn thử thách, tích cực khai thác các điều kiện thuận lợi để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do đại hội đảng bộ huyện lần thứ VI đề ra.
Về 3 chương trình mục tiêu là xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ và phổ cập cấp I, phòng chống dịch bệnh
Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự sâu sát của đảng bộ đối với đời sống nhân dân, phát hiện những vấn đề bức xúc nhất để tập trung giải quyết. Vì thế, ngay sau khi triển khai, các chương trình đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng. Với sự chỉ đạo tập trung, liên tục của toàn đảng bộ, trong 5 năm đã thu được những kết quả hết sức quan trọng:
Đến cuối năm 1995, chương trình xóa đói giảm nghèo đã hoàn thành mục tiêu “xóa hộ đói”. Bằng nhiều nguồn vốn từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo, vốn từ các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, Quỹ trợ vốn của các đoàn thể, cùng với nhiều biện pháp hỗ trợ khác như dạy nghề, cấp phương tiện sản xuất, đất nông nghiệp, giao đất, giao rừng… có 2.551 hộ thuộc diện đói nghèo có 105 hộ (4,56%) sau một thời gian được trợ giúp có cuộc sống khá, ổn định, 600 hộ (26%) đủ ăn, 1.295 hộ (56,3%) vượt khó nhưng chưa ổn định. Chương trình dự án nỏ vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm được triển khai từ tháng 9/1992, thông qua việc cấp tín dụng cho dự án, đã giải quyết việc làm cho gần 900 lao động của 300 hộ, tập trung vào các dự án nuôi tôm (44%), nuôi cua (7%), sò huyết (5%), cá (2%), vịt (16%) và heo (24%) với tổng số vốn phát vay gần 7 tỷ đồng.
Chương trình xóa mù chữ, phổ cập cấp I, có 4/7 xã đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ, riêng 02 xã Cần Thạnh và Thạnh An được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 6-14 được huy động ra lớp tăng từ 65% trong năm học 1990-1991 lên 79,8% năm học 1994-1995, số trẻ thất học trong độ tuổi từ 4.348 em xuống còn 2.532 em (giảm 58%). Cuối năm 1995, trừ Tam Thôn Hiệp, các xã còn lại đều đạt tỷ lệ 90% trẻ em trong độ tuổi từ 6-11 đang học ở trường phổ thông.
Chương trình phòng chống dịch bệnh đã đạt được mục tiêu chung là “Không để sốt rét phát triển thành dịch, giảm dần tỷ lệ người nhiễm ký sinh trùng sốt rét”, kiểm soát được các ổ dịch sốt rét vào cuối năm 1992, kéo tỷ lệ số người mắc ký sinh trùng sốt rét từ 22% năm 1991 xuống còn 6,5% năm 1995. Các loại bệnh như sốt xuất huyết, thương hàn, bạch hầu được khống chế tốt, không để lây lan thành dịch.
Tuy nhiên, mỗi chương trình vẫn còn những hạn chế. Trong chương trình xóa đói giảm nghèo, số hộ nghèo còn khá đông, tỷ lệ thu hồi vốn thấp (trên dưới 40%), còn đến 13,14% số hộ được trợ giúp mà không có chuyển biến. Chương trình xóa mù chữ, phổ cập cấp I vẫn còn 5/7 xã chưa được công nhận hoàn thành giáo dục tiểu học, toàn huyện còn trên 18% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 mù chữ. Chương trình phòng chống dịch bệnh chưa lan tỏa thành một chương trình mang tính xã hội. Cả 3 chương trình chưa tạo thành một phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong quần chúng, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện, sự lãnh đạo của một số cấp ủy cơ sở chưa đúng, có khuynh hướng khoán trắng cho các Ban Chỉ đạo chương trình.
Cơ cấu sản xuất - một số ngành chủ yếu:
Kinh tế của huyệntrong thời gian 1991-1995 có mức tăng trưởng khá, tổng sản lượng xã hội tăng bình quân hàng năm 16%. Tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người năm 1995 tăng 1,6 lần so với năm 1991. Giá tổng sản lượng ngư nghiệp tăng 21%, nông lâm nghiệp tăng 19,4%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 2,7%. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những lĩnh vực có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Tổng mức vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm (1991-1995) đạt 165 tỷ đồng, tốc độ đầu tư tăng bình quân 80%/năm, chủ yếu nhằm vào giao thông vận tải, cầu, đường, điện, thủy lợi. thông tin liên lạc.
Trong từng ngành sản xuất có sự chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hướng của Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện, ngày càng tăng tỷ trọng các ngành kinh tế quan trọng trong tổng sản phẩn xã hội. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch còn thấp, thiếu vững chắc so với mục tiêu của Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kỳ đảng bộ huyện khóa VI (tỷ trọng một số ngành sản xuất trong cơ cấu kinh tế năm 1995 so với Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kỳ: ngư nghiệp 28%/40%, nông lâm nghiệp 12%/15%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 7%/20%. Cơ cấu các thành phần kinh tế có sự biến đổi. Kinh tế quốc doanh được sắp xếp và củng cố một bước, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, thị trường… Doanh nghiệp tư nhân có phát triển nhưng chậm và chỉ mới hình thành trong lĩnh vực đánh bắt xa bờ.
Ngư nghiệp vẫn là ngành sản xuất mũi nhọn của huyện, được khuyến khích theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản, hạn chế các ngành nghề khai thác ven biển và trong sông rạch, từng bước loại bỏ các hình thức đánh bắt lạm sát. Năm 1992, toàn huyện có 27 cặp cào đôi, đến năm 1995 đã có 44 cặp với trang thiết bị hiện đại, hoạt động ở các ngư trường Minh Hải, Kiên Giang, Vũng Tàu - Côn đảo, sản lượng khai thác chiếm khoảng 60-70% tổng sản lượng thủy sản hàng năm của huyện. Trong khi đó số phương tiện đánh bắt ven bờ (đáy sông cầu, đáy rạo, ghe lưới các loại) giảm mạnh, đặc biệt hai sự cố tràn dầu xảy ra trong năm 1994 và 1995 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái, làm kiệt quệ nguồn thủy sản, nhiều hộ đánh bắt ven bờ lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Nghề nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển mạnh, tổng diện tích nuôi năm 1995 lên đến gần 6.000ha, trong đó khu vực nuôi công nghiệp chiếm khoảng 2.500ha, còn lại là nuôi theo hộ dân với các hình thức quảng canh, bán thâm canh, thu hút khoảng 1.000 hộ dân với trên 2.000 lao động. Đã xuất hiện nhiều trường hợp chặt phá, bao chiếm đất rừng để làm đầm nuôi tôm, tuy nhiên về kỹ thuật còn nhiều hạn chế, năng suất nuôi không cao, khu vực nuôi công nghiệp bình quân đạt 150 đến 250 kg/ha/năm, khu vực nuôi theo hộ dân chỉ đạt 50 đến 100 kg/ha/năm.
Từ phong trào nuôi nghêu ở Tiền Giang, Bến Tre, năm 1992 huyện đã tổ chức Đoàn đi nghiên cứu, học tập mô hình nuôi ở huyện Tân Thành, tỉnh Tiền Giang về triển khai nuôi thí điểm tra 110ha ở bờ biển Cần Thạnh và 10ha sò huyết ở Dần Xây. Vụ quy hoạch đầu tiên cho năng suất khoảng 45 tấn/ha, đến năm 1995 huyện có 872 ha nuôi nghêu dọc bờ biển 02 xã Cần Thạnh, Long Hòa và 132ha nuôi sò huyết với sản lượng thu hoạch gần 13.000 tấn. Nghề nuôi cua, cá, tôm kẹt ở các xã khu vực nông nghiệp được duy trì cũng giúp bà cong nông dân đa dạng hóa các loại hình sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa ngành nghề trong sản xuất ngư nghiệp mặc dù còn nhiều khó khăn do vốn đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật hạn chế và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, song đã tạo điều kiện nâng cao sản lượng thủy sản hàng năm của huyện. Năm 1992 tổng sản lượng thủy sản (đánh bắt và nuôi trông là 12.040 tấn, năm 1993: 18.000 tấn, năm 1994: 21.500 tấn, năm 1995 đạt 26.450 tấn (chỉ tiêu đại hội đề ra là 18.000 tấn). Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời kỳ này đã được chú trọng cả mặt tuyên truyền vận động lẫn kiểm tra, xử lý vi phạm. Ngoài ra huyện cũng sử dụng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo để giúp các hộ đóng đáy mong, đáy mùng trong sông chuyển đổi ngành nghề.
Nông nghiệp, diện tích lúa mùa ổn định ở mức 4.000ha, các công trình thủy lợi ở Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn đã bắt đầu phát huy tác dụng. việc sử dụng các giống lúa mới và tăng cường hoạt động bảo vệ thực vật đã giúp năng suất lúa tăng 12,6% (năm 1991: 1,8tấn/ha của đại hội VI). Lúa hè thu tại Lý Nhơn duy trì hàng trăm khoảng 60-80ha với năng suất từ 3 đến 3,5 tấn/ha. Diện tích cói khoảng 150ha song sản xuất thiếu ổn định, năng suất và giá trị không cao. Tuy nhiên sự tồn tại của cây cói đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống nông dân những năm mất mùa. Hai vụ tràn dầu trong năm 1994 và 1995 làm thiệt hãi khoảng 20-30% diện tích lúa và sản lượng thu hoạch so với những năm trước đó, song nhờ các biện pháp hỗ trợ kịp thời của huyện và thành phố nên nạn thiếu đói không diễn ra nghiêm trọng như trong những năm 1986-1988. Bằng việc trợ vốn và các biện pháp hỗ trợ khác đối với nông dân, diện tích trồng cây ăn trái trong những năm 1991-1995 tăng cường bình quân 19%/năm. Các vườn cây ăn trái đặc sản được khôi phục, thay thế các giống cũ đã thoái hóa. Phòng Nông nghiệp và Hội Nông dân huyện thường cuyên mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức các điểm trình diễn, tổ chức tham quan, học tập các mô hình làm ăn hiệu quả, đã thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh, bình quân 39,75%/năm, đàn heo từ 2.747 con năm 1985 lên 3.000 con năm 1975. Diện tích muối ổn định ở mức 440ha, tập trung ở Thiềng Liềng, xã Thạnh An và xã Lý Nhơn, sản lượng hàng năm khoảng 20.000 tấn, song chất lượng muối chưa cao và giá tiêu thụ cũng hết sức bấp bênh.
Lâm nghiệp, năm 1995 tổng diện tích rừng Cần Giờ là 33.350ha (năm 1990 là 24.506ha), trong đó diện tích rừng trồng đã phát triển tốt là 20.346,5ha, còn lại 12.783ha là rừng tự nhiên. Sự phát triển của rừng đã từng bước nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, taô điều kiện cho các loài thủy sinh phát triển, các loại chim, thú cũng tìm về cư ngụ ngày càng nhiều. Công tác bảo vệ, chăm sóc rừng phòng hộ môi trường được tăng cường. Đến năm 1995 đã giao cho các nông, lâm trường, các đơn vị và hộ dân quản lý 23.047ha. Từ tháng 8/1995 huyện áp dụng quy định của UBND thành phố về chính sách khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng và trồng rừng phòng hộ môi trường nên thu nhập của 206 hộ lao động lâm nghiệp đã tương đối ổn định. Lâm Viên Cần Giờ tiếp tục quy tập, thuần chủng và phát triển các loài động vật Rừng Sách với hơn 400 con khỉ, 34 con cá sấu nước lợ. Hoàn thành công trình Nhà Truyền thống đấu tranh của quân và dân Rừng Sác. Huyện cũng triển khai thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ do tổ chức hành động phục hồi rừng ngập mặn (ACTMANG-Nhật) tài trợ, tiếp nhận và triển khai thực hiện dự án của tổ chức FADO (Bỉ) để trồng mới rừng đước tại An Thới Đông và Tam Thôn Hiệp.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động chủ yếu là chế biến thực phẩm, tập trung phần lớn trong khu vực quốc doanh, tuy nhiên xu thế chuyển dịch cơ cấu giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh ngày càng rõ. Các cơ sở ngoài quốc doanh nâng được tỷ trọng giá trị tổng sản lượng toàn ngành từ 41,7% năm 1991 lên 53% năm 1995 nhưng phổ biến vẫn còn ở quy mô nhỏ. Nhà máy đông lạnh và các cơ sở sản xuất do khó khăn về nguyên liệu, năm 1985 chỉ chế biến 650 tấn nghêu thành phẩm và khoảng 1 triệu lít nước mắm.
Năm 1992 huyện triển khai lấp cầu phai Hào Võ trên trục đường Nhà Bè-Cần Giờ và tăng cường xây dựng các tuyến đường nhánh nối liền 6/7 xã. Đến năm 1995 đã hoàn thành các tuyến nhánh vào ấp Bình Thạnh (Bình Khánh) dài 3km, An Nghĩa (An Thới Đông) 11 km, vào trung tâm xã An Thới Đông dài 46km, vào xã Tam Thôn Hiệp dài 9km, vào xã Lý Nhơn dài 49km cùng với hệ thống cầu, đường liên ấp… đã đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại, làm ăn của nhân dân. Cạnh đó, giao thông đường thủy vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng, toàn huyện có 18 tuyến đò vận chuyển hành khách, hàng hóa, trong đó có 8 tuyến liên tỉnh.
Cuối năm 1995 đã có 16/20 ấp thuộc 6/7 xã của huyện được sử dụng điện từ lưới quốc gia, dố hộ dùng điện lưới chiếm khoảng 68% số hộ toàn huyện. Về nước sinh hoạt, đội xà lan vận tải gồm 3 chiếc, trọng tải 250 tấn, hàng tháng cung cấp khoảng 5.000m3 nước cho khu vực trung tâm huyện lỵ, ngoài ra ở các xã còn có hệ thống chở nước do tư nhân đảm trách. Tuy nhiên do việc vận chuyển nước quá xa nên giá thành 1 khối nước tới tay người tiêu dùng lên đến 40.000 đồng, cao gấp 40 lần so với giá nước tiêu dùng ở thành phố, chưa kể vấn đề nước thường xuyên bị căng thẳng, thiếu hụt trong những tháng mùa khô.
Thương mại, dịch vụ trong khu vực quốc doanh được điều chỉnh chuyển hướng fập trung vào lĩnh vực cung ứng vật tự, hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện. Tỷ trọng doanh số bán lẻ trên tổng doanh thu toàn ngành từ 12,6% năm 1991 lên 25% năm 1995, bình quân tăng 12,8%/năm. Hoạt động thương mại ở khu vực ngoài quốc doanh tăng nhanh, tính đến tháng 9/1995 có 1.003 hộ kinh doanh cá thể, chiếm 11% số hộ toàn huyện, tăng gấp 2 lần so với năm 1990, trong đó kinh doanh thương mại chiếm 59%, kinh doanh ăn uống 25%, các dịch vụ khác 1,6%. Hoạt động kinh doanh xuất nhập gặp nhiều khó khăn do yếu kém trong quản lý, từ tổng giá trị 5,26 triệu USD năm 1990 còn 3,4 triệu USD năm 1995. Tỷ trọng kim ngạch xuất giảm từ 64% năm 1990 còn 33% năm 1995 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Kinh tế đối ngoại có nhiều tiến bộ sonh kết quả đạt được còn thấp so với nhu cầu đầu tư và phát triển của huyện.
Ngân sách huyện được cân đối tích cực. Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 42,9%, song do sản xuất chưa phát triển nên phần thu mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu chi tiêu của huyện, chưa kể các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn. Hàng năm ngân sách thành phố vẫn phải trợ cấp khoảng 70-80% tổng chi ngân sách huyện. Tỷ trọng thu ngân sách từ khu vực kinh tế quốc doanh giảm dần, từ 79,7% năm 1990 xuống còn 28,9% năm 1995, trong khi đó phần thu từ thuế công thương nghiệp gia tăng từ 6% lên 28,7%. Hoạt động tín dụng cho kinh tế trên địa bàn, vốn cho vay tăng 31%/năm, cơ cấu trung hạn cũng tăng từ 6,2% năm 1991 lên 50% năm 1995.
Các hoạt động an sinh xã hội:
Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình có tiến bộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 1995 là 1,81%, giảm 0,79% so với năm 1991, tỷ lệ tăng dân số cơ học không đáng kể. Tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 1991 là 45%, năm 1995 giảm còn 33,12%. Nguồn lao động trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 7%. Mỗi năm bình quân giải quyết việc làm cho 2.200 lao động, đạt 50% số lao động không có việc làm. Trong 5 năm (1991-1995) xây dựng thêm 172 nhà tình nghĩa, sửa chữa chống dột 88 căn, huy động 272 sổ tiết kiệm tặng cho các gia đình chính sách, có công với cách mạng. Sáu bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các đơn vị ở huyện nhận trợ cấp nuôi dưỡng suốt đời.
Về chăm lo đời sống nhân dân, thu nhập bình quân đầu người tuy có cao hơn so với năm 1991 nhưng vẫn còn quá thấp và mức tăng trưởng chậm, số hộ nghèo ở huyện còn khá đông, đời sống các gia đình chính sách khó khăn nhiều mặt. Huyện cũng đã tổ chức di dân và trợ cấp xây dựng vật chất ban đầu cho 45 hộ ở An Thới Đông chuyển về khu vực Nông trường quận 5 và trên 300 hộ ở Tam Thôn Hiệp về khu vực ấp Trần Hưng Đạo là những địa bàn có điều kiện sản xuất tốt và thuận lợi trong việc phát triển cơ sở hạ tầng.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có bước phát triển khá và tương đối toàn diện. Năm học 1991-1992 có 9.330 học sinh đến trường, năm học 1995-1996 có 12.556 học sinh ra lớp, trong đó có 1.112 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, đạt tỷ lệ 88% tổng số trẻ trong độ tuổi. Năm 1995 huyện có 01 Nhà trẻ và 02 Trường Mẫu giáo với 44 giáo viên và 841 cháu. Hiệu quả và chất lượng đào tạo đền tăng ở tất cả các cấp học, tỷ lệ học sinh tót nghiệp hàng năm đạt bình quân 90%, đội ngũ giáo viên từng bước đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, cơ sở vật chất trường lớp được trang bị khá tốt, đã xóa hẳn tình trạng học ca ba… Công tác xóa mù chữ và phổ cập tiểu học cho trẻ em trong độ tuổi được tập trung thực hiện đã đạt được những kết quả khích lệ. Giáo dục ở Cần Giờ trong những năm 1991-1995 mặc dù còn chịu ảnh hưởng của những khó khăn về kinh tế - xã hội đã có những bước tiến dài so với những năm 1985-1990. Tuy nhiên, so với thành phố, mặt bằng dân trí của huyện vẫn còn quá thấp (lớp 3, 6), tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các cấp không cao (dưới 10%), chất lượng giáo dục, đào tạo còn kém.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, mạng lưới y tế từ huyện đến xã gồm 01 Bệnh viện đa khoa 50 giường, ba phòng khám khu vực với tổng số 50 giường, được đầu tư trang thiết bị khá tốt, nhất là Bệnh viện miễn phí Cần Giờ. Số trường hợp bệnh phải chuyển về tuyến trên đã giảm được 17,12%. Số y, bác sĩ là 125 người, bình quân 1,2 bác sĩ/10.000 dân (con số chung ở các huyện ngoại thành thành phố là 2/10.000). Công tác y tế cộng đồng được chú ý phát triển, chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở rộng và những chương trinmh2 y tế quốc gia hàng năm đều đạt kết quả khá cao… Song chất lượng điều trị trên địa bàn huyện chưa đồng đề, còn lơi lỏng trong việc quản lý các hoạt động y tế tư nhân.
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao diễn ra sôi nỗi, thường xuyên hơn. Bản tin Cần Giờ, Đài Truyền thanh huyện và 17 Trạm Truyền thanh ở xã, ấp, hệ thống thư viện, phòng đọc sách duy trì hoạt động hiệu quả. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng điển hình người tốt - việc tốt được triển khai rộng đến các hộ dân, có trên 80% số hộ đăng ký thực hiện. Lễ hội của ngư dân Cần Giờ với những nội dung mang đậm bản sắc địa phương, kết hợp với cuộc đua xe đạp “Về thăm Rừng Sác” được duy trì hàng năm đã có tác dụng giáo dục truyền thống cách mạng sâu sắc…
Lĩnh vực an ninh, quốc phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những biến động trong nước, thường xuyên cảnh giác với âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch vùng với khuynh hướng gia tăng số vụ phạm pháp và tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo lĩnh vực công tàc này đạt kết quả tốt. Cuối năm 1993, HU và UBND huyện tiến hành tổng kết 5 năm xây dựng khu vực phòng thủ của huyện (1989-1993). Chấp hành Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, Thông tri số 84/TT-TU của Thành ủy và xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, HU và UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng thủ sẵn sàng chiến đấu, tổ chức diễn tập hàng năm ở huyện và xã. Đã triển khai quán triệt sự chuyển hướng về nhiệm vụ quốc phòng của đảng trong tình hình mới, nhận rõ tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng khu vực phòng thủ ở địa phương đối với việc tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ đất nước trong chiến lược chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nhờ vậy, trong 5 năm thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, Cần Giờ đã đạt được những thành quả lớn lao về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Tuy vậy, quá trình xây dựng khu vực phòng thủ cũng còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nhiều cơ quan chưa chú trọng việc xây dựng lực lượng tự vệ. Tình hình thanh niên đào, bỏ ngũ chưa được giải quyết kịp thời gây ảnh hưởng xấu đến công tác tuyển quân. Việc xây dựng lực lượng chính trị ở xã chưa được sâu rộng, mạng lưới an ninh cơ sở còn yếu.
Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc những năm 1991-1995 được duy trì thường xuyên, quần chúng cung cấp 2.675 nguồn tin về hoạt động của các loại tội phạm, vận động được 68 đối tượng phạm pháp ra đầu thú. Nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương có nhiều tiến bộ, không để xảy ra biến động, luôn hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân hàng năm, đảm bảo tốt chính sách hậu phương quân đội. Tuy nhiên tình hình an ninh chính trị vẫn chưa thật vửng chắc, nhất là ở các vùng giáp ranh với huyện, nhân thức về pháp luật trong nhân dân, lực lượng nòng cốt của các tổ chức quần chúng, an ninh cơ sở nhiều nơi còn yếu.
Các ngành bảo vệ pháp luật có nhiều cố gắng, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Việc thực hiện 04 cuộc vận động chống tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, gây phiền hà dân đạt được một số kết quả khả quan.
Xây dựng hệ thống chính trị:
Những năm 1991-1995 tổ chức và hoạt động của chính quyền không ngừng đổi mới và đạt kết quả khả quan. HĐND huyện, xã được cải tiến về tổ chức, cơ cấu nhân sự nên hoạt động tốt hơn. Hoạt động giám sát của HĐND cũng được tăng cường và có hiệu quả hơn trước. UBND huyện, xã được sắp xếp lại theo Quyết định của UBND thành phố có tiến bộ trong điều hành và quản lý Nhà nước bằng pháp luật, giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng. Tuy nhiên việc quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực có lúc, có nơi còn lỏng lẻo (như về đất đai, văn hóa), còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền…
Tình hình quần chúng và công tác vận động quần chúng của đảng có chuyển động tích cực. Đại bộ phận các tầng lớp nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng. Các quan điểm về công tác vận động quần chúng của đảng ngày càng được cấp ủy từ huyện đến cơ sở quán triệt và thực hiện có hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã cố gắng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, coi trọng việc đoàn kết tổ chức nhân dân, đoàn viên, hội viên cùng chăm lo giải quyết lợi ích thiết thực thông qua những phong trào chung và các chương trình có tính chất đặc trưng của mỗi đoàn thể. Tuy nhiên hoạt động của Mặt trận và đoàn thể còn thụ động và thất thường, nhất là ở cơ sở. Tháng 9/1993, HU tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8B (khóa VI). Dưới tác động của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần, tình hình quần chúng ở huyện có những diễn biến mới về cấu trúc xã hội, về đời sống và tâm trạng chính trị. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết TW 8 (khóa VI), công tác vận động quần chúng của đảng bộ huyện có chuyển biến, việc đổi mới công tác nâng cao nhận thức quan điểm cho cán bộ đảng viên. Việc thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, xóa mù chữ và phổ cập cấp I đã góp phần cải thiện một bước đời sống của nhân dân. Chính những việc làm đó đã đưa đảng, chính quyền, các đoàn thể gắn bó với dân hơn và thắt chặt hơn được mối quan hệ với dân. Bênh cạnh đó, UBND huyện và xã đã chú trọng hơn đến công tác tiếp dân, giải quyết nhanh các khiếu tố, khiếu nại của nhân dân. Các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc huyện cũng đã có nhiều cố gắng, tìm tòi cách đổi mới một số mặt công tác, phù hợp với quyền lợi, nhu cầu của từng giới nên đã tập hợp được một bộ phận quần chúng vào các phong trào, nâng cao được ý thức giác ngộ chính trị, góp phần ổn định chính trị, phát triển sản xuất. Tuy vậy, công tác quần chúng của đảng bộ huyện chưa được đổi mới một cách căn bản và đồng bộ. Một số cấp ủy cơ sở, nhất là trong các doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan chính quyền, còn giao khoán trách nhiệm công tác quần chúng cho một cấp ủy viên và đoàn thể. Bộ phậm tham mưu của HU về công tác quần chúng còn yếu. Tình trạng cửa quyền và gây phiền hà ở một số cơ quan chính quyền vẫn còn. Công tác xây dựng lực lượng nòng cốt trong quần chúng còn mỏng, chưa vững chắc, chưa kịp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của quần chúng.
Trên cơ sở đó, huyện đảng bộ xác định toàn bộ hệ thống đảng, chính quyền, đoàn thể trong huyện phải xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể tiếp tục đổi mới công tác vận động quần chúng, tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết với nhân dân, phát động phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi 3 chương trình lớn của huyện. Gắn việc thực hiện đổi mới công tác quần chúng với công tác xây dựng đảng, xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, ổn định an ninh chính trị và xây dựng thực lực cách mạng. Để làm tốt công tác quần chúng trong thời gian tới cần thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Tiếp tục đổi mới và tăng cường sữ lãnh đạo của đảng đối với công tác quần chúng. Phát huy trách nhiệm công tác quần chúng trong hệ thống chính quyền. đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong huyện.
Công tác xây dựng đảng với trọng tâm là triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về đổi mới và chỉnh đốn đảng đã diễn ra sôi nỗi, liên tục trong suốt nhiệm kỳ và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đảng bộ huyện tập trung đổi mới công tác tư tưởng theo hướng tăng cường thông tin, quán triệt đầu đủ các Nghị quyết lớn của đảng gắn với xây dựng chương trình hành động cụ thể. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân, tuy vẫn còn một số đảng viên phân vân, hoài nghi trước những khó khăn của nền kinh tế đất nước.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, các cơ sở đảng đã ra soát thực trạng, tìm ra những tồn tại yếu kém để tập trung khắc phục, nhiều cơ sở đã củng cố, kiện toàn cấp ủy, điều chỉnh, bố trí lại cán bộ, xây dựng quy chế hoạt động cải tiến nội dung sinh hoạt và đưa sinh hoạt trở lại nề nếp, đúng quy định… từng bước nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị. Đặc biệt các chi, đảng bộ ở xã, ấp, quan thực hiện quy định 50 của Ban Bí thư và quy định số 84 của Thành ủy đã phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tích cực đi sâu giải quyết những vấn đề quan hệ giữa đảng, chính quyền và quần chúng càng thêm gắn bó.
Quan phân loại chất lượng của 32/34 tổ chức cơ sở đảng năm 1994, có 09 cơ sở được công nhận trong sạch vững amnh5, 18 cơ sở khá, 04 cơ sở trung bình và 01 cơ sở yếu. Số đảng viên đủ tư cách chiếm 3,27%, trong đó phải đưa ra khỏi đảng là 4,44%. Các Ban đảng cũng được sắp xếp kiện toàn, có tiến độ trong chức năng tham mưu, xây dựng, thẩm định các đề án, hướng dẫn và kiểm tra các mặt công tác của đảng tuy còn thiếu cán bộ.
Đến tháng 6/1995, đảng bộ huyện có 498 đảng viên (chiếm 1% dân số) sinh hoạt trong 34 tổ chức cơ sở đảng. Tuổi đời bình quân là 38,35. Có 3,61% đảng viên là công nhân lao động, trực tiếp sản xuất, 15% đảng viên nữ, 17,26% đảng viên hưu trí, mất sức. Để chặn đà giảm sút số lượng đảng viên kết nạp mới trong những năm 1991-1992, năm 1992 HU đã ra Nghị quyết số 05/NQ-HU về công tác phát triển đảng. Từ đó, công tác phát triển đảng viên mới có chuyển biến tích cực, số đảng viên mới kết nạp hàng năm đều tăng. Năm 1995 công tác phát triển đảng được tăng cường chỉ đạo bởi Chỉ thị 15/CT-TU của Thành ủy, đã kết nạp được 46 đảng viên, bằng tổng số đảng viên kết nạp trong 3 năm 1992-1994, trong đó đa số có trình độ văn hóa cấp III. Tuy nhiên vẫnc hưa thực hiện được Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ VI về “xóa cơ sở trắng”, vẫn còn một số ấp và cơ quan, đơn vị chưa tổ chức được cơ sở đảng.
Đội ngũ cán bộ của huyện nhiệt tình, chịu khó học tập nâng cao kiến thức, năng lực công tác, gắn bó với địa phương, giữ gìn đoàn kết nội bộ, đa số hoàn thành được nhiệm vụ. Việc quy hoạch cán bộ triển khai tốt, được Thành ủy thông qua 13 chức danh chủ chốt ở huyện. Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cán bộ được HU quan tâm đã tạo điều kiện cho cán bộ an tâm và nỗ lực trong công tác. Đội ngũ cán bộ tuy có bước trưởng thành nhưng thiếu ổn định, nhiều chức danh chưa được đào tạo lý luận, nghiệp vụ. Huyện còn thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật và chuyên viên quản lý, cán bộ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý còn rất ít.
5 năm lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội do đại hội đảng bộ huyện lần thứ VI đề ra, trong 2 năm đầu phải chịu ảnh hưởng của biến động về tài chính, tiền tệ, những năm sau, đảng bộ huyện đã tích cực sâu sát, tận dụng những thành tựu đổi mới, cải cách kinh tế của cả nước, của thành phố, đề ra những chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất… tạo động lực giúp huyện khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu trọng yếu do đại hội huyện đảng bộ lần VI đề ra: thu nhập quốc dân trên địa bàn tăng bình quân 13,3%/năm, cơ cấu tổng giá trị sản xuất được chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng của các ngành kinh tế quan trọng như công nghiệp từ 5,6% năm 1991 lên 8,5% năm 1995, thủy sản từ 8,9% lên 13,1%, xây dựng từ 2,5% lên 21,6%, đến 30/4/1995 đã cơ bản xóa hộ đói, tỷ lệ bệnh dịch giảm đáng kể… đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt.
5 năm (1991-1995) thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ VI, 10 năm (1986-1996) thực hiện đường lối đổi mới của đảng, đảng bộ huyện Duyên Hải - Cần Giờ rút ra được những bài học thực tiễn rất thiết thực.
Căn cứ hạ tầng có tính chất quyết định tốc độ phát triển của một địa phương, điều này càng có ý nghĩa đối với Cần Giờ - một huyện rộng nhất, mà “nghèo” nhất thành phố, nhưng lại có vị trí địa lý tối quan trọng và còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Chỉ mới qua ít năm tập trung đầu tư xây dựng nhưng cơ sở hạ tầng đã góp phần to lớn làm cho bộ mặt Cần Giờ thay đổi đáng kể… tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố vươn ra biển, làm giàu cho đất nước.
Là huyện có nền kinh tế với ngư, nông nghiệp là chủ yếu và còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, lại nằm giữa các thành phố công nghiệp và trên tuyến đường thủy ra vào cảng Sài Gòn, vấn đề bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng đặc biệt. Do đó, phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái chính là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững và toàn diện cho huyện.
Những chủ trương của đảng bộ nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với lòng dân đều được nhân dân đồng tình và hăng hái thực hiện, thu nhiều kết quả chính quyền để đủ sức tổ chức triển khai các chủ trương của cấp ủy có ý nghĩa quyết định.
Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân Cần Giờ không ngừng phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất trên cơ sở các chủ trương, chính sách của đảng. vì vậy đã huy động được sức mạnh tổng hợp để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ mà các đại hội đảng bộ huyện lần IV, V và Vi đề ra.
Kết thúc giai đoạn phát triển, với những phương thức, cáchlàm sáng tạo theo một chuỗi nhận thức về con đường đi lên của huyện, toàn bộ máy, hệ thống chính trị biết phát huy sức mạnh bằng sự tự lực vươn lên, dám nghĩ, dám làm kết hợp với sức mạnh tổng hợp của thành phố công nghiệp. Trong cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp đã chọn được khâu mấu chốt thu hút tiền vốn, vật tự, kỹ thuật để khai thác cao nhất thế mạnh tài nguyên phong phú của địa phương, qua đó hình thành những nhân tố mới cho sự nghiệp chuyển hướng, đổi mới nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường co định hướng mà cương lĩnh của đảng xác định sau này.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ IV (tháng 9/1986) và quá trình quán triệt đường lối đổi mới, duy trì bước phát triển kinh tế - xã hội. (12/05/2011)
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1996-2000 (04/05/2011)
- Lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1996-2000 (khóa VII). (04/05/2011)
- Kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 (04/05/2011)
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ qua đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 1996-2000). (04/05/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực. (27/04/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực. (27/04/2011)
- Đại hội đại biểu huyện đảng bộ Duyên Hải lần thứ V (tháng 5/1989) đổi mới, vượt qua thách thức, duy trì phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. (27/04/2011)
- Kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm 1986-1990. (21/04/2011)
- Công tác xã hội, xây dựng nông thôn mới, con người mới xã hội chủ nghĩa (14/04/2011)