Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ qua đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 1996-2000).
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ qua đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 1996-2000).
Đại hội đải biểu đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ VII nhiệm kỳ 1996-2000 đã khai mạc vào ngày 19/3/1996 tại Hội trường Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ huyện. Về dự đại hội có 108 đại biểu đại diện cho 508 đảng viên của đảng bộ. Đ/c Phạm Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Đ/c Lê Thanh Hải, Thành ủy viên, TT UBND thành phố thay mặt lãnh đạo thành phố dự đại hội. Ngoài ra còn có đại diện các Sở, ban ngành thành phố, chuyên viên các Ban đảng Thành ủy, Thủ trưởng các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn huyện và các Đ/c nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ huyện khóa VI tham dự.
Kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ VI, đại hội xác định, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước, thành phố và ở huyện vừa có nhiều thuận lợi, vừa không ít khó khăn, đảng bộ và nhân dân Cần Giờ đã kiên trì phấn đấu, tranh thủ các điều kiện thuận lợi thuận hiện các Nghị quyết của đảng và đạt được nhiều thành quả quan trọng. 3 chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá. Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, trong đó một số công trình trọng điểm về điện, giao thông, thủy lợi bước đầu đã phát huy tác dụng. Các vấn đề xã hội được giải quyết tốt. Đời sống nhân dân có cải thiện so với trước. An ninh quốc phòng được đảm bảo. hệ thống chính trị được kiện toàn.
Đại hội cũng xác định kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng chưa ổn định, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. mặc dù có nhiều cố gắng vươn lên nhưng huyện vẫn đang ở trong tình trạng tụt hậu về trình độ phát triển kinh tế - xã hội co với các quận, huyện của thành phố.
Xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội, căn cứ vào quy hoạch chung về xây dựng và phát triển huyện đến năm 2010 và yêu cầu đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của toàn đảng, đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu tổng quát trong 5 năm, từ 1996 đến năm 2000: “tập trung khai thác tiềm năng to lớn về kinh tế biển, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh mẽ ngư nghiệp, bao gồm khai thác biển khơi và nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Hình thành một số khu công nghiệp dôc tuyến sông Soài Rạp, Lòng Tàu, khuyến khích đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất nông nghiệp, kết hợp tốt giữa trồng trọt và chăn nuôi. Khai thác cảnh quan đặc sắc của Rừng Sác để phát triển ngành du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng. Tiếp tục đầu tư phát triển và chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ môi trường. Đi đôi với phát triển kinh tế, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, giảm hộ nghèo, nâng cao mức sống, chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, giữ vững an ninh quốc phòng. Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Phấn đấu từng bước xây dựng huyện Cần Giờ trở thành trung tâm kinh tế biển của thành phố”.
Một số chỉ tiêu phấn đấu thực hiện đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 32,8% để đến năm 2000 đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 430USD (tăng 2,5 lần so với năm 1995). Tốc độ tăng trưởng của khu vực ngư, nông, lâm nghiệp đạt 11,9%/năm, khu vực công nghiệp, xây dựng, giao thông 50,6%/năm, khu vực du lịch, thương mại, dịch vụ 19,5%/năm. Trong 5 năm, phấn đấu thu hút 1.632 tỷ đồng vốn đầu tư, tương đượng 148 triệu USD, trong đó huy động ngoài ngân sách là 37%. Phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ trong năm 1996, đến năm 2000 đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập THCS và nâng mặt bằng dân trí của huyện lên lớp 5. Giảm tỷ hộ nghèo xuống dưới 10%, giải quyết việc làm ổn định cho 80% số người trong độ tuổi lao động, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm xuống 0,04%. Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, phấn đấu đến giữa nhiệm kỳ, đảng bộ huyện trở thành đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Thực hiện 5 chương trình trọng điểm:
Chương trình từng bước hiện đại hóa một số ngành kinh tế chủ yếu; đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, thay thế dây chuyền công nghệ, mở rộng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vị chất lượng và giá trị kinh tế cao.
Chương trình kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị mới; trọng tâm là thực hiện các dự án về giao thông, điện, nước.
Chương trình khai thác, sử dụng có hiệu quả mức sống nhân dân; đây là một trong những chương trình quan trọng của huyện, phải được triển khai thực hiện ở quy mô và cấp độ cao hợn với mục tiêu từng bước thu hẹp hộ nghèo, tăng số hộ trung bình và khá giả, không để phát sinh hộ đói.
Chương trình nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục quá triệt quan điểm của đảng xem giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo lực lượng lao động có kiến thức, văn hóa, chuyên môn kỹ thuật.
Nhiệm vụ chủ yếu trên các lĩnh vực:
Về kinh tế, tập trung cho chương trình kinh tế biển, phấn đấu tăng giá trị sản lượng ngư nghiệp bình quân trong 5 năm tới là 13%/năm. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân 18,5%/năm. Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp, ổn định diện tích đất trồng lúa là 4.000ha. bảo vệ, chăm sóc tốt 25.000 ha rừng phòng hộ môi trường và 2.000ha rừng lịch sử tại Lâm Viên Cần Giờ. Du lịch và thương mại dịch vụ phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân 19,6%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 11,7%/năm.
Về văn hóa xã hội, hết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Mỗi năm giải quyết việc làm cho 2.600 lao động. Tập trung xây dựng, sửa chữa 1.000 căn nhà cho các hộ chính sách, hộ nghèo, triển khai chương trình xóa nhà ổ chuột ở nông thôn. Xã hội hóa công tác y tế, củng cố mạng lưới lưới y tế huyện, đến năm 2000 có đủ bác sĩ cho các Trạm Y tế xã. Phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, đến năm 2000 có dân số phát triển tự nhiện khoảng 60.000 người. Xúc tiến hoàn thành phương án đào tạo nghề lao động tại chỗ để đáp ứng cho các nhu cầu được dự báo đến năm 2000. Đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh- gia đình văn hóa, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.
Về an ninh - quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ an ninh kinh tế, nâng cao chất lượng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tăng cườngtiềmlực quốc phòngvà bảovệ an ninh Tổ quốc. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, thực hiện nghiêm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nội bộ đảng, chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong nhân dân.
Kiện toàn bộ máy Nhà nước, tiếp tục xây dựng hệ thống chính quyền vững mạnh: đảng bộ tăng cường lãnh đạo để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND huyện, xã. Các đại biểu HĐND tích cực phát huy vai trò giám sát hoạt động của hệ thống chính quyền và đại biểu cho ý nguyện của nhân dân. Tiếp tục củng cố và kiện toàn UBND huyện, xã theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Tăng cường quan hệ và hợp tác chặt chẽ với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phương. Tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách một bước nền hành chính Nhà nước. Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức. Tích cực d8ấu tranh công các biểu hiện quan liêu, tiêu cực, xa rời dân trong một bộ phận cán bộ viên chức Nhà nước. tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn.
Công tác quần chúng đến năm 2000 là mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công, nông, trí làm nền tảng, phát huy mọi nguồn lực. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, phát huy sức mạnh của nhân dân trong các phong trào hành động cách mạng. Quán triệt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân những quan điểm đổi mới của đảng về công tác quần chúng. Chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân, đấu tranh có kết quả chống quan liêu, tham nhũng, ức hiếp dân, củng cố lòng tin của dân với đảng.
Công tác xây dựng đảng: đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận thức và kiên định lập trường của giai cấp công nhân. Không ngừng d đảng bộ là đội tiên phong chính trị, giáo dục cán bộ, đảng viên luôn gắn bó với sự nghiệp đổi mới của đảng, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, hưởng thụ, cảnh giác với những quan điểm sai trái, âm mưu thủ đoạn và những luận điệu thù địch chống chủ nghĩa xã hội, hạ thấp vai trò lãnh đạo của đảng. Công tác tổ chức, tiếp tục chỉ đạo tốt cuộc vận động của các cơ sở đảng ở địa bàn dân cư. Kiện toàn bộ máy tổ chức cấp huyện, sắp xếp cơ sở đảng hợp lý, phấn đấu đến giữa nhiệm kỳ xóa hết cơ sở trắng, xây dựng đảng bộ huyện đạt tiêu chuẩn vững mạnh. Tiếp tục đầy mạnh công tác phát triển đảng viên mới, chú trọng cả số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng đưa vào đảng những đoàn viên thanh niên Cộng sản. Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng đối với mọi mặt đời sống xã hội thông qua việc phát huy mạnh mẽ vai trò quản lý của Nhà nước và vai trò của các đoàn thể. Các cấp ủy đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân bằng Nghị quyết, quyết định, định hướng giải quyết các vấn đề có ý nghĩa chính trị quan trọng, có liên quan đến các tầng lớp nhân dân, quyết định việc đề bạt, bố trí và sử dụng cán bộ. Các cấp ủy phải coi trọng lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 8 của Trung ương về cải cách một bước nền hành chính. Đẩy mạnh công tác kiểm tra của đảng, coi kiểm tra là nội dung quan trọng nhằm kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, bổ sung và sửa đổi Nghị quyết, bảo đảm các chủ trương của đảng được xác định đúng và thực hiện có hiệu quả. Lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, lựa chọn những đoàn viên ưu tú vào đảng, coi trọng quy hoạch, đào tạo cán bộ đoàn thể tăng cường cho đảng và các cơ quan Nhà nước.
Đại hội đã nghe và tiếp thu ý kiến của Đ/c Phạm Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, thay mặt Thành ủy chỉ đạo đại hội.
Ngày 30/3/1996, đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa VII gồm 31 Đ/c và đoàn đại biểu đảng bộ Cần Giờ dự đại hội đảng bộ thành phố lần thứ VI gồm 6 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết. Ngày 29/3/1996, Ban Chấp hành khóa VII đảng bộ huyện họp lần thứ nhất để bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, bầu Ủy ban Kiểm tra. Đ/c Dương Độc Lập được hội nghị nhất trí giới thiệu và bầu làm bí thư HU. Các Đ/c Hồ Văn Ngon và Đoàn Văn hợp được bầu vào chức danh Phó Bí thư HU.
Trong nhiệm kỳ này nhân sự chủ chốt của huyện có chuyển đổi bổ sung nhu sau: Kỳ họp lần thứ 4 của HĐND huyện khóa VII tiến hành ngày 09/02/1996 đã bầu Đ/c Dương Độc Lập, Bí thư HU được giữ chức Chủ tịch HĐND huyện khóa VII, Đ/c Hồ Văn Ngon, Phó Bí thư HU được cử giữ chức Chủ tịch UBND huyện. Kỳ họp lần thứ 10 (bất thường) của HĐND huyện khóa VII tiến hành ngày 06/3/1998 đã bầu Đ/c Đoàn Văn Thu, HU viên, Ủy viên ủy ban, Chánh Văn phòng UBND huyện giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ nhiệm kỳ VII (1994-1999). Tháng 12/1999, HĐND huyện khóa VIII nhiệm kỳ 1999-2004 họp phiên thứ nhất Đ/c Dương Độc Lập tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐND huyện, Đ/c Nguyễn Văn tính giữ chức Phó Chủ tịch HĐND huyện. Đ/c Hồ Văn Ngon tiềp tục giữ chức Chủ tịch UBND huyện. Hai Phó Chủ tịch UBND huyện là Đ/c Nguyễn Thị Kim Dung và Đ/c Đoàn Văn Thu.
Nhân sự của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ HU kháo VII có nhiều thay đổi, 04 Đ/c HU viên và 01 Ủy viên Thường vụ chuyển công tác về thành phố và đã điều động một số Đ/c ở xã về huyện, từ khối Nhà nước sang khối đảng, bổ sung Đ/c Nguyễn Hồng Thế, Chỉ huy trưởng Quân sự huyện Cần Giờ vào Ban Chấp hành đảng bộ và tham gia Ban Thường vụ (thay thế Đ/c Lê Quang Hợp), bổ sung Đ/c Hồ Thị Sen, Phó Ban Tổ chức HU, Trưởng Phòng Tổ chức chính quyền vào Ban Chấp hành đảng bộ và tham gia Ban Thường vụ nhiệm kỳ VII.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
- Xây dựng lực lượng chính trị (16/05/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ IV (tháng 9/1986) và quá trình quán triệt đường lối đổi mới, duy trì bước phát triển kinh tế - xã hội. (12/05/2011)
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1996-2000 (04/05/2011)
- Lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1996-2000 (khóa VII). (04/05/2011)
- Kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 (04/05/2011)
- Kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm 1990-1995 (khóa VI). (27/04/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực. (27/04/2011)
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực. (27/04/2011)
- Đại hội đại biểu huyện đảng bộ Duyên Hải lần thứ V (tháng 5/1989) đổi mới, vượt qua thách thức, duy trì phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. (27/04/2011)
- Kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm 1986-1990. (21/04/2011)