Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực.
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995): Cần Giờ chính thức trở về với tên gọi truyền thống, sự nghiệp đổi mới phát triển tích cực.
Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (vòng 2) diễn ra trong bối cảnh có những thuận lợi mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Đảng bộ và nhân dân Duyên Hải phải đáp ứng cùng lúc những yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách: Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa chăm sóc và bồi dưỡng dân sau những lần thất mùa, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, ổn định xã hội.
Đại hội họp trong 3 ngày 5, 6 và 7/12/1991 tại hội trường HU. Dự đại hội có 122 đải biểu chính thức (trong đó có 11 đại biểu nữ 9%) thay mặt 506 đảng viên của 38 cơ sở đảng trong toàn huyện. Thay mặt Thành ủy, Đ/c Nguyễn Văn Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố về dự đại hội. Ngoài ra, dự và phát biểu với đại hội còn có Đ/c Mai Chí Thọ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Đại hội nhất trí đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ V, các Nghị quyết của Trung ương và thành phố, đảng bộ và nhân dân Duyên Hải đã vượt qua nhiều khó khăn, thủ thách, đạt được những kết quả đáng khích lệ. Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh của huyện, với sự tác động của các chính sách “cởi trói” và “mở cửa” của đảng và Nhà nước, Duyên Hải lựa chọn con đường đi lên của mình là xây dựng huyện thành một đơn vị kinh tế biển, lấy sản xuất ngư, lâm nghiệp và dịch vụ xuất khẩu thủy sản làm động lực chủ yếu, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Nhưng huyện chưa lường hết được khó khăn, chưa vạch ra được kế hoạch cụ thể, biện pháp, bước đi, mục tiêu trong từng thời gian đối với từng nhành, từng vùng kinh tế. Chưa phối hợp chặt chẽ của bộ máy cấp huyện, xã chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ thiếu chuyên viên giỏi, thiếu cán bộ kế cận. Công tác giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên thiếu chặt chẽ, một số tổ chức đảng ở cơ sở có sự vi phạm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, cấp dưới phục tùng cấp trên.
Đại hội huyện đảng bộ lần thứ VI đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1991-1995: Ổn định và phát triển sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp gắn với phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chế biến thủy sản. Tăngc ường cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và dịch vụ. Phát huy cao nhất tiềm năng về con người và nguồn lực của huyện. Củng cố vững mạnh hệ thống đảng, chính quyền, đoàn thể, ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội, làm nền tảng vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu hàng đầu trong 5 năm tới là: xóa nạn đói, thu hẹp diện nghèo, xóa mù chữ đối với trẻ em từ 6-14 tuổi, phòng chống sốt rét không để phát triển thành dịch, góp phần tích cực cùng thành phố thoát ra khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
Đại hội xác định mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ: Từ 1991-1993, chủ động khắc phục tình trạng đói đối với các hộ nghèo hiện có (32%), xóa nạn mù chữ cho 75-80% trẻ em từ 14-16 tuổi, phòng chóng bệnh sốt rét không để phát triển thành dịch. Từ 1994-1995, cơ bản xóa được nạn đói, thu hẹp diện nghèo còn từ 10-15%, xóa mù chữ cho 90% trẻ em từ 6-14 tuổi. Tiếp tục phòng chống bệnh sốt rét và các dịch bệnh khác.
Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
Quy hoạch sắp xếp lại các ngành sản xuất trên cơ sở lấy đơn vị hộ làm đơn vị hộ làm đơn vị chủ yếu trong các ngành sản xuất.
Khai thác nhiều nguồn vốn khác nhau từ các thành phần kinh tế để đầu tư cho sản xuất. Phát triển kinh tế hộ gia đình là biện pháp chủ yếu để giải quyết việc làm, nâng mức thu nhập trong dân. Kiến nghị Trung ương và thành phố huy động các nguồn vốn giúp huyện mở rộng năng lực cấp điện và hệ thống giao thống giao thông, liên lạc, xây dựng công trình cấp nước, chống xói lở bờ biển, hoàn chỉnh các công trình thủy lợi vùng bắc Duyên Hải, hệ thống trại giống và chế biến thủy hải sản xuất khẩu.
Triển khai thực hiện các mục tiêu xói đói, giảm nghèo, xóa mù chữ và khống chế dịch sốt rét. Mỗi mục tiêu phải xây dựng thành chuyên đề cụ thể, có bước đi trong từng năm, có kế hoạch phối hợp các lực lượng, tùy từng mục tiêu mà có thể dứt điểm trong từng khu vực, chọn những khu vực trọng điểm để chỉ đạo tập trung.
Kiện toàn đồng bộ hệ thống chính trị, tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn và nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng. Bố trí lại đội ngũ cán bộ chủ chốt, bảo đảm các tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực. Nâng cao năng lực chỉ đạo thực tiễn của cấp ủy đủ khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Phát hiện và đưa ra khỏi đảng, bộ máy chính quyền những người cơ hội, thoái hóa biến chất.
Gắn chặt các biện pháp nói trên với việc giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, bảo vệ vững chắc bờ biển.
Ngày 07/12/1991, đại hội đã thảo luận, chọn lựa và bầu ra Ban Chấp hành đảng bộ khóa VI gồm 29 Ủy viên chính thức. Đ/c Dương Minh Hồ, Thành ủy viên được bầu lại làm Bí thư HU.
Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI kiến nghị Thành ủy và UBND thành phố quan tâm giải quyết một số vấn đề về hình thành tiền cảng Cần Giờ, xây dựng các cơ sở dịch vụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, xây dựng hệ thống cấp nước và một số công trình giao thông, thủy lợi, kè đá bờ biển, cầu Dần Xây, hỗ trợ cho nhân dân vay phát triển sản xuất, tăng nguồn chi từ ngân sách Nhà nước để chăm lo phúc lợi xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ công tác tại Duyên Hải.
Tại đại hội này, đảng bộ đã nhất trí đề nghị Chính phủ cho đổi tên huyện Duyên Hải thành huyện Cần Giờ. Ngày 18/12/1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 405/HĐBT đổi tên huyện Duyên Hải thành huyện Cần Giờ với diện tích tự nhiên 70.415, 5.956ha, dân số 59.676 người gồm 7 xã với 32 ấp (Cần Thạnh, diện tích 2.402,29ha, dân số 9.539 người; Long Hòa, diện tích 13.141,80ha, dân số 4.218 người; Tam Thôn Hiệp, diện tích 11.038,33ha, dân số 4.830 người; An Thới Đông, diện tích 10.372,36ha, dân số 11.100 người; Lý Nhơn, diện tích 15.816,26ha, dân số 4.550 người; Bình Khánh, diện tích 4.344,49 ha, dân số 15.969 người. Đảng bộ huyện Duyên Hải ngay sau đại hội VI của huyện đảng bộ cũng đổi thành đảng bộ huyện Cần Giờ.
Về nhân sự trong nhiệm kỳ, tháng 8/1992, Đ/c Dương Minh Hồ, Thành ủy viên, Bí thư HU Cần Giờ qua đời vì bệnh hiểm nghèo, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành đảng bộ huyện họp ngày 4 và 5/8/1992 đã bầu Đ/c Trương Hoàng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện giữ chức Bí thư HU Cần Giờ. Đ/c Dương Độc Lập, Phó Bí thư TT HU được HĐND huyện bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện (kiêm chức Phó Bí thư HU). Ngày 18/02/1993, Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện đã nhất trí bầu bổ sung Đ/c Nguyễn Tấn Sỹ, HU viên, Bí thư Chi bộ xã Tam Thôn Hiệp làm Ủy viên Ban Thường vụ HU, phụ trách công tác Dân vận huyện. Ngày 18/01/1994, tại hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện lần thứ 10, Đ/c Võ Tiến Sĩ, Ủy viên Ban Thường vụ Trưởng Ban Tuyên giáo.
Ngày 15/12/1994, kỳ họp thứ nhất HĐND huyện khóa VII nhiệm kỳ 1994-1999 đã bầu Đ/c Trương Hoàng, Bí thư HU làm Chủ tịch HĐND huyện, Đ/c Nguyễn Văn Tính là Phó Chủ tịch. Kỳ họp cũng đã bầu Đ/c Dương Độc Lập, Phó Bí thư HU làm Chủ tịch HĐND huyện, 02 Phó Chủ tịch là Đ/c Hồ Văn Ngon và Đ/c Phạm Huy Cường, cùng 04 Ủy viên UBND huyện.
Căn cứ Quyết định số 1018/QĐNS-TU của Ban Thường vụ Thành ủy về việc cử Đ/c Trương Hoàng, Bí thư HU dự lớp bồi dưỡng chính trị cao cấp khóa đặc biệt tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 06/02/1995 Ban Thường vụ HU đã họp phiên bất thường thảo luận và quyết định trong thời gian Đ/c Trương Hoàng đi học 5 tháng, kề từ ngày 11/02/1995, nhiệm vụ điều hành công tác của Bí thư HU đối với Ban Thường vụ và Ban Chấp hành đảng bộ huyện tạm thời sẽ do Đ/c Dương độc Lập, Phó Bí thư HU đảm nhiệm.
Cuối tháng 12/1995, tiếp theo Thông báo số 673-TB/TU ngày 14/12/1995 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc điều động Đ/c Trương Hoàng, Bí thư HU Cần Giờ về nhận công tác tại Sở Nông nghiệp thành phố, ngày 21/12/1995, Ban Thường vụ Thành ủy ra Quyết định số 1159/QĐNS-TU chỉ định Đ/c Dương Độc Lập, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện giữ chức vụ Bí thư HU kiêm Chủ tịch UBND huyện.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1996-2000 (04/05/2011)
- Lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1996-2000 (khóa VII). (04/05/2011)
- Kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 (04/05/2011)
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ qua đại hội đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 1996-2000). (04/05/2011)
- Kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm 1990-1995 (khóa VI). (27/04/2011)
- Đại hội đại biểu huyện đảng bộ Duyên Hải lần thứ V (tháng 5/1989) đổi mới, vượt qua thách thức, duy trì phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. (27/04/2011)
- Kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm 1986-1990. (21/04/2011)
- Công tác xã hội, xây dựng nông thôn mới, con người mới xã hội chủ nghĩa (14/04/2011)
- Về sự kiện làm đường bộ nối liền Duyên Hải với thành phố Hồ Chí Minh: (31/03/2011)
- Phát huy thế mạnh của huyện ngư – lâm – nông nghiệp, nổ lực vươn lên tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, vững chắc (1983-1985). (29/03/2011)