title

Đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ IV (tháng 9/1986) và quá trình quán triệt đường lối đổi mới, duy trì bước phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, 12/05/2011, 09:50 SA
Cỡ chữ Màu chữ image

Tháng 9/1986, đảng bộ huyện có 42 cơ sở gồm 02 đảng bộ công an, quân sự và 40 chi bộ với 480 đảng viên (68 nữ). Sau đại hội các cơ sở đảng, huyện có thêm 2 đảng bộ xã (Cần Thạnh, Bình Khánh) nâng số đảng bộ cơ sở lên 4 và còn 38 chi bộ cơ sở. Cấp ủy ở cơ sở có 108 Đ/c, so với khóa III tăng 39 người (36,11%). Trình độ văn hóa và lý luận chính trị của các cấp ủy cũng tăng, 10 Đ/c có trình độ đại học (khóa III có 01 Đ/c), 18 Đ/c có trình độ trung cấp lý luận chính trị (khóa III có 05 Đ/c). Độ tuổi bình quân khóa khóa III là 40,4 tuổi, khóa IV là 36,1 tuổi. nữ có 12 Đ/c (1,11%) so với 07 Đ/c của khóa III. Cán bộ tại chỗ khóa IV là 64 Đ/c (59,25%) so với 24 Đ/c (34,78%) của khóa III.

Đại hội đảng bộ huyện khai mạc ngày 30/9/1986 tại Hội trường Huyện ủy. Có 117 đại biểu chính thức được triệu tập về dự đại hội, trong đó có 115 đại biểu (15 là nữ) được bầu từ 42 tổ chức cơ sở đảng, và 02 đại biểu do Thành ủy chỉ định về dự đại hội là Đ/c Nguyễn Vĩnh Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố và Đ/c Phạm Phi Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và Kinh tế thành phố. Đại biểu có tuổi đời cao nhất là 80 tuổi, trẻ nhất là 24 tuổi. Dự đại hội còn có 06 đại biểu dự thính và 07 đại biểu khách mời.

Tinh thần chung của đại hội lá quán triệt những quan điểm cơ bản của đảng về chính sách chuyển hướng kinh tế, đổi mới cơ chế lãnh đạo và quản lý kinh tế, đổi mới tổ chức và chính sách cán bộ với cách nhìn, cách xem xét, đánh giá toàn cục gắn với lợi ích toàn cục, đạt quyến lợi chung lên trên hết, cảnh giác, đề phòng mọi biểu hiện tư tưởng của khuynh hướng phiến diện, cục bộ, cá nhân.

Về tình hình thực hiện Nghị quyết đại hội huyện đảng bộ lần thứ III, báo cáo chính trị khái quát bối cảnh của Duyên Hải thời kỳ 1983-1985 tuy còn khó khăn gay gắt song đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân nỗ lực vươn lên, tạo ra những biến đổi quan trọng trên nhiều mặt: khôi phục và phát triển kinh tế, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng một số cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu phục vụ sản xuất và đời sống, hình thành và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng cách mạng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Báo cáo cũng nhìn nhận những tồn tại và khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện khiến cho kinh tế phát triển chậm, đời sống của cán bộ, công nhân vân và nhân dân gặp khó khăn…

Đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1986-1988: phát huy sức mạnh tổng hợp của huyện, tranh thủ mọi mặt. trước hết tập trung phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế ngư – nông – lâm – nông nghiệp và dịch vụ, trong đó kha7u cốt lõi của 3 năm tới là ngư, công nghiệp. Ổn định phân phối lưu thông, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục phát triển và củng cố kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và tập thể), phát triển kinh tế gia đình. Đưa nhanh khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống. Đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức cán bộ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng. Phát triển lực lượng cách mạng, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

Nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu những năm 1986-1988 và cho đến năm 1990:

Về phát triển sản xuất, tận dụng mọi khả năng phát triển toàn diện ngư, công nghiệp và nông, lâm nghiệp, dịch vụ. Đưa giá trị tổng sản lượng lên 387 triệu đồng vào năm 1986 (giá năm 1982), 560 triệu đồng vào năm 1988 và 892 triệu đồng vào năm 1990. Tốc độ tăng bình quân là 22%/năm.

Ngư nghiệp, khuyến khích phát triển đánh bắt xa bờ đồng thời bố trí hợp lý các ngành nghề khai thác trên sông, ven biển, chuyển một bộ phận đánh bắt ven bờ ra ngoài khơi. Đến năm 1988 có 200 tàu đánh bắt xa bờ trong đó quốc doanh có 50 chiếc. Tận dụng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản, đến năm 1988 tiến lên nuôi bán công nghiệp 200ha với sản lượng 1 tấn/ha. Các hình thức khai thác phải đảm bảo gìn giữ và tái tạo nguồn lợi thiên nhiên, kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng. Phấn đấu tăng sản lượng hải sản các loại 12%/năm, tôm xuất khẩu tăng 18%/năm. Cụ thể năm 1986 khai thác 16.000 tấn hải sản, có 3.400 tấn tôm xuất khẩu. Năm 1990, 23.000 tấn hải sản, có 4.800 tấn tôm xuất khẩu.

Công nghiệp, nhanh chóng nông cao trình độ và quy mô, qua đó tác động đến các ngành kinh tế khác, nhất là đối với ngư nghiệp. Mở rộng mặt bằng, trang bị thêm công cụ đưa công nghiệp cơ khí của huyện lên trình độ cao hơn. Phát triển và hoàn chỉnh các cụm cơ khí xã. Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu, chế biến cói, nông sản, lâm sản, muối… Đưa giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 25-30%/năm. Đại hội chủ trương dùng 50% quỹ ngoại tệ xuất khẩu để nhập vật tự, nhiên liệu, máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, chế biến, vận chuyển, đồng thời vận dụng các chính sách về đầu tư vốn, hợp đồng kinh tế, thuế… khuyến khích người sản xuất bỏ vốn liên doanh mở rộng sản xuất, chế biến… Ưu tiên bố trí cán bộ có năng lực đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và quản lý cho khu vực ngư nghiệp và công nghiệp.

Lâm nghiệp, phát huy tiềm lực tài nguyên rừng và đất rừng. Đến năm 1988, phủ xanh 6.000ha đất trống, đất nghèo kiệt, đất gò. Lấy vốn rừng để trồng rừng, hàng năm trồng tư 500.000 đến 1 triệu cây để gây rừng phòng hộ chống xói lợ ven sông, biển. Tổ chức tốt khâu bảo vệ, chăm sóc, quản lý trên toàn bộ diện tích. Khoanh giữ và tái tạo một số khu rừng lịch sử, bảo vệ chim muông, thú rừng, tạo cảnh quan cho du lịch, tham quan, nghiên cứu. Khẩn trương hoàn thành việc giao đất rừng cho các tổ chức và hộ gia đình, tổ chức quản lý thống nhất rừng và đất rừng trên địa bàn huyện.

Nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên. Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, dệt cói, chăn nuôi, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản… Thu hẹp diện tích trồng lúa, đến năm 1990 còn 2.000ha, năng suất khoảng 3,5-4 tấn/ha. Chuyển sang sản xuất ngư, lâm, diêm nghiệp đối với bộ phận lao động nông nghiệp.

Diêm nghiệp, đảm bảo cung cấp đủ muối ăn, một phần muối công nghiệp và hóa chất từ muối cho thành phố. Ứng dụng quy trình sản xuất mới và các chính sách đòn bẩy kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng muối của Duyên Hải. Phấn đấu đến năm 1990 đưa diện tích sản xuất muối lên 1.000ha, năng suất 80 tấn/ha.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là các công trình điện, nước, hệ thống giao thông, cảng cá, cảng xuất nhập khẩu, các cơ sở công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các công trình phúc lợi, mạng lưới dịch vụ du lịch nghỉ mát. Phấn đấu đến năm 1990 hoàn thành việc đưa điện, nước từ thành phố về huyện. Dành 30% ngân sách huyện để xây dựng vav1 công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, xã hội, các cơ sở làm việc. Phát huy tác dụng của đường Nhà Bè – Duyên Hải, tiếp tục mở 30-50km đường vào các xã, ấp, nông trường, các cụm dân cư… nối liền với tuyến đường chính, hình thành hệ thống đường bộ, bến xe, kho tàng, thủy lợi, quốc phòng theo hướng quy hoạch.

Xây dựng các nông, trường nghiên cứu điều chỉnh diện tích phù hợp với năng lực quản lý của các nông, lâm trường nhằm khai thác tiềm năng rừng, biển một cách có hiệu quả. Gắn việc xây dựng các nông, lâm trường với xây dựng huyện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, tăng cường quản lý hành chính các nông, lâm trường trên địa bàn.

Cải tạo quan hệ sản xuất, củng cố, nâng cao chất lượng các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đã có. Đối với ngư nghiệp, tiếp tục nghiên cứu mô hình thích hợp cho từng ngành nghề để giải phóng sức sản xuất, gắn ngư dân với Nhà nước. Đối với nông nghiệp, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực quản lý, phát triển ngành nghề để giải quyết lao động, tăng thu nhập cho xã viên. Chuẩn bị điều kiện để hết năm 1987 đưa tập thể hóa nông nghiệp lên trình độ hợp tác xã. Củng cố các hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, cải tạo tiểu thương, xây dựng, phát triển các đơn vị kinh tế quốc doanh…

Về phân phối, lưu thông trên cơ sở phát triển sản xuất, khắc phục những tồn tại trong phân phối lưu thông, củng cố trật tự xã hội chủ nghĩa trên thị trường, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Thương nghiệp, sắp xếp các đơn vị theo hướng chuyên ngành, chú trọng giáo dục quan điểm, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, nhân viên. Tiếp tục phân công, phân cấp trong mua bán, cải thiện mối quan hệ giữa các tổ chức thu mua và người sản xuất trên tinh thần dân chủ, cùng có lợi. Giáo dục, cải tạo tư thương, nghiêm trị các hoạt động phá hoại kinh tế, buôn bán, móc ngoặc… quản lý tận gốc thông qua đăng ký kinh doanh, thu thuế, đăng ký nêm yết giá góp phần ổn định thị trường, giá cả. Dịch vụ du lịch nghỉ mát, xây dựng các công trình phục vụ chocán bộ công nhân viên thành phố đến khu vực Cần Thạnh, Long Hòa nghỉ ngơi, giải trí. Vận dụng linh hoạt các chính sách, khuyến khích các tổ chức và tư nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng, khai thác dịch vụ du lịch nghỉ mát. Xuất nhập khẩu, nâng giá trị sản phẩm, tăng khối lượng xuất khẩu bằng việc mở rộng các mặt hàng thủy sản cùng với lâm, nông sản, súc sản… Phấn đấu năm 1986 đạt 4 triệu USD/rúp, 1988:7-9 triệu UDS/rúp, 1990:11-13 triệu USD/rúp. Ưu tiên dành 40-50% ngoại tệ phục vụ trở lại cho ngành sản xuất ra hàng xuất khẩu.

Tài chính – tiền tệ, năm 1986 phấn đấu thu 55 triệu đồng, các năm sau tăng 1,5 đến 2 lần so với năm trước. Cải tiến chế độ quản lý tài chính phù hợp với đường lối của đảng và đặc điểm của huyện nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng tích cực… Ngân hàng đáp ứng đủ và kịp thời các yêu cầu về vốn, thanh toán và tiền mặt, không để xảy ra ách tắc trong các hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối.

Ỗn định và cải thiện đời sống nhân dân, nhanh chóng và tích cực sắp xếp công ăn việc làm cho gần 1.000 lao động đang thiếu đất và khoảng 2.000 lao động dự trữ đi vào sản xuất ngư, lâm, nông, diêm nghiệp, dệt cói, chăn nuôi… Đến năm 1988 phấn đấu nâng thu nhập ở khu vực nông nghiệp lên tương đương 500 kg lúa/người/năm, khu vực nông nghiệp lên 70kg tôm loại 4/người/năm. Giải quyết nhà ở cho cán bộ, công nhân viên và nhà lụp xụp của nhân dân. Lấy kết quả ổn định và cải thiện đời sống nhân dân làm tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá công tác lãnh đạo, quản lý của đảng bộ và chính quyền huyện.

Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.

Số lượng lượt xem: 798
Tin mới hơn
Tin đã đưa