“Quả tim” Cần Giờ với nhịp đập kiên trì trong đổi mới.
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦN GIỜ
- GIỚI THIỆU
- Điều kiện tự nhiên
- “Quả tim” Cần Giờ với nhịp đập kiên trì trong đổi mới.
Nằm về phía cực nam của thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ tựa như hình quả tim trên bản đồ với vô số mạch máu li ti ngang và dọc, to và nhỏ. Tách rời hẵn bởi con sông Nhà Bè ở phía bắc, con sông Đồng Tranh phía đông và sông Soài Rạp ở phía tây. Cần Giờ - huyện lỵ - ngó ra biển cả từng nổi tiếng trong quá khứ giờ đã chuyển mình thật sự từ khi đất nước đổi mới. Người viết xin được phép ghi nhận lại quá trình đổi mới 20 năm qua của Cần Giờ. Ngần ấy thời gian cũng đủ cho Cần Giờ khoác lên mình chiếc áo mới.
* Phát triển giao thông ở Cần Giờ:
Từ việc đi lại chủ yếu bằng đường thủy, phương tiện là ghe, xuồng, được sự quan tâm, giúp đỡ của thành phố, các công trình giao thông được khởi công, đến năm 1986 hoàn thành tuyến đường từ Cần Giờ nối liền Thành phố (36 km) cấp phối đá đỏ, nay được Thành phố tiếp tục đầu tư mở rộng 6 làn xe. Mặt khác, nâng cấp nhựa hóa các tuyến đường giao thông đến các xã An Thới Đông, Tam thôn Hiệp , Lý Nhơn. Hoạt động giao thông ngày càng thuận lợi hơn cho việc đi lại của nhân dân và góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch sinh thái, hàng năm đã thu hút hơn hàng trăm nghìn lượt khách du lịch. Các cầu trên đường Rừng Sác nâng tải trọng lên 30 tấn. Cầu Dần Xây – cây cầu mơ ước của người dân Cần Giờ nhìn trên cao như một dải lụa bắc qua dòng sông hiền hòa hai bên rừng đước xanh thẳm – bức tranh hữu tình khi ánh bình minh vừa ló dạng hay chứng kiến buổi chiều tà với chân trời tím.
* Lưới điện quốc gia:
Lưới điện quốc gia được kéo về huyện vào năm 1990 đã góp phần thúc đẩy nhanh chương trình mục tiêu điện khí hóa nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội mở rộng ngành nghề, cải thiện sinh hoạt đời sống và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho hơn 98% dân cư.
* Cần Giờ trồng và bảo vệ Rừng ngập mặn:
Sau 35 năm trồng và bảo vệ rừng ngập mặn. Rừng Sác Cần Giờ đã trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới – một trong những khu rừng đẹp nhất đông nam á. Một mặt tạo cân bằng sinh thái động, thực vật và môi trường; mặt khác, tạo cảnh quan cho việc phát triển ngành du lịch sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ để thu hút du khách tham quan, nghỉ dưỡng.
* Cần Giờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp:
Từ độc canh cây lúa, năng suất thấp, sản xuất lệ thuộc vào thời tiết, đời sống nhân dân khó khăn. Đến năm 2004, Huyện Đảng bộ đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tìm tòi, thử nghiệm nhiều mô hình, cuối cùng đã chọn được mô hình nuôi tôm sú (công nghiệp và quảng canh). Thành quả từ mô hình nuôi tôm sú, nuôi tôm thể chân trắng va 2nhu74ng mô hình thủy sản khác đã mang lại hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân tại các xã phía bắc. Tại các xã phía nam, từ đánh bắt ven sông, ven biển kém hiệu quả chuyển sang mô hình nuôi nghêu, sò, nuôi hàu… Đến nay, đã có 3.000 ha bãi bồi ven biển, ven sông được đưa vào sản xuất và mang lại hiệu quả cao, hàng năm giải quyết việc làm cho gần 5.000 lượt lao động.
* Tích cực phát triển văn hóa - xã hội:
Sau ngày giải phóng, trình độ dân trí của huyện thấp, công tác giáo dục gặp nhiều khó khăn, một phần do đặc điểm lịch sử - tự nhiên, mặt khác do điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Sau 37 năm, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cần Giờ đã có những bước tiến đáng kể. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao; mặt bằng trình độ dân trí được nâng lên 8,6 lớp; đã hoàn thành xóa nạn mù chữ; hoàn thành phổ cập THCS năm 2001 và năm 2009 đã đề nghị Thành phố công nhận hoàn thành phổ cập THPT.
Chăm sóc sức khoẻ người dân được quan tâm. Công tác giảm hộ nghèo được huyện đặc biệt quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm dần hàng năm.
* Sử dụng nước sạch:
Kỷ niệm 36 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2011, công trình cấp nước sạch Cần Giờ được khánh thành, 99% hộ dân Cần Giờ đã sử dụng nước sạch, thoát khỏi cảnh thiếu nước ngọt mùa khô và không còn việc sử dụng nước với giá cao từ 30.000 -35.000 đồng / mét khối như thời gian trước.
Với việc kiên trì đổi mới, huyện Cần Giờ đã nỗ lực, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ, đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Bằng trái tim đầy nhiệt huyết của mình, Cần Giờ những năm sau nữa, tập trung đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp. D8ạc biệt chú trọng phát huy lợi thế, tiềm năng về rừng sinh thái, biển, bờ biển và điều kiện thiên nhiên ít nơ1i nào có được để tập trung hai ngành kinh tế mũi nhọn là thuỷ sản và du lịch sinh thái, văn hoá lịch sử. Làm sao để chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, cây ăn trái…phục vụ cho du lịch.
Viễn cảnh của Cần Giờ ở tương lai thật sáng với biết bao thời cơ phải nắm bắt và kiên trì. Để cho nhịp đập con tim của Cần Giờ luôn đổi mới.
Cần Giờ là một thành tựu nổi bật của công việc xây dựng một xã hội mới sau năm 1975. Nó là con đẻ của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình gian khổ và khó khăn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh kết thúc.
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã viết trong Sơ khảo huyện Cần Giờ -thành phố Hồ Chí Minh năm 1993: “…Cần Giờ vươn lên trên những cơ sở khách quan: chiều sâu của lịch sử, độ nồng của các phong trào yêu nước, khả năng của thiên nhiên, vị trí của khu vực và thế dựa lưng vào một thành phố công nghiệp lớn nhất nước. Cái còn lại là con người và Đảng bộ: biết mặt mạnh, mặt yếu, biết định hướng và kiên trì cho nó…”.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết