Phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2025 - Phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2025
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- Cổng Thông Tin Điện Tử
- Xem chi tiết - Văn bản
- Phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2025
Huyện Cần Giờ với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, gồm tài nguyên thiên nhiên về biển, về hệ sinh thái rừng ngập mặn, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp cùng với tài nguyên nhân văn, nét truyền thống văn hóa mang đặc trưng cư dân vùng biển là lợi thế để phát triển các loại hình du lịch sinh thái đặc trưng huyện Cần Giờ.
Cùng với cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy và đường bộ được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các tour, tuyến du lịch kết nối các điểm du lịch trên địa bàn huyện; Đồ án quy hoạch chung được phê duyệt là cơ sở, là tiền đề thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án du lịch sinh thái trên địa bàn huyện; Các dự án dự án tôn tạo các khu di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí…góp phần thu hút khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Cần Giờ, tạo cơ hội cho cộng đồng cư dân địa phương nâng cao thu nhập và mức sống.
Ngoài ra, việc triển khai các dự án đầu tư lớn như: xây dựng cầu Cần Giờ, khu đô thị du lịch lấn biển… là cơ hội để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Cần Giờ.
|
Mức sống của người dân ngày càng tăng kéo theo nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch tăng cao, xu thế gần gũi với thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng, vì thế, loại hình du lịch sinh thái là lựa chọn thích hợp đối với nhiều đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế, phần lớn chưa qua đào tại bài bản về kỹ năng phục vụ du lịch; Môi trường du lịch bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố như lượng khách du lịch đến ngày càng nhiều dẫn đến lượng rác thải tăng cao; nhiều dự án xây dựng khởi công dẫn đến ô nhiễm môi trường...
Trước những thuận lợi và khó khăn trên, huyện đã đề phương hướng triển khai thực hiện trong thời gian tới (đến năm 2025).
* Triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông kết nối giữa huyện Cần Giờ với Trung tâm thành phố và các địa phương giáp ranh:
- Đầu tư nâng cấp các phương tiện vận chuyển hành khách bằng đường thủy cụ thể như tuyến Cần Thạnh – Thạnh An nhằm đảm bảo an toàn và khả năng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương và khách du lịch.
- Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, mua sắm đạt chuẩn; hướng dẫn thủ tục cho các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hiện hữu đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống nhà hàng, cơ sở lưu trú đạt chuẩn phục vụ du lịch.
* Công tác phát triển sản phẩm du lịch:
- Phối hợp và đề xuất Sở Du lịch Thành phố khảo sát và công nhận các tuyến du lịch đường sông và đường bộ kết hợp đường sông trên địa bàn huyện.
- Hướng dẫn doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh tuyến du lịch đường sông thủ tục đầu tư xây dựng các bến tàu khách, thủ tục đăng ký phương tiện ca nô, tàu, thuyền đạt chuẩn phục vụ du lịch; thủ tục đầu tư điểm dừng chân trên sông như nhà bè, nhà nổi…, mở lớp đào tạo thuyết minh viên, thuyền trưởng, nhân viên phục vụ trên tàu.
* Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch và phát triển mới các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái rừng, du lịch đường sông, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch trải nghiệm, tham quan, học tập, du lịch cộng đồng gắn liền với lợi thế của từng xã, thị trấn.
* Huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch: Huy động nguồn vốn xã hội hóa từ các thành phần kinh tế đầu tư các dự án, công trình, hạ tầng du lịch, như: các dự án đầu tư khu dân cư nhà vườn, du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí, các cầu tàu, bến tàu du lịch.
* Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch:
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức cấp huyện và xã, thị trấn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ngành du lịch đạt chất lượng cao.
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lao động tham gia trực tiếp trong lĩnh vực du lịch như: hướng dẫn viên, thuyết minh viên, tiếp tân, phục vụ bàn, phục vụ phòng, bếp.
(Trích Báo cáo số 300/BC-UBND ngày 31/01/2020 của UBND huyện)
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
Tr.Hiếu