Phục hồi hoạt động ngành du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân - Phục hồi hoạt động ngành du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- Cổng Thông Tin Điện Tử
- Xem chi tiết - Văn bản
- Phục hồi hoạt động ngành du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân
Năm 2022, trong bối cảnh ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã khôi phục trở lại sau đại dịch Covid-19; Huyện đã khôi phục tất cả các hoạt động và sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện trong điều kiện thích ứng an toàn dịch Covid -19.
Tiếp tục khai thác lợi thế tài nguyên thiên nhiên sẵn có như với hơn 13 km đường biển, hệ thống sông ngòi, nhất là rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam là những điểm du lịch sinh thái để du khách trải nghiệm khi tới Cần Giờ.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có Khu di tích lịch sử cấp quốc gia căn cứ Rừng Sác; Di Chỉ khảo cổ học Giồng Cá Vồ; Lễ hội Nghinh ông Cần Giờ là di sản phi vật thể quốc gia; các làng nghề truyền thống của người dân như nghề muối, các mô hình nuôi trồng thủy hải sản, nuôi chim yến…, cũng là những điểm dừng chân lý thú cho khách du lịch. Bên cạnh đó, cùng với sự nỗ lực của các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương, trong năm 2022, du lịch Cần Giờ đã đạt được một số kết quả nhất định. Ước lượng khách du lịch đến huyện trong năm đạt 3.020.000 lượt, tăng gấp 2 lần (tăng 1.540.000 lượt khách) so với năm trước và vượt 0,6% kế hoạch. Doanh thu du lịch ước đạt 2.114 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm trước và tăng 49,6% so với năm 2019.
|
Lãnh đạo các Sở, ngành Tp tham quan các điểm du lịch cộng đồng tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An.
Huyện đã triển khai Kế hoạch phục hồi và phát triển ngành du lịch huyện đến năm 2025), Kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tại khu vực bãi biển thị trấn Cần Thạnh và chấn chỉnh, quản lý các hoạt động kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự tại Khu du lịch 30/4; xây dựng “Cẩm nang du lịch Cần Giờ”. Tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch thông qua các hoạt động tham gia các sự kiện du lịch thành phố, tổ chức Lễ hội nghinh ông nhằm thu hút khách du lịch.
|
Khách du lịch đến tham quan Khu di tích lịch sử cấp quốc gia căn cứ Rừng Sác
Hoạt động du lịch ở huyện có chiều hướng phát triển tốt, sở Du lịch thành phố quan tâm phối hợp tổ chức khảo sát xây dựng các điểm du lịch cộng đồng ở các xã và “Tuyến du lịch đường sông từ bến Bạch Đằng - Cần Giờ” để xây dựng Đề án “Phát triển sản phẩm Du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu du lịch có lưu trú”, chỉ đạo xây dựng khu chợ đêm tại thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa và huyện đã hoàn chỉnh phương án, đang kêu gọi đầu tư. Trong năm, phát triển 01 điểm du lịch tại xã Thạnh An với mô hình giải trí ẩm thực và bãi tắm cộng đồng kết hợp luyện tập bơi lội cứu hộ cứu nạn, thu hút lượng khách đến tham quan và các doanh nghiệp lữ hành kết nối phát triển tour du lịch đưa du khách đến điểm tham quan cánh đồng muối, núi Giồng Chùa ấp Thiềng Liềng…, trung bình có 02 đoàn khách/tuần. Toàn huyện có 07 điểm đến được du khách thường xuyên tham quan, trong đó có 02 điểm được công nhận điểm đến du lịch là Khu du lịch sinh thái Vàm Sát, Khu du lịch sinh thái Dần Xây. Huyện đang phối hợp Sở Du lịch thành phố thẩm định hồ sơ công nhận điểm đến du lịch Khu du lịch sinh thái Én Việt xã Tam Thôn Hiệp.
Để phát triển du lịch Cần Giờ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hình thành các loại hình dịch vụ, dịch vụ phụ trợ kinh tế biển. Phấn đấu thu hút khách du lịch đến Cần Giờ giai đoạn 2021-2030 đạt 49 triệu lượt, tốc độ tăng bình quân 12,5%/năm theo Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 26/9/2022 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, huyện sẽ tập trung một số nhiệm vụ như nâng cao hơn nữa vai trò và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư.
Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch cần tiếp tục quán triệt nghiêm chỉnh, tuân thủ các quy định, hướng dẫn về bảo đảm an toàn phòng, chống Covid-19. Tăng cường thu hút đầu tư và đổi mới công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch.Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tại điểm đến nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách, cảnh quan môi trường, vệ sinh dịch tễ; bảo đảm việc ứng xử văn hóa, văn minh tại các khu, điểm du lịch. Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch cạnh tranh và có trách nhiệm. Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao ý thức trong cộng đồng, để mỗi người dân là một "đại sứ du lịch". Tập trung quảng bá, xúc tiến đầu tư, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và làm mới các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các địa phương, tạo thành chuỗi các điểm đến và phát huy sức mạnh sáng tạo của mỗi người dân nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
HN
- Huyện Cần Giờ tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng (22/02/2021)
- Phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2025 (05/02/2020)
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW và Chỉ thị 17-CT/TU (03/02/2020)
- Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác Cần Giờ (12/07/2018)