title

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW và Chỉ thị 17-CT/TU
Thứ hai, 03/02/2020, 11:13 SA
Cỡ chữ Màu chữ image

Huyện Cần Giờ có vị trí nằm ở Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích bằng 33,6% diện tích thành phố, cách trung tâm thành phố 60km theo đường chim bay. Cần Giờ là huyện ngoại thành duy nhất của Thành phố có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với đường bờ biển dài 23km cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng với hơn 33.000 ha rừng được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”, song song đó, Cần Giờ có các hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản và hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng phong phú là điều kiện thuận lợi cho huyện Cần Giờ phát triển du lịch sinh thái.

Đầm dơi trong rừng ngập mặn Cần Giờ

 

Nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW và Chỉ thị 17-CT/TU, Ủy ban nhân dân huyện đã tham mưu Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 97-KH/HU ngày 18 tháng 5 năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, song song đó, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Đề án số 3020/ĐA-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2017 về phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tuy nhiên, Đề án chưa có đủ cơ sở để thẩm định theo Công văn số 6649/SKHĐT - VX ngày 6 tháng 9 năm 2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về đề án phát triển du lịch sinh thái  huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Để thuận lợi hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 1178/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2019 về phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ giai đoạn 2019-2020, qua đó đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU 03 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

1. Về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên và nhân dân về vai trò, vị trí của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện:

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và khách du lịch về vai trò chủ thể tham gia các hoạt động du lịch, du lịch có trách nhiệm, bảo vệ rừng ngập mặn, động vật hoang dã, bảo vệ nguồn lợi thủy sản…, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị kinh tế - xã hội, môi trường và tính đa dạng sinh học của rừng ngập mặn Cần Giờ được thực hiện thường xuyên, hàng năm thu hút hơn 200.000 lượt người trong và ngoài nước đến tham quan nghiên cứu khoa học.

2. Về công tác thực hiện quy hoạch gắn với phát triển du lịch:

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung huyện Cần Giờ đến năm 2025 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4766/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2012. Thành phố đã có chủ trương điều chỉnh quy hoạch và giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc tham mưu thực hiện thi tuyển quốc tế ý tưởng phát triển huyện để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch phân khu trên toàn địa bàn huyện. Ngày 26 tháng 3 năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phát triển huyện (Quyết định số 1141/QĐ-UBND) và tổ chức tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ. Ngày 23 tháng 8 năm 2018, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có Thông báo số 519/TB-VP về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong về kết quả tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ, theo đó, Công ty NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD đã đạt giải nhất ý tưởng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ.

Song song đó, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 1414/KH-UBND ngày 07 tháng 04 năm 2018 về xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, trong đó có huyện Cần Giờ. Hiện Sở Du lịch thành phố đang tổ chức cho các đơn vị liên quan đóng góp ý kiến để hoàn thiện Chiến lược trình Ủy ban nhân dân thành phố.

Về tổ chức khảo sát, thống kê tài nguyên du lịch phục vụ cho công tác lập Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Cần Giờ: phối hợp Sở Du lịch Thành phố tổ chức khảo sát, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch cho 04 điểm du lịch: Khu du lịch sinh thái biển Phương Nam Cần Giờ, Khu du lịch sinh thái Vàm Sát, Khu du lịch sinh thái Dần Xây, Di tích lịch sử Căn cứ Rừng Sác Cần Giờ. Căn cứ Báo cáo kết quả kiểm kê đánh giá xếp hạng tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các khu, điểm du lịch được đánh giá cụ thể như sau:

- Di tích lịch sử Căn cứ Rừng Sác Cần Giờ: 34.67/50 điểm

- Khu du lịch sinh thái Vàm Sát: 31.82/50 điểm

- Khu du lịch sinh thái biển Phương Nam Cần Giờ: 26.33/50 điểm

- Khu du lịch sinh thái Dần Xây: 22.92/50 điểm

3. Về huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển du lịch:

- Đầu tư cầu tàu bến đỗ phục vụ du lịch đường sông: hoàn thành và đưa vào sử dụng 05 cầu tàu bến đỗ do Nhà nước đầu tư (bến Tắc Xuất, bến Rừng phòng hộ, bến Giồng Chùa, bến Phân khu 1, bến Phân khu 2) và 02 bến xã hội hóa do doanh nghiệp đầu tư (bến Khu du lịch Đầm Dơi, bến Khu du lịch Vàm Sát).

Cần Giờ có hệ thống sông ngòi chằng chịt

 

- Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xúc tiến đầu tư hạ tầng giao thông: Từ năm 2017-2019, đầu tư hoàn thành các tuyến đường Lâm Viên - Đồng Đình, đường Đào Cử, đường Lương Văn Nho, đường liên xã An Thới Đông - Lý Nhơn. Khởi công dự án nâng cấp mở rộng Bến phà Bình Khánh - Nhà Bè. Ngoài ra, Dự án đầu tư xây dựng bến phà kết nối Cần Giờ - Vũng Tàu được thành phố công khai danh mục kêu gọi đầu tư và Sở Giao thông Vận tải hoàn chỉnh tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, xét chọn. Các dự án sau khi hoàn thành sẽ kết nối giao thông với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu, tạo thuận lợi cho việc lại, giao thương hàng hóa giữa huyện với các tỉnh, thành phố, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.

- Bến xe buýt đạt chuẩn phục vụ du lịch giai đoạn 1 với diện tích 5.000m2 đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, hiện trên địa bàn huyện Cần Giờ có 05 tuyến xe buýt, các phương tiện xe buýt hoạt động trên các tuyến đều được thay thế xe buýt mới (40 chỗ hiệu Bahai, có máy lạnh, lắp đặt camera, thiết bị giám sát hành trình (GPS)), số chuyến hoạt động 372 chuyến/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân địa phương và khách du lịch; các bến đò kết nối giữa huyện với các địa phương như Cần Giờ - Gò Công, Cần Giờ  - Cần Giuộc, Cần Giờ - Vũng Tàu, Cần Giờ - Thạnh An được nâng cấp, nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

- Tập trung phát triển tuyến vận tải thủy kết nối Cần Giờ và các địa phương khác như Bến phà nối huyện Cần Giờ với huyện Cần Giuộc - tỉnh Long An (đã hoàn thành thi công và tổ chức khánh thành đưa vào khai thác hoạt động từ ngày 10/8/2018, phương tiện (phà) 60 tấn, thời gian hoạt động từ 5 giờ 00 đến 18 giờ hàng ngày, phương tiện phà chở tối đa xe khách đến dưới 30 chỗ, xe tải đến 12 tấn); tuyến tàu cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Giờ và Cần Giờ đến Vũng Tàu và ngược lại (đã khai thác hoạt động từ ngày 23/12/2017, mỗi ngày có 08 chuyến đi và về); dự án xây dựng bến phà kết nối Cần Giờ - Vũng Tàu được Thành phố công khai danh mục kêu gọi đầu tư và Sở Giao thông Vận tải  hoàn chỉnh tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, xét chọn.

- Dự án xây dựng đường vào và hàng rào dự án trùng tu Khu di chỉ Giồng Cá Vồ: Đang trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định giá đất để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Dự án xây dựng Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 (Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2018) và Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ 2.870 ha (Quyết định số 3800/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2018), đã tổ chức công bố trong nhân dân. Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo xin ý kiến Hội đồng nhân dân thành phố (Công văn số 6958/VP-DA ngày 03 tháng 8 năm 2019 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố).

- Dự án Cầu Cần Giờ: Ngày 09 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 631/TTg-CN về việc bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020; trong đó, đồng ý bổ sung quy hoạch cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh. Đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2018 về duyệt nhiệm vụ thiết kế tổ chức tuyển chọn “Phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh” và Sở Quy hoạch kiến trúc đã đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kết quả tuyển chọn tại Tờ trình số 3817/TTr-SQHKT ngày 07 tháng 8 năm 2018, theo đó, ngày 19 tháng 4 năm 2019, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đã tổ chức Lễ công bố kết qả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ, nối 02 huyện Cần Giờ và Nhà Bè sau gần 01 năm tổ chức tuyển chọn, hiện đang thực hiện các thủ tục để kêu gọi đầu tư.

- Công trình đường Rừng Sác: đã được Sở Giao thông Vận tải thành phố phân cấp cho Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 quản lý theo Quyết định số 7129/QĐ-SGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc phân cấp quản lý các công trình giao thông đường bộ, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống đèn tín hiệu giao thông, camera quan sát giao thông và bảng thông tin giao thông điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên phối hợp với Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 để quản lý tuyến đường Rừng Sác, kịp thời phản ánh tình trạng hư hỏng mặt đường để Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 có kế hoạch tổ chức duy tu, sửa chữa, nâng cấp.

4. Về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình, sản phẩm du lịch:

4.1. Về nâng cao chất lượng điểm đến du lịch:

 Phối hợp Sở Du lịch Thành phố đã tổ chức thẩm định 02 cơ sở đăng ký hồ sơ cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ du lịch, trong đó có 01 cơ sở mua sắm tại xã Tam Thôn Hiệp, 01 điểm ăn uống đạt chuẩn phục vụ du lịch tại Khu du lịch Cần Giờ thuộc Làng Du lịch Bình Quới, qua thẩm định 02 cơ sở trên đều được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch theo Quyết định số 423/QĐ-SDL ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Sở Du lịch Thành phố và Quyết định số 120/QĐ-SDL ngày 18 tháng 3 năm 2019 về cấp biểm hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Hiện đang tiếp tục vận động các cơ sở ăn uống, mua sắm, lưu trú thực hiện hồ sơ đăng ký cơ sở đạt chuẩn phục vụ du lịch.

4.2. Về phát triển sản phẩm du lịch:

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch địa phương, huyện Cần Giờ đã phối hợp Sở Du lịch, các doanh nghiệp lữ hành Thành phố tổ chức khảo sát các tour, tuyến du lịch đường bộ, đường sông, đường bộ kết hợp đường sông để đưa vào khai thác, cụ thể như tuyến Sài Gòn - Cần Giờ - Thạnh An; tuyến Dần Xây - bến đò Đồng Hòa; tuyến Rừng phòng hộ - Vàm Sát - Trung tâm Triển lãm yến sào Việt Nam Việt Linh...song song đó, nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch Thành phố đã tổ chức Lễ phát động Chương trình kích cầu du lịch, qua đó đã công bố 08 chùm tour du lịch với giá ưu đãi, riêng Cần Giờ có 02 chùm tour kích cầu được khai thác. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho đối tượng là học sinh, sinh viên, công nhân có điều kiện tham gia các tour du lịch với giá rẻ, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ phối hợp Sở Du lịch Thành phố cũng đã tổ chức khảo sát tour du lịch kích cầu đến Cần Giờ tham quan, nghỉ dưỡng, qua đó đã vận động 02 doanh nghiệp thực hiện giảm giá dịch vụ từ 20%-40% cho các đối tượng trên (Khu du lịch sinh thái biển Phương Nam Cần Giờ và Resrot Cần Giờ).

Thực hiện Kế hoạch số 1299/KH-SDL ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Sở Du lịch Thành phố về xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Thạnh An, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã phối hợp Sở Du lịch và đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, đồng thời tổ chức lấy ý kiến của người dân địa phương về việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An với mục đích tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến khám phá, trải nghiệm tại xã Thạnh An, đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Trong tháng 9 năm 2019, tại xã Thạnh An đã thành lập Tổ hợp tác du lịch cộng đồng ấp Thiềng Liềng gồm 10 thành viên do Công ty Cổ phần Đi Cho Biết làm đầu mối kết nối lữ hành bao gồm các dịch vụ ăn uống, lưu trú, trải nghiệm làm muối, trải nghiệm đánh bắt thủy hải sản, thưởng thức đờn ca tài tử...do thành viên Tổ hợp tác cung ứng dựa trên tiềm lực, cơ sở vật chất có sẵn. Đến nay, hoạt động trên đã thu hút khoảng 500 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.

Nhằm để phong phú thêm các tour, tuyến du lịch, huyện Cần Giờ đã vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện tham gia cuộc thi “Thiết kế Chương trình du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, qua đó có 03 đơn vị tham gia thiết kế tour đi Cần Giờ và đạt giải thưởng (Công ty Du lịch Vietravel, Công ty Cổ phần Đi Cho Biết, Ban Quản lý Rừng Phòng hộ), dự kiến 03 tour du lịch trên sẽ được khảo sát, góp ý để hoàn thiện tour và đưa vào khai thác trong năm 2020.

5. Về xây dựng môi trường du lịch:

Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch có trách nhiệm ở địa phương, đồng thời thực hiện công tác giáo dục truyền thông, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch cho cộng đồng dân cư, học sinh, sinh viên, khách du lịch hàng năm thu hút khoảng 200.000 lượt người tham dự; nhiều doanh nghiệp du lịch thiết kế tour đưa du khách tham gia trồng rừng và chăm sóc cây xanh vào chương trình tham quan Cần Giờ, thu hút khoảng 10.000 lượt khách/năm. Hàng năm vận động hơn 500 đoàn viên, học sinh, thanh niên, tiểu thương, người dân và du khách làm vệ sinh môi trường tại các điểm đến du lịch như: bờ biển khu vực 30/4, Công viên Cần Thạnh, tuyến đường Rừng Sác, khu vực bến phà Bình Khánh...nhằm tạo cảnh quan, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo tổ chức triển khai tuyên truyền rộng rãi trên Đài truyền thanh huyện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch với thời lượng 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút; xây dựng 02 pano bằng hình ảnh và song ngữ tuyên truyền Quy tắc ứng xử văn minh du lịch tại Khu du lịch 30/4; tiếp nhận 25 poster Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch từ Sở Du lịch thành phố và thực hiện triển khai đến các điểm đến có khách du lịch thường xuyên lui tới, cụ thể: Khu du lịch sinh thái Phương Nam Cần Giờ, Khu du lịch sinh thái Vàm Sát, bến phà Bình Khánh, Khu du lịch sinh thái Dần Xây, Khu du lịch 30/4; Lăng Ông Thủy Tướng... để tuyên truyền cho cộng đồng dân cư và khách du lịch các quy tắc ứng xử văn minh khi đến du lịch Cần Giờ.

6. Công tác quảng bá xúc tiến đầu tư  phát triển du lịch:

- Tổ chức họp báo giới thiệu tuyến du lịch đường sông kết hợp ẩm thực lộ trình từ Khu du lịch sinh thái Dần Xây – bến đò Đồng Hòa thu hút 15 cơ quan báo đài tham dự; tham dự họp báo ra mắt Trung tâm triển lãm yến sào Việt Nam Việt Linh và tour du lịch tham quan Rừng phòng hộ - Vàm Sát - Trung tâm triển lãm yến sào Việt Nam Việt Linh (VBEC) do Công ty TNHH yến sào Việt Nam Yến Quân tổ chức thu hút 60 người tham dự bao gồm các thành phần như các Sở ngành, doanh nghiệp lữ hành và báo đài Thành phố. Các sự kiện trên đã góp phần quảng bá du lịch Cần Giờ đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho địa phương.

- Nhằm tạo điều kiện để khách du lịch thuận lợi trong việc tìm kiếm thống tin, hình ảnh về du lịch Cần Giờ, Ủy ban nhân dân huyện phối hợp Sở Khoa học Công nghệ thành phố xây dựng bản đồ du lịch Cần Giờ để quảng bá, thông tin hình ảnh các điểm đến du lịch trên địa bàn huyện (địa chỉ website: dulichcangio.hcmgis.vn), tại đây thể hiện các hình ảnh về du lịch Cần Giờ, thông tin về các điểm đến, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, các điểm mua sắm trên địa bàn huyện, đồng thời thể hiện sơ đồ chỉ dẫn đường đi của điểm đến, qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong quá trình tìm hiểu về du lịch Cần Giờ.

- Nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh du lịch Cần Giờ đến với khách du lịch trong và ngoài nước, Ủy ban nhân dân huyện đã tạo điều kiện cho 04 lượt doanh nghiệp trên địa bàn huyện tham gia sự kiện Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đã tổ chức các hoạt động trưng bày, quảng bá các tour, tuyến du lịch, đặc biệt là du lịch đường sông; tổ chức trưng bày và bán các sản phẩm quà tặng đặc trưng của Cần Giờ như xoài cát, yến, khô cá dứa, muối tôm, mắm tôm… hoạt động của các doanh nghiệp cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của khách du lịch; song song đó, đã thường xuyên tham gia các hoạt động trưng bày, triển lãm các sản phẩm đặc trưng Cần Giờ để giới thiệu cho khách du lịch được biết thông qua việc tham gia các buổi triển lãm, Hội thi, cụ thể như hàng năm tổ chức cho nông dân tham gia Hội thi Trái ngon an toàn Nam bộ được tổ chức tại Khu du lịch Suối Tiên.

- Phối hợp và hỗ trợ các cơ quan báo chí, đài truyền hình như Đài Truyền hình Thành phố, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, hãng phim Nguyễn Đình Chiểu...thực hiện các phim tư liệu về du lịch Cần Giờ nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Cần Giờ đến với du khách trong và ngoài nước.

- Thực hiện 25.000 brochure, 2.100 cờ phướn quảng bá du lịch Cần Giờ và sự kiện lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2017-2019; cập nhật thông tin về giá cả, dịch vụ các tour du lịch kích cầu, thông tin về điểm đến, nhà hàng, khách sạn, 24 cơ sở chế biến có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trên website Cần Giờ.

- Tổ chức Hội thi “Duyên dáng Áo dài” và Áo dài qua ảnh năm 2019, đồng thời vận động và khuyến khích toàn thể cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, giáo viên, học sinh nữ và các tầng lớp nhân dân cập nhật và chia sẻ thông tin và hình ảnh về các hoạt động của Lễ hội Áo dài TPHCM lần 6 năm 2019 được truyền tải qua Internet lên trang thông tin điện tử cá nhân.

7. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch huyện:

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch địa phương, Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp Sở Du lịch thành phố tổ chức 04 lớp tập huấn du lịch có trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp phục vụ du lịch, du lịch cộng đồng cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các hộ homestay đang kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện với 291 người tham dự, đồng thời để kịp thời cập nhật, bổ sung các quy định liên quan đến lĩnh vực du lịch, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức 04 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Du lịch và các văn bản liên quan cho 466 lượt doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Song song đó, nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng cho các tiểu thương kinh doanh dịch vụ du lịch và các ngành nghề có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế tổ chức 21 lớp tập huấn văn minh thương mại, kỹ năng bán hàng cho 1.442 đối tượng là tiểu thương, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.

Phối hợp Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn và Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố tổ chức khảo sát các điểm du lịch trên địa bàn nhằm đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch và xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch phù hợp với nhu cầu của địa phương.

8. Về tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch:

Công tác nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch được quan tâm thực hiện, thường xuyên cập nhật, thống kê các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, ăn uống, mua sắm...nhằm tuyên truyền, vận động nâng cấp cơ sở vật chất đạt chuẩn phục vụ du lịch, qua đó đã phối hợp Sở Du lịch Thành phố thẩm định hồ sơ công nhận 01 cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ du lịch cho Nhà hàng Cà Rốt. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện có 18 cơ sở lưu trú với 462 phòng, 20 nhà hàng ăn uống có công suất phục vụ trên 100 khách, 01 cơ sở mua sắm đạt chuẩn phục vụ du lịch, 01 cơ sở ăn uống phục vụ du lịch; 09 doanh nghiệp lữ hành, tuy nhiên, các doanh nghiệp trên có đăng ký ngành nghề nhưng chưa đi vào hoạt động. Để công tác quản lý kinh doanh hoạt động du lịch được hiệu quả, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cơ quan chức năng thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong quá trình hoạt động, theo đó trong 03 năm (giai đoạn 2017-2019) đã tổ chức 03 đợt kiểm tra đối với 25 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, kết quả không có doanh nghiệp nào vi phạm, qua kiểm tra cũng đã nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ công tác niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ hàng năm.

 Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy Cần Giờ tại Công văn số 410-Cv/HU ngày 05 tháng 6 năm 2017 về chấn chỉnh một số nội dung trong hoạt động du lịch của huyện, qua đó Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 3103/KH-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện Cần Giờ, đồng thời ban hành Quyết định số 1048/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2018 về thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động kinh danh tại Khu du lịch 30/4. Qua đó, các ngày cuối tuần, Đoàn đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đăng ký kinh doanh, về giá, về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, trong 03 năm đã tổ chức 24 đợt kiểm tra tại 302 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại Khu du lịch 30/4, qua kiểm tra, các cơ sở đều thực hiện tốt công tác đảm bảo niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, xử phạt vi phạm hành chính đối với 04 trường hợp vi phạm điều kiện bảo quản thực phẩm, hệ thống cống rãnh ứ đọng nước, nơi chế biến kinh doanh thực phẩm có động vật gây hại xâm nhập, không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên với số tiền 7.400.000 đồng.

(Trích Báo cáo số 300/BC-UBND ngày 31/01/2020 của UBND huyện)

Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.

Tr.Hiếu

Số lượng lượt xem: 2728
Tin mới hơn
Tin đã đưa