Long Hòa từ sau hiệp định Pari đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam 1973-1975. - Long Hòa từ sau hiệp định Pari đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam 1973-1975.
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- Cổng Thông Tin Điện Tử
- Xem chi tiết - Văn bản
- Long Hòa từ sau hiệp định Pari đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam 1973-1975.
Thất bại liên tiếp từ chiến tranh này đến chiến tranh khác trong cuộc xâm lược Việt Nam, buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Paris và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tuy đã buộc phải ký kết hiệp định Paris nhưng đế quốc Mỹ vẫn muốn duy trì bọn ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn hồng chia cắt lâu dài đất nước ta.
Ngày 28/01/1973, được đế quốc Mỹ ủng hộ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã đưa ra kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” rồi kế hoạch “kiện toàn an ninh lãnh thổ” và đẩy mạnh “Bình Định đặc biệt”.
Tháng 5/1973, ngụy quyền Sài Gòn lại ban hành luật 090/SLVN nhằm khủng bố tất cả những ai không ăn với chúng ta, tiến hành những cuộc hành quân cảnh sát, bắt bớ, giam cầm những người yêu nước. Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn hô hào” không có một ngày hòa bình nào hết, không hòa giải, hòa hợp với cộng sản. Như vậy mặc dù hiệp định Paris đã được ký kết nhưng nhân dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân thạnh nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung vẫn không được hòa hưởng hòa bình vì sự gây chiến của chính quyền Sài Gòn.
Sau hiệp định pari, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh có nhiều thay đổi, khu căn cứ cách mạng trước đây đã trở thành vùng giải phóng. Nhiệm vụ của cấp trên giao chi chi bộ là sẽ cố gắng duy trì, bảo tồn lực lượng quân sự, cũng cố cơ sở và tổ chức đánh trả lại những cuộc hành quân dành dân lấn đất của địch.
Tháng 3 năm 1973, đồng chí Nguyễn Văn Lực là Xã đội trưởng, cùng 03 chiến sĩ du kích tập kích chốt địch đóng trên bờ sông Lòng Tàu diệt được 01 tên, làm bị thương 06 tên.
Tháng 10/1973, du kích phối hợp với bộ đội huyện phục kích chặn đánh tàu dịch càn vào Long Thạnh phá hũy 01 tàu, phá 01 khẩu 12,7 ly, làm chết và làm bị thương 01 trung đội kích. Cùng thời gian này đại đội 361 bảo an Đồng Hòa mở cuộc càn vào Cổ Cò. Ta biết trước nên đã tổ chức chặn đánh địch buộc chúng phải rút về Cần Giờ, trong trận này quân ta tiêu diệt 05 tên và làm bị thương 03 tên.
Tháng 3/1974, du kích Long Thạnh phối hợp với bộ đội huyện phục kích chặn đánh trung đội bảo an 809 của địch đi càn. Trong trận này ta diệt 01 tên làm bị thương 01 tên, thu 01 cây súng AR15 và 01 máy thu phát PRC15.
Tháng 12/1974, ta tập kích diệt được một số tên ở Long Thạnh, bên ta 02 đồng chí hy sinh.
Ngày11/3/1975, sau khi tiêu diệt căn cứ Đức Lập ở Nam Tây Nguyên, ta giải phóng hoàn toàn Thị xã Buôn Mê Thuộc, ngụy quyền miền Nam tỏ ra suy yếu và tan rã nhanh chóng. Sau đó, các tỉnh miền trung lần lược được giải phóng, ngày 25/3/1975 Bộ Chính trị nêu quyết tâm “ cần tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỷ thuật, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa”.
Ngày 29/3/1975, Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết 15, “động viên toàn Đảng, toàn quân tập trung cao nhất mọi tinh thần và lực lượng của mình, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, ba muỗi giáp công, ba thứ quân, ba vùng đứng lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa, nhanh chống đánh sụp toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền giành toàn bộ chính quyền về nhân dân, với khí thế tấn công quyết liệt, thần tốc, táo bọn và quyết giành toàn thắng, giải phóng xã mình, huyện mình, tỉnh mình và toàn miền Nam”
Đến ngày 12/4/1975, chiến dịch giải phóng Sài Gòn chính thức được mang tên là chiến dịch Hồ Chí Minh. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Biên Hòa huyện nào bị chia cắt thì HU phải tự nhận định và chọn thời cơ phù hợp nhất tự giải phóng huyện mình bằng lực lượng tại chỗ nhưng phải đồng loạt với lực lượng chủ lực tiến công vào Sài Gòn và Vũng Tàu. Thực hiện sự chỉ đạo của HU Duyên Hải, các chi bộ Đảng Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh đã đẩy mạnh công tác chuẩn bị nổi dậy giành chính quyền.
Trên địa bàn Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh những ngày cuối tháng 4/1975, ngụy quân, ngụy quyền hoang mang lo sợ, mất lòng tin vào những tên cầm đầu và hoảng sợ trước thế nổi dậy như vũ bảo của lực lượng cách mạng vào quần chúng.
10 giờ trưa ngày 30/4/1975 quận lỵ Cần Giờ được giải phóng, bọn địch trong các đồn Đồng Hòa, Long Hòa và Thạnh Thới hoãn loạn buôn súng đầu hàng. Trước tình hình này, chi Bộ Đảng ở các xã đã lãnh đạo nhân dân may hàng trăm lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và cử người đón quân giải phóng về. lực lượng du kích và quần chúng cánh mạng đã nhanh chống vào chiếm đồn bót địch, tuyên truyền chính sách khoan hồng của cách mạng cho binh lính, thu gom vũ khí và tiếp quản chính quyền.
Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân giải phóng, ở trụ sở của chính quyền ngụy ở Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt nam đã được các Đảng viên và quần chúng cách mạng kéo lên. Trên khắp các ngã đường của Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh nhân dân hân hoan chào đón quân giải phóng trở về.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã đi vào lịch sử Việ Nam như một mốc son chói lọi. Sau hai mươi mối năm kiên cường, bất khuất, anh dũng chiến đấu, cùng với quân và dân miền Nam và quân và dân Cần Giờ, quân và dân Long Hòa (Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh) đã đánh đuổi được quân xâm lược ra khỏi quê hương yêu dấu của mình để bắt tay vào công cuộc tái thiết quê hương và xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no và hạnh phúc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Viện Nam, trải qua 45 năm kháng chiến chống xâm lược, quân và dân Long Hòa (Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh) đã sát cánh cùng với nhân dân Cần Giờ, kiên cường chịu đựng mọi khó khăn ác liệt và dũng cảm chiến đấu với những kẻ thù tàn ác nhất trong lịch sử. Với chiến dịch Hồ Chí Minh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kết thúc, đất nước được hoàn toàn giải phóng. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân long Hòa (Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh) vui mừng chào đón ngày chiến thắng vẻ vang của dân tộc và tiếp nối truyền thống cách mạng trong kháng chiến để xây dựng lại quê hương.
Nhìn lại chặn đường gần nữa thế kỷ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930-1975) đầy hy sinh và gian khổ, nhưng vô cùng anh dũng, kiên cường và vẻ vang. Đảng bộ và nhân dân Long Hòa ngày nay càng tự hào về quê hương mình và lòng yêu nước vô bờ bến của nhân dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh nói chung nếu không có sức mạnh của quần chúng nhân dân khó có thành công.
Cũng từ những trang sử về thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc này, Đảng bộ và nhân dân Long Hòa có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc dự xây cuộc sống hôm nay. Trong đó bài học tâm đắc nhất chính là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng đã mang lại niềm tin và sức mạnh cho quần chúng nhân dân. Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế hệ người dân của Long Hòa trước đây và cả ngày nay sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi kiếp sống của người dân mất nước.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
Phương Chi
- Chi bộ Đảng Long Thạnh, Đồng hòa, Tân Thạnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong những năm đầu sau giải phóng (4/1975-10/1977). (22/02/2011)
- Phong trào yêu nước của nhân dân Long Hòa trong những năm chưa có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. (24/01/2011)
- Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Long Hòa từ khi có Đảng đến cách mạng tháng tám (1930-1945). (23/01/2011)
- Sự ra đời chi bộ Đảng và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Long Hòa trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). (23/01/2011)
- Vùng đất Long Hòa. (02/01/2011)
- Lịch sử hình thành xã Long Hòa (02/01/2011)
- Đảng bộ Long Hòa tiếp tục lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của đảng và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn (1996-2005). (15/11/2005)
- Đảng bộ Long Hòa tiếp tục lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của đảng và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn (1996-2005). (15/11/2005)
- Đảng bộ Long Hòa trong 10 năm đầu lãnh đạo triển khai thực hiện đường lối đổi mới (1986-1996). (15/11/2005)
- Đại hội đảng bộ xã Long Hòa lần thứ VII (nhiệm kỳ 1994-1995). (15/11/2005)