Huyện Cần Giờ tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng - Huyện Cần Giờ tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- Cổng Thông Tin Điện Tử
- Xem chi tiết - Văn bản
- Huyện Cần Giờ tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng
Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với biển, có bờ biển dài 23km, hơn 22.000ha diện tích sông ngòi. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, đem lại cho Cần Giờ lợi thế phát triển các ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối, gắn với các dịch vụ du lịch sinh thái sông, biển và nghỉ dưỡng.
Huyện Cần Giờ là địa phương có nền văn hóa đặc sắc với 07 di tích, di sản được xếp hạng và 01 làng nghề truyền thống - làng muối xã Lý Nhơn. Trong đó, có 02 di tích cấp quốc gia (Di tích Khảo cổ học Giồng Cá Vồ, Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ); 01 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ; 02 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố (Đình Cần Thạnh và Lăng Ông Thủy Tướng Cần Thạnh); 02 di tích lịch sử (Đình Dương Văn Hạnh và Đình Bình Khánh - Mộ Tiền hiền Trần Quang Đạo).
Với tiềm năng to lớn kể trên, trong những năm qua, huyện Cần Giờ đã phát triển được nhiều loại hình, sản phẩm du lịch, trong đó có loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, được nhiều đơn vị lữ hành quan tâm khai thác. Tiêu biểu như:
- Tour Sài Gòn - Cần Giờ - Thạnh An với các hoạt động tham quan các mô hình nuôi trồng thủy hải sản, trải nghiệm hoạt động đánh bắt, làm muối, thưởng thức ẩm thực, đờn ca tài tử…
- Tour tham quan, tìm hiểu đời sống của người dân giữ rừng, trải nghiệm các hoạt động sinh hoạt thường ngày, hoạt động sản xuất dưới tán rừng của hộ dân tại Khu du lịch sinh thái Dần Xây…
|
|
| ||
Trải nghiệm du lịch gắn liền với sản xuất dưới tán rừng phòng hộ
|
Nhằm đa dạng sản phẩm du lịch, đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương thông qua hoạt động du lịch, Ủy ban nhân dân xã Thạnh An đã thành lập Tổ hợp tác du lịch cộng đồng ấp Thiềng Liềng gồm 10 thành viên thực hiện việc cung cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú, tham quan, trải nghiệm, phục vụ đờn ca tài tử cho khách tham gia tour. Đến nay đã thu hút hơn 1.000 lượt khách tham gia trải nghiệm.
Học tập mô hình du lịch cộng đồng của xã Thạnh An, tháng 9/2020, Ủy ban nhân dân thị trấn Cần Thạnh thành lập Tổ hợp tác du lịch sinh thái nhà vườn với 20 thành viên thực hiện các dịch vụ như tham quan nhà vườn, phục vụ lưu trú, ăn uống, câu cá thư giãn, trải nghiệm đánh bắt thủy hải sản, phục vụ đờn ca tài tử, mua sắm sản phẩm đặc trưng Cần Giờ.
Hiện nay, Ủy ban nhân dân huyện đang thực hiện công tác kết nối lữ hành để đưa mô hình du lịch sinh thái nhà vườn vào khai thác, đồng thời dự kiến nhân rộng mô hình Tổ hợp tác nói trên cho các xã còn lại để đa dạng hóa sản phẩm du lịch địa phương dựa trên tiềm năng và lợi thế của từng xã, thị trấn.
Nhằm quảng bá, giới thiệu góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm đặc trưng của huyện. Đến nay, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Yến sào Cần Giờ, Khô cá dứa Cần Giờ và Xoài cát Cần Giờ. Qua đó, trong năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Cần Giờ cho Hợp tác xã Thuận Yến và Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Yến sào, Khô cá dứa và Xoài cát Cần Giờ cho Hợp Tác xã Nông nghiệp - Thương mại, Dịch vụ, Du lịch - Đầu tư và xây dựng Cần Giờ Tương Lai.
|
Trong năm 2020, do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Cần Giờ đạt 1.600.000 lượt, giảm 37,7% so với năm 2019, doanh thu năm 2020 đạt 960 tỷ đồng. Tuy lượng khách giảm sút so với năm 2019 nhưng với những kết quả đạt được kể trên thì đây là nỗ lực không nhỏ của chính quyền và nhân dân Cần Giờ cùng với sự hỗ trợ của các sở ngành Thành phố, đặc biệt là Sở Du lịch.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng cũng đã gặp nhiều khó khăn, hạn chế, cụ thể như:
Hoạt động tại các điểm tham quan còn đơn điệu, việc phục vụ khách tham quan chưa được thường xuyên, liên tục; sự kết hợp giữa các đơn vị kinh doanh du lịch chưa được phát huy để tạo sự liên kết; sản phẩm du lịch tuy ngày càng đa dạng, phong phú nhưng chất lượng chưa cao so với nhu cầu của khách du lịch, sản phẩm tại điểm đến chưa thật sự phong phú, hạ tầng phục vụ du lịch chưa được quan tâm cải tạo, đầu tư; nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại điểm đến chưa được đào tạo chuyên nghiệp.
Trong quá trình phát triển du lịch, sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, chưa đạt hiệu quả cao, sự tiếp cận những thông tin về khuyến khích hỗ trợ người dân làm du lịch chưa thuận lợi và chính thống; công tác vận động đầu tư cải tạo cơ sở vật chất phục vụ du lịch (chòi mát, nhà vệ sinh, cảnh quan…) tại điểm đến còn gặp nhiều khó khăn do vướng cơ chế xây dựng trên đất nông nghiệp, từ đó làm ảnh hưởng đến công tác đầu tư hạ tầng phát triển du lịch nhà vườn, du lịch sinh thái nông nghiệp.
Để du lịch Cần Giờ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt tạo ra nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng dựa trên tiềm năng, lợi thế sẵn có với chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, thiết nghĩ trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, rà soát, vận dụng các chính sách đặc thù thúc đẩy, hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng như chính sách tín dụng, hỗ trợ vốn... để phổ biến rộng rãi cho các hộ dân có mô hình du lịch tiềm năng có điều kiện đầu tư, cải tạo cảnh quan phục vụ du lịch; tiếp tục hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi theo Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Thứ hai, tập trung rà soát, khảo sát tài nguyên, tiềm năng của từng xã, thị trấn, từ đó định hướng phát triển mô hình du lịch phù hợp với từng xã, thị trấn. Cụ thể như: Thị trấn Cần Thạnh tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch ẩm thực, lễ hội và mua sắm. Xã Long Hòa tập trung phát triển loại hình du lịch nhà vườn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch đường sông. Xã Thạnh An tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp tập trung phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm, du lịch đường sông.
Thứ ba, tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ tại điểm đến, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, cụ thể như kỹ năng làm du lịch: giao tiếp, bán hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý tình huống, quản lý và điều hành kinh doanh du lịch…
Thứ tư, tổ chức các chương trình chuyên đề về học tập, tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương có sự tương đồng về đặc điểm, sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, phục vụ du lịch.
Thứ năm, thực hiện kết nối đến các điểm đến, tạo thành tour du lịch hoàn chỉnh mang tính chất đặc trưng Cần Giờ, đồng thời thực hiện quảng bá và giới thiệu sản phẩm du lịch của người dân cho các đơn vị lữ hành và quảng bá tại các sự kiện, lễ hội du lịch do Thành phố tổ chức.
Đặc biệt là triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 14-CTr/HU ngày 15/01/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII về phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025. Trong đó, tập trung phát triển ngành du lịch huyện Cần Giờ là ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng huyện Cần Giờ trở thành Khu đô thị du lịch sinh thái.
Để góp phần thực hiện thành công các giải pháp nêu trên, huyện Cần Giờ rất mong nhận được sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của Sở Du lịch và các sở ngành thành phố có liên quan để du lịch Cần Giờ dần trở thành điểm đến hấp dẫn của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong tương lai.
Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.
V.Bảo