Định hướng phát triển huyện Cần Giờ trong thời gian tới - Định hướng phát triển huyện Cần Giờ trong thời gian tới
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- Cổng Thông Tin Điện Tử
- Xem chi tiết - Văn bản
- Định hướng phát triển huyện Cần Giờ trong thời gian tới
Mục tiêu: Xây dựng huyện thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí tầm cỡ khu vực và quốc tế”.
|
Phối cảnh dự án khu du lịch lấn biển Cần Giờ của Tập đoàn Vingroup |
Là huyện biển duy nhất của thành phố, có vị trí quan trọng trong thực hiện Chiến lược biển và lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Đảng bộ huyện Cần Giờ đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với giữ vững an ninh- quốc phòng với mục tiêu chung là: “Tiếp tục phát huy truyền thống Anh hùng cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế bền vững theo hướng dịch vụ, nông nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế biển; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng; bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ, phát huy giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng chính quyền đi đôi với tích cực cải cách hành chính; giữ vững ổn định chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh. Nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới.
* Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
Về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng
Thành phố đã tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ với định hướng phát triển Cần Giờ thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng và giải trí, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh vốn có của huyện, trong đó đảm bảo việc bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ : Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ quy mô 2.870ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. Đây là dự án trọng điểm của Thành phố, góp phần mở rộng không gian đô thị theo hướng hiện đại, tiến ra biển, tạo nên động lực phát triển cho thành phố trong những năm tới.
- Xây dựng cầu Cần Giờ kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm thành phố: Dự án đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố hiện đang xem xét phương án thiết kế kiến trúc Cầu.
- Nâng cấp cải tạo tuyến đường Rừng Sác: Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác Công tư - PPP, dự án được bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải của thành phố và nhà đầu tư đang lập đề xuất dự án theo chỉ đạo của thành phố. Đồng thời, Thành phố sẽ phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ bằng tàu cao tốc nối Cần Giờ với Quận 1; Cần Giờ - Vũng Tàu.
- Dự án phát triển kinh tế - xã hội xã đảo Thạnh An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: đây là dự án được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho xã đảo, tạo điều kiện cho người dân trên xã sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thành phố đã chấp thuận chủ trương thực hiện dự án, trong đó có 10 danh mục dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng mức đầu tư 381 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
- Khai thác, phát triển du lịch Cần Giờ: thành phố đã quan tâm chỉ đạo huyện Cần Giờ xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái huyện giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030, theo đó tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng gồm: tài nguyên thiên nhiên về biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp cùng với tài nguyên nhân văn, nét truyền thống văn hóa mang đặc trưng cư dân vùng biển kết hợp với đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, gắn với đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng, thông thạo ngoại ngữ nhằm phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái đặc trưng như: du lịch sinh thái rừng và biển, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch lịch sử gắn liền với giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, từng bước xây dựng huyện Cần Giờ thành đô thị biển, du lịch nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu Việt Nam và khu vực.
- Việc phát triển tuyến giao thông kết nối bằng máy bay trực thăng từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Cần Giờ và đầu tư cầu vượt biển hiện đại nối liền Cần Giờ - Vũng Tàu dài khoảng 17km cũng là khả năng mà thành phố sẽ xem xét trong quá trình đầu tư phát triển huyện Cần Giờ.
Về kinh tế:
Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả của các lĩnh vực kinh tế. Xác lập cơ cấu đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh; nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh về dịch vụ du lịch và thủy sản. Đẩy mạnh Đề án tổ chức lại khai thác thủy sản, tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ nhằm phục hồi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tiến tới phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tập trung lãnh đạo thực hiện chiến lược kinh tế biển gắn với nhiệm vụ an ninh - quốc phòng; nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển. Triển khai thực hiện chủ trương của thành phố về đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, từng bước xây dựng huyện Cần Giờ trở thành đô thị biển, đô thị du lịch nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu của Việt Nam và khu vực.
Tích cực, chủ động khai thác mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư. Phát triển nhanh mạng lưới phân phối, bán buôn và bán lẻ, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế có lợi thế so sánh. Tích cực đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp, khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường theo định hướng quy hoạch. Tiếp tục đầu tư xây dựng phát triển lưới điện đồng bộ với phát triển đô thị, đảm bảo vận hành linh hoạt và có dự phòng; từng bước ngầm hóa lưới điện phân phối trung hạ thế.
Tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, gắn liền với đặc trưng của một huyện nông thôn mới của thành phố, xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch và sản phẩm đặc trưng mang màu sắc bản địa; đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; triển khai dịch vụ bảo hiểm trong nông nghiệp.
Xây dựng chương trình phát triển Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ nhằm phát huy giá trị, nâng cao vị thế trong và ngoài nước. Tập trung quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài động vật hoang dã; tập trung thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc bảo vệ rừng, quan trắc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng ngập mặn Cần Giờ. Tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng khai thác và phát huy thế mạnh về du lịch sinh thái rừng và biển, du lịch lịch sử, phát triển mô hình du lịch sinh thái xứng với tiềm năng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Về văn hóa - xã hội.
Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đề cao đạo đức, trách nhiệm, nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; xây dựng xã hội học tập; thực hiện xã hội hóa giáo dục theo hướng thiết thực hiệu quả. Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp. Phát triển các cơ sở dạy nghề, mở rộng đối tượng, ngành nghề, nâng cao chất lượng nội dung đào tạo và tỉ lệ lao động qua đào tạo.
Phát triển văn hóa theo hướng tiên tiến, văn minh, hiện đại, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa và các giá trị tinh thần của dân tộc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Nâng cao tính văn hóa trong trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng diện mạo văn hóa huyện với những đặc trưng tương xứng với truyền thống anh hùng cách mạng và truyền thống lịch sử văn hóa của cư dân vùng biển.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành y tế từng bước hiện đại về cơ sở vật chất, trang thiết bị lẫn chất lượng khám chữa bệnh, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ ở các cấp. Tăng cường xã hội hóa về y tế trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện có hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới, chính sách bảo hiểm y tế, nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.
Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, tăng hộ khá, giàu, cải thiện nâng cao chất lượng sống của nhân dân, gắn phát triển kinh tế với thực hiện chính sách an sinh xã hội, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Thực hiện các biện pháp để tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp hàng năm, tăng thu nhập cho người lao động. Huy động nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách, có công, đối tượng dễ tổn thương trong xã hội.
Về xây dựng hệ thống chính trị.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, năng lực tốt và gắn bó mật thiết với nhân dân, đáp ứng yêu cần nhiệm vụ chính trị của huyện. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Huyện ủy và các cấp ủy đối với hệ thống chính trị; phát huy mạnh mẽ, nâng cao vai trò điều hành, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội; xây dựng hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu lực và hiệu quả.
(Trích Báo cáo Đánh giá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện duyên hải (cần giờ) 40 năm sáp nhập thành phố hồ chí minh)