Đảng bộ Long Hòa trong 10 năm đầu lãnh đạo triển khai thực hiện đường lối đổi mới (1986-1996). - Đảng bộ Long Hòa trong 10 năm đầu lãnh đạo triển khai thực hiện đường lối đổi mới (1986-1996).
- GIỚI THIỆU
- Giới thiệu chung
- Điều kiện tự nhiên
-
Lịch sử Đảng bộ
- Huyện Cần giờ
- Xã Bình Khánh
- Xã Tam Thôn Hiệp
- Xã An Thới Đông
- Xã Long Hòa
- Thị trấn Cần Thạnh
- Xã Thạnh An
- Xã Lý Nhơn
- Sơ đồ tổ chức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Đô thị - Tài nguyên - Môi trường
- Giáo dục - Truyền thông - Y tế
- Bản tin xã, thị trấn
- Quản lý nhà nước
- HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hoạt động chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Lịch tiếp công dân định kỳ
- Lịch làm việc
- Lấy ý kiến, góp ý - Dự thảo văn bản
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
- Thông tin các kỳ họp
- Văn bản hội đồng nhân dân
- Hoạt động hội đồng nhân dân
- Tiếp xúc và trả lời kiến nghị cử tri
- Quy chế - Quy định
- Hoạt động giám sát - khảo sát
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Chất vấn và trả lời chất vấn
- QUY HOẠCH - PHÁT TRIỂN
- Quy hoạch và phát triển
-
Dự án - Hạng mục đầu tư
- Quy hoạch và thủ tục
- Thành tựu và định hướng phát triển
- Tiến độ bồi thường dự án
- Bản đồ
- THÔNG TIN BÁO CHÍ
- Tình hình Kinh tế - Xã hội
-
Công khai ngân sách
- Dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
- Dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương trong năm
- Quyết toán ngân sách tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt
- Tổng hợp tình hình công khai
- Người phát ngôn báo chí
- CẦN GIỜ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
- Du lịch sinh thái biển
- Rừng vàng - Biển bạc
- Lễ hội truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
- Cải cách hành chính
- THÔNG TIN CẦN BIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
- Cổng Thông Tin Điện Tử
- Xem chi tiết - Văn bản
- Đảng bộ Long Hòa trong 10 năm đầu lãnh đạo triển khai thực hiện đường lối đổi mới (1986-1996).
*Đại hội đảng bộ xã Long Hòa lần thứ IV (1986-1988).
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Duyên Hải về việc tiến hành đại hội các chi đảng bộ trực thuộc tiến tiến đại hội đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ IV, đảng bộ Long Hòa tổ chức đại hội đảng bộ lần thứ IV. Đại hội đảng bộ xã Long Hòa lần thứ IV có trách nhiệm vụ kiểm điểm sự lãnh đạo của đảng bộ xác định nhiệm vụ chính trị của đảng bộ trong 02 năm (1987-1988) và bầu ra Ban Chấp hành đảng bộ mới.
Trên tinh thần nghiêm túc và thẳng thắng nhìn vào sự thật, đại hội đã phân tích, đánh giá những ưu điểm và tồn tại về công tác lãnh đạo và chỉ đạo của đảng bộ trong năm 1986 từ đó đại hội đã đề ra phương hướng công tác của đảng bộ trong 02 năm (1987-1988) và bầu ra Ban Chấp hành đảng bộ gồm 07 Đ/c, do Đ/c Nguyễn Văn Hùng làm Bí thư đảng ủy, về tuổi đời của đảng ủy nhiệm kỳ 4 so với tuổi đờn của đảng ủy nhiệm kỳ 3 giảm 37%. Trình độ văn hóa cấp 2 trở lên chiếm 90%, cấp 1 là 10%.
Đại hội đảng bộ xã Long Hòa lần thứ IV là đại hội đánh dấu sự mở đầu cho những nhận thức mới về tư duy kinh tế và phong cách lãnh đạo của đảng bộ trong bối cảnh tình hình mới của cách mạng sự thành công của đại hội đã góp phần tạo ra niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã và sự lãnh đạo của đảng. Ngày 30/91986, đại hội đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ IV đã được tổ chức. Đại hội đã xác định phương hước nhiệm vụ của đảng bộ trong những năm 1986-1988: “Phát huy sức mạnh của huyện, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của thành phố để phát triển nhanh mọi mặt. trước hết là tập trung phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế ngư - lâm – nông – dịch vụ, trong đó khâu cốt lỗi của 03 năm tới là ngư nghiệp. Ôn định phân phối lưu thông, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đây là những định hướng lớn để đảng ủy Long Hòa xây dựng cơ cấu kinh tế cho địa phương. Tại đại hội này Đ/c Nguyễn Văn Hùng Bí thư đảng ủy xã được bầu vào Ban Chấp hành đảng bộ huyện nhiệm kỳ 1986-1988.
Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của đảng đại hội đại biểu thành phố và huyện. Đảng ủy xã đã có nhiều cuộc họp để bàn và bổ sung những nhiệm vụ mới và nghị quyết của đại hội đảng bộ và xây dựng chương trình hành động của đảng bộ theo những nhiệm vụ chính trị cụ thể được cấp trên giao.
Đảng bộ và nhân dân Long Hòa bước vào thực hiện đường lối của đảng và các Nghị quyết của cấp trên. Trong bối cảnh tình hình chính trị của thế giới có những biến động bất lợi cho hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tác động đến tình hình tư tưởng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Bên cãnh đó, những ảnh hưởng cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp vẫn còn an8n sâu trong nếp nghỉ vào phong cách làm việc của một số cán bộ, đảng viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả triển khai đường lối đổi mới do đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra.
Trong năm 1987, đảng ủy tập trung lãnh đạo một số công tác trọng tâm là chuyển đổi chế độ quản lý các hợp tác xã, bầu cử quốc hội khóa 8, bầu cử HĐND và chăm lo đời sống cho nhân dân.
Ngày 19/4/1987, dưới sự lãnh đạo của đảng ủy và chính quyền xã, cử tri Long Hòa đã nô nức tham gia bầu cử Quốc hội khóa 8 và HĐND huyện, xã (khóa 5). Trong cuộc bầu cử này, cử tri Long Hòa đã bầu được đủ số đại biểu HĐND xã khóa 5.
Sau bầu cử HĐNd xã (khóa 5) đã họp kỳ họp thứ I để bàn và thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 1987-1988 và bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã. Đ/c Phan Văn Thành được bầu làm Chủ tịch UBND xã. Các Đ/c Trương Văn Be, Nguyễn Văn Long được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã.
Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, từ tháng 6/4989, cùng với việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, đảng ủy bắt đầu chuẩn bị cho đại hội đảng bộ lần thứ V.
Sau hơn 02 năm (1987-1989), lãnh đạo thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ xã lần thứ IV và các Nghị quyết của cấp trên trong bối cảnh tình hình kinh tế thành phố, huyện nói chung và của xã nói riêng tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng dướu sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Duyên Hải (cần giờ), Đảng bộ và nhân dân Long Hòa đã giành được những kết quả đáng khích lệ trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng góp phần cùng huyện từng bước ngăn chặn được suy thoái kinh tế, hạn chế những tiêu cực xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn xã.
1. Về kinh tế: Giá trị tổng sản lượng tăng so với 1985-1986. Trong đó nghề đáy song cầu tăng mạnh nhất và đượcx coi là ngành mũi nhọn của ngư nghiệp.
Trong ngư nghiệp, do có sự đầu tư của ngư dân nên phương tiện đánh bắt thủy sản được tăng lên đáng kể, nghề đánh bắt tômđã mang lại hiệu quả. Để bung ra sản xuất, xã mạnh dạn liên doanh liên kết với huyện, thành phố và các tỉnh bạn như hợp tác xã nuôi trồng thủy sản huyện nhưng do trình độ quản lý kém nên chỉ hoạt động một thời gian rồi phải giải tán. Nhìn chung đời sống của ngư dân vẫn còn nhiều khó khăn .
Trong nông nghiệp, đảng ủy và chính quyền xã đã vận động nông dân chuyển đổi nghề sản xuất và chuyển đổi cây trồng cho thích hợp với đất đai như chuyển trồng lúa và mía sang trồng xoài, nhãn, mãng cầu. Vì thế mà kinh tế vười ở xã phát triển. Tuy nhiên, cũng như các xã khác trong huyện, thời gian này ở Long Hòa cũng xảy ra tình hình tranh chấp về ruộc đất do quá trình thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp.
Trong lâm nghiệp, phần lớn diện tích rừng của xã được thành phố giao cho nông trường quốc doanh hoặc các đơn vị khác quản nên diện tích rừng thực tế của xã rất nhỏ. Vì vậy trong năm 1987-1998, xã không trồng mới được bao nhiêu mà chỉ tập trung vào bảo vệ rừng. Việc hưởng lợi từ rừng của người lao động còn thấp.
Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xã đã tổ chức liên doanh với Trường Kỹ thuật Cao Thắng để phát triển thắp sáng cho nhân dân theo phương thức tự cân đối và tổ chức các cơ sở sửa chữa máy, hàn,tiện, khoan. Mời một số công nhân có tay nghề cao từ Tiền Giang về đóng mới tàu, ghe. Tuy nhiên do chưa được đầu tư nên công nghiệp chế biến thủy sản chưa được phát triển.
Trong phân phối lưu thông, tình hình phân phối lưu thông trên địa bàn xã thời gian này rất phức tạp. Hợp tác xã mua bán của xã tuy đã được củng cố về nhân sự nhưng vẫn không chủ động nắm được nguồn hàng và giá cả. Tư thương vẫn ép giá người sản xuất.
2. Về văn hóa – xã hội và đời sống: Trong những năm này sự nghiệp giáo dục của xã gặp rất nhiều khó khăn vì đội ngũ giáo viên phổ thông do thành phố tăng cường không an tâm công tác muốn xin thành phố trong khi đó đội ngũ giáo viên tại chỗ vừa thiếu lại vừa yếu. Đứng trước tình hình này, một mặt đảng ủy và chính quyền xã tạo mọi điều kiện về vật chất cho họ, mặt khác tích cực kiến nghị với huyện và thành phố phải có chính sách thỏa đáng đối với giáo viên của xã. Với những tác động này đã làm cho đội ngũ giáo viên dần dần được được ổn định hơn.
Năm 1988, để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, được sự giúp đỡ của Phòng Y tế huyện, xã đã giao trụ sở UBND xã để làm “Phòng Khám khu vực Long Hòa”, sự ra đời của “Phòng Khám khu vực Long Hòa” đã góp phần quan trọng vào công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã.
Nhìn chung về đời sống vật chất của người dân Long Hòa trong thời gian này tuy có được cải thiện so với những năm trước đây nhưng vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
3. Về an ninh quốc phòng: Mặc dù thời gian này, tình hình an ninh và trật tự xã hội hết sức phức tạp do các vụ vượt biên trốn ra nước ngoài gây ra. Nhưng xã vẫn giữ vững được sự ổn định về chính trị và quốc phòng luôn được đảm bảo.
4. Về xây dựng hệ thống chính trị: Công tác xây dựng đảng bộ, đảng ủy đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 31/12/1987 và Kế hoạch 08 của Huyện ủy về việc tự phê bình và phê bình đối với đảng viên trong toàn đảng bộ. Do đó, tình hình tư tưởng và năng lực lãnh đạo của đảng viên được nâng lên. Trong nhiệm kỳ IV, đảng bộ đã khai trừ 02 đảng viên vi phạm kỷ luật. Đến trước địa hội đảng bộ xã lần thứ V, đảng bộ có 28 đảng viên.
Đảng ủy đã thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình trong chỉ đạo hoạt động của chính quyền và các đoàn thể quần chúng.
Sau hai năm tổ chức triển khai Nghị quyết đại hội đảng bộ xã lần thứ IV và các Nghị quyết của cấp trên, đảng ủy xã rút ra những bài học kinh nghiệm là:
Ban Chấp hành phải thể hiện được tính năng động của mình, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, biết vận dụng tốt Nghị quyết của cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương và phải có phẩm chất tốt.
Biết tranh thủ ý kiến của các Đ/c cán bộ, đảng viên lớn tuổi đã kinh qua chiến đấu, có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo để làm trụ cột cho việc lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của xã.
*Đại hội đảng bộ xã Long Hòa lần thứ V (nhiệm kỳ 1989-1991).
Tháng 10/1989, đảng bộ Long Hòa tổ chức đại hội lần thứ V, sau khi kiểm điểm sự lãnh đạo của đảng bộ trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ xã lần thứ IV, đại hội đã xác định cơ cấu kinh tế của xã trong những năm 1989-1991 là: “Ngư – nông – diêm nghiệp”, trong đó lấy ngư nghiệp làm ngành kinh tế chủ lực để làm cơ sở thúc đẩy các nghề khác phát triển. Đây là lần đầu tiên trong các kỳ đại hội đảng của xã đã bàn và xác định cơ cấu kinh tế của xã.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành mới gồm 07 Đ/c do Đ/c Phan Văn Thành làm Bí thư đảng ủy.
Sau đại hội đảng bộ xã, ngày 12/5/1989, đảng bộ huyện Duyên Hải (Cần Giờ) đã tổ chức đại hội đại biểu lần thứ V (nhiệm kỳ 1989-1991). Đại hội đã đề ra phương hướng, mục tiêu và nhie65mvu5 của đảng bộ trong những năm 1989-1991 trong đó nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng các ngành nuôi tôm bán công nghiệp và công nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế quốc doanh phát triển các nghề khai thác thủy sản. Bằng chính sách giá cả thỏa đáng để mua được đại bộ phận tôm xuất khẩu của ngư dân”.
Trong đại hội này Đ/c Phan Văn Thành,Bí thư đảng ủy xã được bầu Ban Chấp hành đảng bộ huyện.
Đảng bộ và nhân dân Long Hòa bước vào thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ xã lần thứ V trong bối cảnh tình hình kinh tế của huyện nói riêng và thành phố nói chung vẫn đứng trước những khó khăn thách thức, thêm vào đó cục diện chính trị trên thế giới lại tạo ra sự bất lợi cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Ngày 19/11/1989, dưới sự lãnh đạo của đảng ủy và chính quyền xã, cử tri Long Hòa đã tích cực tham gia bầu cử HĐND xã khóa VI (nhiệm kỳ 1989-1990). Trong cuộc bầu cử này cử tri Long Hòa đã bầu được đủ số đại biểu HĐND xã khóa VI.
Sau bầu cử HĐND xã (khóa VI) đã họp kỳ thứ nhất để bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã. Đ/c Nguyễn Văn Tiến được bầu làm Chủ tịch UBND xã. Các Đ/c Nguyễn Văn Long và Lê Văn Thơm được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã.
Tháng /1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 405/HĐBT đổi tên huyện Duyên Hải thành huyện Cần Giờ gồm 07 xã trong đó xã Long Hòa có diện tích 13.299,40ha, dân số 9.470 người. Đây là một trong những sự kiện lớn của nhân dân Cần Giờ nói chung và nhân dân Long Hòa nói riêng.
Dưới sự lãnh đạo của đảng ủy và chính quyền, sau 02 năm (1989-1991) triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ xã và Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ huyện lần thứ V, tình hình kinh tế - xã hội của Long Hòa bước đầu có sự chuyển động tích cực.
1. Trên lĩnh vực sản xuất:
Về ngư nghiệp: Đứng trước tình hình đánh bắt xa bờ của ngư dân ngày càng giảm sút do ngư cụ xuống cấp và nghề cào te chưa đủ điều kiện làm cào khơi, đảng ủy và chính quyền xã vận động nhân dân chuyển sang phương hướng làm ăn mới là bao đầm nuôi tôm và cua gạch. Hưởng ứng cuộc vận động của đảng ủy và chính quyền xã, từ một vài hộ dần phát triển lên 26 hộ tự bỏ vốn ra làm 695ha ao, hồ và 100ghe lưới để nuôi tôm và cua gạch. Năm 1991, có 50 hộ bỏ ra hàng trăm triệu đồng để nuôi cua gạch, cua y. Với sự chuyển hướng la2ma8n này nhiều hộ đã có cuộc sống ổn định,một số hộ xây dựng lại nhà mới, mua xe gắn máy, radio, cassette.
Về nông nghiệp: Thực hiện chủ trương của đảng ủy và chính quyền, nhân dân trong xã đã tích cực trồng mới được 69ha táo, hơn 10ha xoài, mãng cầu. với hướng phát triển cây ăn quả đã làm cho đời sống các hộ nông dân ổn định hơn trong đó có 15 hộ có đời sống khá giả. Đảng ủy và chính quyền xã đã tích cực đề nghị các ngành chức năng cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sản xuất và thổ cư cho 43 hộ, đề nghị ngân hàng cho 26 hộ vay 30 triệu đồng. Nhìn chung tình hình sản xuất nông gnhie65p của xã trong thời gian này phát triển tốt, đời sống của nông dân được cải thiện.
Về lâm nghiệp: Thời kỳ này công tác giao đất rừng cho từng hộ dân chưa được đảng ủy và chính quyền xã quan ta6mnhie6u2, thường giao khoán cho ngành chức năng hoặc tự phát của nhân dân nên việc quản lý đất, quản lý rừng gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến việc chặt phá rừng bừa bãi lam2tha6t1 thoát tài nguyên cua Nhà nước.
2. Trên lĩnh vực chăm lo đời số nhân dân:
Thông qua việc vận dụng các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước và các Nghị quyết của cấp trên, đảng bộ và chính quyền xã đã có những cố gắng nhất định trong việc tháo gỡ nhựng khó khăn để tạo cho nhân dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống. trong nhiệm kỳ, đảng ủy và chính quyền xã đã giải quyết cho gần 500 lao động có việc làm.
Thực hiện chương trình khuyến nông xã đã giải quyết được 30 triệu đồng cho những hộ nghèo vay vốn để sản xuất.
Vận động được 17 đoàn làm từ thiện từ huyện và thành phố về xã trao tặng thực phẩm, thuốc men trị giá 15 triệu đồng và 20 đoàn khám chữa bệnh cho nhân dân. Hỗ trợ xây 15 nhà tình nghĩa, mở 06 sổ tiết kiệm.
Tuy đã có nhiều cố gắng tháo gỡ khó khăn nha82mna6ng cao đời sống nhưng tình hình đời sống của nhân dân trong xã thời gian này vẫn còn nhiều khó khăn. Toàn xã vẫn còn 156 hộ với 439 lao động chưa có việc làm ổn định. Có 15 hộ cán bộ công nhân viên nhà nước và lực lượng vũ trang khó khăn về nhà ở. Xã còn 646 cháu chưa đến trường, bệnh sốt rét và trẻ em suy dinh dưỡng cũng là những vấn đề đảng bộ và chính quyền quan tâm.
3. Trong công tác xây dựng đảng và lãnh đạo chính quyền:
Về công tác xây dựng đảng: Đảng ủy đã tổ chức cho tất cả đảng viên trong toàn đảng bộ học tập và nghiên cứu các Nghị quyết của Trung ương và đảng bộ thành phố nên tình hình tư tưởng trong nội bộ đều nhất trí cao với đường lối đổi mới của đảng. Lực lượng đảng viên trẻ có sự trưởng thành và hăng hái công tác. Qua phân tích chất lượng đảng viên theo tinh thần Nghị quyết 11 của Thành ủy, có 38% đảng viên đủ tư cách, 5% đảng viên được biểu dương toàn diện, 7,5% đảng viên được biểu dương từng mặt, 20% đảng viên thuộc diện phấu đấu tốt, 26% đảng viên phải xem xét tư cách trong đó xóa tên đưa ra khỏi đảng 04 người. Trong nhiệm kỳ, đảng bộ đã phát triển được đảng viên mới. Đến cuối nhiệm kỳ V,đảng bộ có 40 đảng viên.
Về công tác xây dựng chính quyền: Sau kỳ bầu cử HĐND và UBND xã, các cơ quan này tiếp tục được củng cố.
Vai trò của đại biểu HĐND được nâng cao qua các lần tiếp xúc cử tri và chất vấn các thành viên UBND trong các kỳ họp Hội đồng.
UBND thể hiện tốt vai trò quản lý nhà nước, bước đầu thực hiện tách được chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Từng bước tinh gọn bộ máy hành chính, nếu năm 1988 số cán bộ công nhân viên là 52 người thì đến năm 1991 còn 33 người.
Hoạt động của các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội liên hiệp Phụ nữ cũng được nâng lên cả về phương pháp nội dung hoạt động góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của xã.
Sau 02 năm lãnh đạo thực hiện NGhị quyết đại hội đảng bộ xã lần thứ V và các Nghị quyết của cấp trên, đảng bộ đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Phải thể hiện được vai trò trách nhiệm của đảng ủy, nhất là Đ/c Bí thư, Chủ tịch và sự cộng tác nhiệt tình của tập thể đảng viên, của Ban Chấp hành các đoàn thể, các Đ/c cán bộ chủ chốt.
Sự lãnh đạo của đảng phải xuất phát từ thực tiễn địa phương, trên cơ sở kết hợp các Nghị quyết của cấp trên một cách nhuần nhuyễn nhằm giải quyết tốt công việc nhất là các mặt: sản xuất, đời sống, học hành, trị bệnh và an ninh quốc phòng.
Để xây dựng đảng bộ vững mạnh, đòi hỏi mỗi đảng viên phải giữ được kỷ cương trong đảng. Mỗi đảng viên là mỗi hạt nhân tiêu biểu, gương mẫu trong hành động. Trong nội bộ đảng phải đoàn kết giúp đỡ thương yêu nhau. Thống nhất quan điểm từ trên xuống dưới, phát huy đầy đủ dân chủ trí tiệ công khai trong đảng tránh bè phái, cục bộ làm mất dân chủ.
*Đại hội đảng bộ xã Long Hòa lần thứ VI (nhiệm kỳ 1992-1994).
Ngày 17/01/1992, đảng bộ Long Hòa tổ chức đại hội đảng bộ lần thứ VI (nhiệm kỳ 1992-1994). Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện NGhị quyết đại hội đảng bộ xã lần thứ V và căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảng bộ lần thứ VI, đại hội đã đề ra nhiệm vụ của đảng bộ trong những năm 1992-1994 là: “Xói đói – giảm nghèo – xóa mù chữ - khống chế dịch bệnh”.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành đảng bộ gồm 05 Đ/c do Đ/c Trần Đức Thiện làm Bí thư.
Sau đại hội đảng bộ, đảng ủy và UBND xã đã tổ chức nhiều hội nghị để xây dựng chương trình lãnh đạo thực hiện Nghị quyết của đại hội đảng bộ xã và đại hội đảng bộ huyện.
Ngày 30/4/1994, được sự nhất trí của Mặt trận Tổ quốc huyện và đảng bộ xã, Mặt trận Tổ quốc xã Long Hòa tổ chức đại hội lần thứ V. Trên cơ sở những thành tích đã được trong nhiệm kỳ IV và phương hướng công tác của đại hội Mặt trận Tổ quốc huyện, đại hội đã đề ra phương hướng công tác trong nhiệm kỳ V (1994-1996) là:
Vận động và tập hợp nhân dân tham gia và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất, mở rộng công tác xã hội chăm lo đời sống vật chất và tinh thần trên địa bàn dân cư nhằm thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo – xóa mù chữ phổ cập và phòng chống dịch bệnh.
Tham gia xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh trật tự.
Tăng cường công tác giới.
Đại hội đã bầu ra Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Long Hòa đã thể hiện tốt vai trò của mình trong việc tập hợp và vận động các đoàn thể.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sau 02 năm (1992-1994) nỗ lực thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ xã và Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện, đảng bộ và nhân dân Long Hòa đã đạt được những kết quả nhất định trên các mặt:
1. Về lãnh đạo phát triển sản xuất:
Đối với sản xuất ngư nghiệp: Đứng trướng tình hình suy giảm của nghề đánh bắt hải sản, đáy sông cầu và cào te về sản lượng do thiên tai và nguồn nguyên liệu ngày một cạn kiệt, đảng ủy và chính quyền xã đã vận động ngư dân chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm, cua, nghêu, sò, bằng lồng hay trên bãi biển bãi sông. Sau một thời gian chuyển đổi sang nghề mới đã mang lại thu nhập khá cho ngư dân và giải quyết được việc làm ổn định cho gần 300 con heo.
Đối với sản xuất nông nghiệp: Điểm đáng chú ý trong sản xuất nông nghiệp của xã thời kỳ này là nông dân tích cực tham gia khai hoang phục hóa và phát triển chăn nuôi gia cầm. Có hộ làm đơn xin khai hoang 5ha lên liếp đắp bờ ngăn mặn để trồng trọt cây ăn trái, có hộ nuôi 300 đến 400 con heo.
Tuy nhiên trong thời gian này đã xuất hiện tình hình biến động về đất nông nghiệp nên mặc dù chính quyền xã đã có nhiều cố gắng trong quản lý nhưng đến cuối năm 1994 vẫn có 50% đất nông nghiệp bị chuyển quyền sử dụng dẫn đến tình hình sản xuất nông nghiệp bị sút giảm về diện tích.
Về sản xuất diêm nghiệp: Việc quan tâm lãnh đạo của đảng ủy và chính quyền xã còn thả nổi trong lĩnh vực sản xuất này. Toàn xã có 20 hộ làm nghề sản xuất muối với khoảng 100ha và năng suất 60tấn/ha, nhưng do giá cả bấp bênh nên đời sống của diêm dân chỉ đủ ăn chưa có tích lũy.
Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Điểm đáng ghi nhận của thời kỳ này là nguồn điện sản xuất và thắp sáng cho nhân dân của xã vẫn được duy trì. Tuy nhiên việc phát triển các ngành nghề chế biến thức ăn gia súc từ nguyên liệu hải sản, chế biến muối và cây ăn quả còn chậm.
2. Về lãnh đạo thực hiện các chính sách xã hội:
Trong nhiệm kỳ này, đảng bộ và chính quyền xã đã tranh thủ được sự chi viện của huyện để phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học, trạm xá, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, có công với cách mạng, các hộ nghèo.
Kết quả việc lãnh đạo thực hiện 03 mục tiêu “xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ đẩy lùi dịch bệnh” trong hai năm 1992-1994 là:
Về xóa đói giảm nghèo đã giải quyết cấp vốn cho 220/330 (chiếm 66% số hộ trong diện xóa đói giảm nghèo) với số tiền là 176.300.000đồng. Với số vốn các hộ dân đã đầu tư vào mua sắm phương tiện sản xuất nhờ đó cuộc sống được ổn định hơn. Tuy nhiên trong việc trợ vốn này cũng xuất hiện một số tồn tại là: một vài hộ sử dụng vốn vay sai mục đích và việc thu hồi vốn cũ cũng gặp những khó khăn.
Về xóa mù chữ vả đẩy lùi dịch bệnh, đã huy động được 52% các cháu đến tuổi đi học ra lớp. Công tác xóa mù chữ và phổ cập cấp I được đẩy mạnh. Được sự chi viện của huyện và thành phố, xã đã tổ chức nhiều đợt khám và chữa bệnh cho nhân dân vì thế mà giảm tỷ lệ người dân mắc ký sinh trùng sốt rét từ 38% năm 1990 xuống còn 7%.
3. Về lãnh đạo công tác an ninh quốc phòng: Đảng ủy và chính quyền xã luôn quan tâm đến công tác lãnh đạo trật tự xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn xã như thường xuyên củng cố Ban Chỉ huy Thống nhất, tổ chức triển khai phong trào an ninh trật tự xuống cơ sở ấp, tổ nhân dân nên đã giữ vững được tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn xã.
4. Về công tác lãnh đạo xây dựng đảng bộ, chính quyền và đoàn thể:
Trong công tác xây dựng đảng: Đảng ủy đã tổ chức cho toàn thể đảng viên trong đảng bộ nghiên cứu, học tập các Nghị quyết của cấp trên như Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII, Nghị quyết của đảng bộ thành phố và huyện. thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, xó 32/42 đảng viên của đảng bộ đã tiến hành kiểm điểm. Kết quả có 12 Đ/c đạt loại I, 13 Đ/c đạt loại II, 04 Đ/c đạt loại III và 02 Đ/c đạt loại IV (trong đó xóa tên 01, khai trừ 01, cảnh cáo 03, khiển trách 02 và cách chức 01). Đầu tháng 8/1994, đảng ủy đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc tổ chức đại hội hết nhiệm kỳ và bầu chi ủy mới, đây là dịp để đảng củng cố lại các cấp ủy của các chi bộ trực thuộc.
Trong công tác lãnh đạo xây dựng chính quyền và các đoàn thể quần chúng: Đảng ủy đã có nhiều nhiều cố gắng trong công tác kiện toàn bộ máy chính quyền như sắp xếp cán bộ nên hoạt động của HĐND và UBND đã phát huy được vai trò của mình trong vai trò là đại biểu cao nhất của nhân dân và chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn.
Dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, các đoàn thể như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn đã có nhiều đổi mới về phương thức hoạt động trong việc tập hợp lực lượng và phát động các phong trào hành động cách mạng mang đặc thù của ngành, giới mình.
Sau 02 năm (1992-1994), lãnh đạo thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ lần thứ VI, Ban Chấp hành đảng bộ nhận thấy còn một số thiếu sót sau:
Các Ủy viên ban Chấp hành nhiệm kỳ VI đa số có tuổi đời còn trẻ có năng động với cái mới, nhưng lại thiếu kinh nghiệp, nên chưa hoạt động đồng bộ, có Đ/c phát huy tốt vai trò cá nhân của mình khi được phân công nhiệm vụ nhưng vai trò hạt nhân theo khối chưa phát huy tốt, cơ cấu số ủy viên hợp lý nhưng phát huy hoàn thành nhiệm vụ chưa cao.
Trong lãnh đạo thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội có chú trọng đến phát triển các ngành mũi nhọn, các ngành trọng điểm, đề ra những chính sách đòn bẩy để khuyến khích như chính sách miễn giảm thuế các mô hình sản xuất mới, chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài huyện. Tuy nhiên trong thực hiện còn gặp nhiều trở ngại lúng túng, còn duy ý trí, mong muốn chủ quan, chưa vạch ra kế hoạch, định hướng phát triển dài hơn, chưa có biện pháp tháo gỡ tác động sản xuất phát triển.
Các chính sách xã hội, giải quyết đời sống, phúc lợi xã hội có chú ý nhưng chưa đạt yêu cầu, còn để một bộ phận nhân dân có đời sống khó khăn, chưa giải quyết được một lực lượng lao động không có việc làm, chưa tạo ra đời sống cho cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang được đảm bảo. Trong thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội còn trông chờ ỷ lại ở cấp trên, thiếu năng động đeo bám các chương trình, dự án để đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
Trong công tác xây dựng đảng còn những khuyết điểm như buông lơi lãnh đạo kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thiếu kiểm tra đảng viên thực hiện Nghị quyết, điều lệ đảng, lề lối sinh hoạt, hội họp thiếu nghiêm túc, ácc tổ chức cơ sở đảng (chi bộ) yếu chưa được chấn chỉnh, công tác tự phê bình và phê bình chưa được tổ chức tốt, còn nể nang chưa mạnh dạn đấu tranh xây dựng nội bộ, trong kỷ luật còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ luật vì vậy trong nhiệm kỳ có 05 đảng ủy viên thì 02 Đ/c bị kỷ luật. Chưa xây dựng được kế hoạch đảo tạo đội ngũ kế thừa và không phát triển được đảng viên mới.
Lãnh đạo thực hiện an ninh chính trị giữ vững được ổn định không để xảy ra những vụ việc nghiêm trọng, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động nhưng thiếu uy trì, nội dung hoạt động còn chưa được khắc phục.
Từ thực tiễn lãnh đạo thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 1992-1994, Ban Chấp hành đảng bộ khóa VI rút ra một số kinh nghiệm sau:
Xây dựng Ban Chấp hành đảng bộ thật sự có năng lực lãnh đạo, muốn vậy phải trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, trình độ văn hóa, nhận thức nhanh, xác định đúng phương thức đổi mới của đảng, được sự tín nhiệm trong đảng, quần chúng cốt cán và trong nhân dân.
Mạnh dạn đấu tranh phê và tự phê bình để xây dựng đảng, mỗi đảng ủy viên phải rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, không tham ô, hối lộ và phải gương mẫu trong đời sống hàng ngày.
Chú trọngcông tác đôn đốc, kiểm tra, đề ra các biện pháp thiết thực để tổ chức thực hiệncác Nghị quyết của đảng và chỉ đạo của cấp trên nhất là vai trò quản lý điềuhành của UBND trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Phương Chi
- Long Hòa trong các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ (1961-1973). (24/02/2011)
- Long Hòa từ sau hiệp định Pari đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam 1973-1975. (23/02/2011)
- Chi bộ Đảng Long Thạnh, Đồng hòa, Tân Thạnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong những năm đầu sau giải phóng (4/1975-10/1977). (22/02/2011)
- Phong trào yêu nước của nhân dân Long Hòa trong những năm chưa có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. (24/01/2011)
- Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Long Hòa từ khi có Đảng đến cách mạng tháng tám (1930-1945). (23/01/2011)
- Sự ra đời chi bộ Đảng và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Long Hòa trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). (23/01/2011)
- Vùng đất Long Hòa. (02/01/2011)
- Lịch sử hình thành xã Long Hòa (02/01/2011)
- Đảng bộ Long Hòa tiếp tục lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của đảng và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn (1996-2005). (15/11/2005)
- Đảng bộ Long Hòa tiếp tục lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của đảng và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn (1996-2005). (15/11/2005)